Vốn từ ngân sách nhà nước là gì?

0
Thuật ngữ đầu tư

Năm 2021, rất nhiều doanh nghiệp chịu tác động lớn của dịch Covid-19. Nhà đầu tư phải nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn khác nhau để duy trì và phát triển trong giai đoạn này. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước không còn là khái niệm mới với đa số các nhà đầu tư. Tuy nhiên để hiểu rõ và chính xác nhất về vốn ngân sách nhà nước thì bài viết này chính là để dành cho bạn. 

Khái niệm ngân sách nhà nước

Khái niệm ngân sách

Khái niệm ngân sách

Theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 thì khái niệm ngân sách nhà nước như sau:

“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”

Trong đó ngân sách nhà nước lại chia ra làm 2 loại:

  • Thứ nhất là ngân sách trung ương. Đây là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
  • Thứ hai là ngân sách địa phương. Đây là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương.

Thu ngân sách nhà nước bao gồm

hu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước

Tại khoản 1 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định thu ngân sách nhà nước bao gồm: “

  1. a) Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
  2. b) Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
  3. c) Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
  4. d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.”

Chi ngân sách nhà nước bao gồm

Chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước

Tại khoản 2 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định chi ngân sách nhà nước bao gồm: “

  1. a) Chi đầu tư phát triển;
  2. b) Chi dự trữ quốc gia;
  3. c) Chi thường xuyên;
  4. d) Chi trả nợ lãi;

đ) Chi viện trợ;

  1. e) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.”

Khi đã nắm chắc được khái niệm ngân sách nhà nước, chúng ta cùng đi tìm hiểu ngay về vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Vốn ngân sách nhà nước là gì?

Vốn ngân sách Nhà nước là tất cả các nguồn vốn được tính dựa trên các khoản thu, chi của Nhà nước, trong đó bao gồm các nguồn từ ngân sách trung ương tới ngân sách địa phương.

Vốn ngân sách Nhà nước

Vốn ngân sách Nhà nước

  • Vốn ngân sách Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm tài chính. 
  • Trong đó nguồn vốn chỉ được bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 
  • Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu từ các khoản thuế, phát hành tiền, lệ phí, phát hành tiền, nhận viện trợ, bán tài sản và đóng góp tự nguyện.

Xem thêm: Kêu gọi vốn đầu tư là gì? Các hình thức kêu gọi vốn đầu tư

Trình tự và thủ tục để thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Những dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế, an ninh, chính trị,.. Chính vì thế nên phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi dự án đó được thực hiện. Cụ thể, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải trải qua quá trình lựa chọn và thẩm định gồm 4 bước.

Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin thẩm định đối với dự án có sử dụng ngân sách nhà nước

Thẩm định

Thẩm định

Ở bước đầu tiên này Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin thẩm định đối với dự án có sử dụng ngân sách nhà nước.

Trong hồ sơ gồm:

  • Tờ trình thẩm định dự án (theo Mẫu số 01 Phụ lục II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ);
  • Hồ sơ dự án có: Hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án; Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi (bao gồm tổng mức đầu tư hoặc dự toán xây dựng công trình); Thiết kế cơ sở bao gồm bản vẽ và thuyết minh.

Hồ sơ năng lực của các nhà thầu: Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập dự án, thiết kế cơ sở; Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có); Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế.

  • Văn bản pháp lý: Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình; Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển hoặc tuyển chọn theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền; Quyết định lựa chọn nhà thầu lập dự án; Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (quy hoạch 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha) được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép quy hoạch của dự án;

Văn bản cho ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy; báo cáo đánh giá tác động môi trường; giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có); Văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không (nếu có); Các văn bản thông tin, số liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị (nếu có); Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).

  • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
  • Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án đến người quyết định đầu tư, đồng thời gửi tới cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hoặc Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hoặc cơ quan chuyên môn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, phê duyệt dự án và quyết định nguồn vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để thực hiện dự án đó

Thẩm định, phê duyệt dự án

Thẩm định, phê duyệt dự án

Khi đã nộp hồ sơ bạn sẽ bước sang bước thứ hai. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, phê duyệt dự án và quyết định nguồn vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để thực hiện dự án đó.

  • Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này (sau đây gọi chung là Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành) chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 đối với các dự án sau đây: Dự án do Thủ tướng Chính phủ giao; dự án nhóm A; các dự án nhóm B, nhóm C (trừ các dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan ở trung ương) quyết định đầu tư; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên;
  • Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 đối với các dự án nhóm B, dự án nhóm C được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh;
  • Sở quản lý xây dựng chuyên ngành trực thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức thẩm định các dự án do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư;
  • Trường hợp cơ quan chủ trì thẩm định dự án là cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc người quyết định đầu tư thì cơ quan này có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình phê duyệt dự án; các trường hợp còn lại do người quyết định đầu tư xem xét, giao cơ quan chuyên môn trực thuộc tổng hợp kết quả thẩm định và trình phê duyệt.

Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện

Ở bước ba về thời gian thực hiện:

  • Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án, phòng chuyên môn thuộc Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo trích lục hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức liên quan về nội dung của dự án. 
  • Thời hạn trả lời của cơ quan, tổ chức có liên quan đến dự án: 15 ngày đối với dự án nhóm B và 10 ngày đối với dự án nhóm C. 
  • Nếu quá thời hạn, các cơ quan, tổ chức liên quan không có văn bản trả lời thì được xem như chấp thuận về nội dung xin ý kiến và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình. 
  • Trong 30 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và 20 ngày đối với dự án nhóm C kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng chuyên môn thẩm định hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở ký Báo cáo kết quả thẩm định chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.

Nhà đầu tư nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật

Nhà đầu tư nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật

Nhà đầu tư nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật

Bước cuối cùng khi nhận kết quả phê duyệt thì nhà đầu tư sẽ nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Trên đây là khái niệm dễ hiểu nhất về vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trình tự và thủ tục để thực hiện dự án đầu tư ngân sách nhà nước. Mong rằng với những chia sẻ của daututietkiem.vn trên đây sẽ giúp bạn đọc quan tâm trang bị được cho bản thân thêm nhiều kiến thức về thuật ngữ đầu tư. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Có thể bạn quan tâm:

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC