Rủi ro tài chính là gì? Một số rủi ro thường gặp trong đầu tư tài chính

0
Thuật ngữ đầu tư

Trong đầu tư, có một câu nói rất nổi tiếng như sau: “Không có bữa trưa miễn phí, và không có việc đầu tư nào mà không có rủi ro”. Lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận về càng lớn thì cũng đồng nghĩa với việc những rủi ro có thể gặp phải cũng sẽ càng cao. Vậy rủi ro tài chính là gì, khi đầu tư tài chính sẽ gặp phải những rủi ro gì, cách phòng ngừa như thế nào?

Rủi ro tài chính là gì?

Rủi ro tài chính là gì

Rủi ro tài chính (Financial risk) là những rủi ro liên quan đến việc giá tài chính giảm (rủi ro kiệt giá tài chính) và rủi ro của việc thực hiện các quyết định tài chính làm lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến. Rủi ro tài chính có thể phát sinh từ các yếu tố bên ngoài, như: giá tài chính bị giảm do sự biến động của thị trường hoặc các quyết định tài chính bên trong doanh nghiệp phát sinh làm việc kiểm soát dòng tiền cũng như khả năng gánh vác nợ bị ảnh hưởng.

Xem thêm: 6 lối tư duy tài chính để thành công 

Một số rủi ro thường gặp trong đầu tư tài chính

Hiện nay, tình hình tài chính doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi rất nhiều loại rủi ro. Trong đó, có một số loại rủi ro tài chính thường gặp như sau:

Rủi ro thị trường (Market Risk)

Rủi ro thị trường hay còn gọi là rủi ro hệ thống, đây là rủi ro phát sinh từ sự chuyển động giá của công cụ tài chính mà công ty đang kinh doanh trên thị trường. Theo đó, giá trị của các khoản đầu tư sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những thay đổi của nền kinh tế hay báo cáo thu nhập từ các công ty lớn và việc doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu dài hạn, ngắn hạn hay gặp phải rủi ro thị trường.

Bên cạnh đó, rủi ro thị trường còn đề cập đến sự biến động của lãi suất, giá cả thị trường, tỷ giá, giá cổ phiếu,… làm giá trị tài sản của doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến.

Thông thường, những rủi ro thị trường mà các nhà đầu tư phải cả trực tiếp và gián tiếp. Theo đó, có thể hiểu rủi ro thị trường trực tiếp là do sự thay đổi theo hướng bất lợi về giá của một tài sản dẫn đến nguy cơ thua lỗ. Còn rủi ro thị trường gián tiếp là rủi ro do một yếu tố thứ cấp hoặc phụ trợ gây ra (tức là rủi ro ít rõ ràng hơn). Giá cổ phiếu trong thị trường chứng khoán thường bị ảnh hưởng gián tiếp bởi lãi suất, do vậy có thể coi đây là một rủi ro gián tiếp.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là thị trường tài chính theo bị tác động bởi lãi suất theo cả hai chiều trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong khi cổ phiếu chịu sự ảnh hưởng gián tiếp của lãi suất thì trái phiếu và các chứng khoán có thu nhập cố định khác lại chịu tác động trực tiếp. Vì vậy, rủi ro lãi suất sẽ tùy thuộc vào tài sản mà có thể được xem là rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp.

Rủi ro tín dụng (Credit Risk)

Khi một doanh nghiệp không thực hiện được với các bên đối tác về nghĩa vụ tín dụng của mình thì rủi ro tín dụng sẽ phát sinh.

Rủi ro tín dụng (Credit Risk)

Theo đó, rủi ro tín dụng liên quan đến các khía cạnh như:

  • Rủi ro khi tài trợ mua hàng cho khách hàng hoặc cấp tín dụng, tuy nhiên khách hàng lại không có khả năng thanh toán.
  • Rủi ro khi nhận tín dụng từ các nhà cung cấp hay những công ty không thể thanh toán các khoản phải trả đúng hạn. Trong trường hợp này, các nhà cung cấp có thể ngừng cho công ty vay tín dụng hoặc thậm chí có thể ngừng kinh doanh hoàn toàn với công ty.

Có thể hiểu, với các nghĩa vụ tín dụng của mình, doanh nghiệp cần phải tự xử lý bằng cách đảm bảo rằng nó luôn có đủ dòng tiền mặt để thanh toán cho đối tác của mình đối với các hóa đơn phải trả một cách kịp thời. Nếu không đối tác hay nhà cung cấp có thể ngừng cho công ty vay tín dụng hoặc nguy hiểm hơn là ngừng kinh doanh với công ty hoàn toàn.

Xem thêm: Hạn mức rủi ro tín dụng là gì?

Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk)

Rủi ro này bao gồm rủi ro thanh khoản tài sản và thanh khoản nguồn vốn hoạt động. Việc này để cập đến việc khi xuất hiện nhu cầu đột ngột thì doanh nghiệp có dễ dàng chuyển đổi tài sản, nguồn vốn của mình thành tiền mặt không.

Theo đó, doanh thu có thể bị tụt giảm trong những trường hợp bất khả kháng hay sự thay đổi tiêu cực với các yếu tố từ môi trường vĩ mô. Và nếu doanh nghiệp không có đủ tiền mặt để thanh toán các chi phí cần thiết để tiếp tục hoạt động kinh doanh thì sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn.

Đây chính là lý do tại sao trong kinh doanh việc quản lý dòng tiền lại được coi là yếu tố quan trọng để thành công và tại sao khi đánh giá các công ty là đầu tư cổ phần thì các nhà đầu tư và nhà phân tích tài chính lại xem xét các chỉ số như dòng tiền tự do.

Rủi ro lãi suất

Có thể hiểu một cách đơn giản, đây là rủi ro biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với công cụ tài chính có lãi suất, giá trị của giấy tờ có giá, sản phẩm phái sinh lãi suất của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên sổ kinh doanh. Đây là rủi ro phổ biến đối với các ngân hàng bởi số tiền cho vay mà họ nhận được thông qua giấy chứng nhận tài khoản tiền và gửi tiết kiệm.

Cách hạn chế rủi ro khi đầu tư tài chính

Cách hạn chế rủi ro khi đầu tư tài chính

Các nhà đầu tư có thể rút ra bài học cho bản thân khi nắm được rủi ro, từ đó có thể tránh được những tác động đó trong việc tham gia hoạt động giao dịch mua bán cổ phiếu. Điều mà các nhà đầu tư cần làm chính là trang bị cho bản thân nền tảng kiến thức vững vàng và có cái nhìn đa chiều đối với mọi tình huống.

Trong việc đầu tư, các nhà đầu tư luôn phải tuân thủ kỷ luật và theo dõi sát sao diễn biến thị trường cũng như chọn lựa các nguồn thông tin chính xác để có thể đưa ra quyết định và xây dựng một kế hoạch quản trị rủi ro hiệu quả.

Ngoài ra, để được cung cấp những dịch vụ tốt nhất thì nhà đầu tư nên chọn cho mình các công ty chứng khoán uy tín. Bên cạnh đó, khi mới bắt đầu nhà đầu tư cũng nên đầu tư với số tiền nhỏ để thử sức với thị trường.

Xem thêm:

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin về rủi ro tài chính là gì, một số rủi ro thường gặp cũng như cách hạn chế rủi ro khi đầu tư tài chính. Hy vọng bài viết trên đây đã mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích. Để tìm hiểu thêm thuật ngữ đầu tư hãy truy cập ngay website daututietkiem.vn để tìm hiểu thêm thông tin bạn nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC