Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là gì?

0
Thuật ngữ đầu tư

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là gì?

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (tên gọi tiếng anh: The Basel Committee on Banking Supervision, ký hiệu: BCBS) là một ủy ban quốc tế được thành lập để phát triển các tiêu chuẩn về quy định ngân hàng. 

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng

  • Tính đến năm 2019, BCBS có 45 thành viên của nó bao gồm các ngân hàng trung ương và giám sát ngân hàng từ 28 khu vực pháp lý. Được thành lập mà không có hiệp ước thành lập, BCBS không phải là một tổ chức đa phương. 
  • Thay vào đó, Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng tìm cách cung cấp một diễn đàn trong đó các cơ quan quản lý và giám sát ngân hàng có thể hợp tác để nâng cao chất lượng giám sát ngân hàng trên toàn thế giới và nâng cao hiểu biết về các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực giám sát ngân hàng. 
  • BCBS được thành lập để giải quyết các vấn đề do toàn cầu hóa thị trường tài chính và ngân hàng gây ra trong thời đại mà các quy định về ngân hàng phần lớn vẫn nằm dưới sự quan tâm của các cơ quan quản lý quốc gia. 
  • Về cơ bản, BCBS giúp các cơ quan giám sát thị trường tài chính và ngân hàng quốc gia tiến tới việc tiếp cận thông tin một cách thống nhất để giải quyết các vấn đề pháp lý.

Đặc điểm của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng

Một số đặc điểm của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng bao gồm:

– Về vai trò của BCBS: 

  • BCBS là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu chính cho quy định an toàn của các ngân hàng và cung cấp một diễn đàn hợp tác về các vấn đề giám sát ngân hàng. 
  • Nhiệm vụ của BCBS là tăng cường quy định, giám sát và thực hành của các ngân hàng trên toàn thế giới với mục đích tăng cường sự ổn định tài chính.

– Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào. Các quyết định của BCBS thường không có hiệu lực pháp lý, thay vào đó, BCBS dựa vào các cam kết của các thành viên để đạt được nhiệm vụ của mình.

– BCBS đã phát triển rất nhiều chính sách được gọi là Hiệp định Basel. Những quy định này không có tính ràng buộc và phải được các nhà hoạch định chính sách quốc gia thông qua để có thể thực thi. Nhìn chung chúng đã hình thành cơ sở yêu cầu về vốn của các ngân hàng ở các quốc gia do ủy ban đại diện. Trong đó:

  • Hiệp định Basel đầu tiên (hay còn gọi là Basel I) được hoàn thiện vào năm 1988 và được thực hiện ở các nước G1. Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng dựa trên tài sản có trọng số rủi ro và công bố các yêu cầu vốn tối thiểu được đề xuất để giữ cho các ngân hàng có khả năng thanh toán trong các tình huống rủi ro tài chính có thể xảy ra.
  • Basel I được tiếp nối bởi Basel II vào năm 2004 trong quá trình thực hiện khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 xảy ra.
  • Basel III đã cố gắng sửa chữa những tính toán sai lầm về rủi ro được cho là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng bằng cách yêu cầu các ngân hàng nắm giữ tỷ lệ tài sản cao hơn ở các hình thức thanh khoản và tự tài trợ bằng cách sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn là nợ. 

Các nguyên tắc hoạt động của ủy ban Basel

Nguyên tắc hoạt động

– BCBS tìm cách đạt được nhiệm vụ của mình thông qua các hoạt động sau:

  • Trao đổi thông tin về sự phát triển trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường tài chính, giúp xác định những rủi ro hiện tại hoặc mới nổi đối với hệ thống tài chính toàn cầu
  • Chia sẻ các vấn đề, cách tiếp cận và kỹ thuật giám sát để thúc đẩy hiểu biết chung và cải thiện hợp tác xuyên quốc gia
  • Thiết lập và thúc đẩy các tiêu chuẩn toàn cầu về quy định và giám sát các ngân hàng cũng như các hướng dẫn và thông lệ hợp lý
  • Giải quyết các lỗ hổng về quy định và giám sát gây rủi ro cho sự ổn định tài chính
  • Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn BCBS ở các nước thành viên và đảm bảo việc thực thi các tiêu chuẩn này kịp thời, nhất quán, hiệu quả và góp phần tạo nên một “sân chơi bình đẳng” giữa các ngân hàng hoạt động trên phạm vi quốc tế
  • Tham vấn với các ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát ngân hàng không phải là thành viên của BCBS
  • Phối hợp và hợp tác với các cơ quan xây dựng tiêu chuẩn lĩnh vực tài chính khác và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức liên quan đến việc thúc đẩy ổn định tài chính.

Trách nhiệm thành viên của BCBS

Thành viên của ủy ban Basel bao gồm các tổ chức có quyền giám sát ngân hàng trực tiếp và các ngân hàng trung ương. Sau khi tham khảo ý kiến ​​của ủy ban, chủ tịch của BCBS có thể mời các tổ chức khác trở thành giám sát viên của BCBS. Tư cách thành viên và giám sát viên của BCBS sẽ được xem xét định kỳ.

– Thành viên của BCBS có trách nhiệm sau:

  • Cùng nhau làm việc để đạt được nhiệm vụ của BCBS
  • Thúc đẩy ổn định tài chính
  • Không ngừng nâng cao chất lượng quản lý và giám sát ngân hàng
  • Đóng góp tích cực vào việc xây dựng các tiêu chuẩn của BCBS
  • Thực hiện và áp dụng các tiêu chuẩn BCBS tại các khu vực pháp lý trong nước của họ trong khung thời gian xác định trước do Ủy ban thành lập
  • Tham gia các cuộc đánh giá của BCBS để đánh giá tính nhất quán và hiệu quả của các quy tắc trong nước và thực hành giám sát liên quan đến các tiêu chuẩn BCBS
  • Thúc đẩy lợi ích của sự ổn định tài chính toàn cầu chứ không chỉ lợi ích quốc gia, đồng thời tham gia vào công việc và ra quyết định của BCBS.

– Ủy ban là cơ quan ra quyết định cuối cùng của BCBS với trách nhiệm đảm bảo rằng nhiệm vụ của mình đạt được. Ủy ban thường họp ba lần mỗi năm. Tuy nhiên, Chủ tọa có thể quyết định tổ chức thêm hoặc ít cuộc họp khi cần thiết. Các quyết định của Ủy ban được đưa ra bởi sự nhất trí của các thành viên.

– Chủ tịch chủ trì các cuộc họp của Ủy ban. Tất cả các thành viên BCBS và quan sát viên được quyền cử một đại diện tham dự các cuộc họp của Ủy ban. Đại diện BCBS phải là quan chức cấp cao trong tổ chức của họ.

Nguồn: bis.org

Kết luận 

Trên đây là những thông tin khái niệm cũng như đặc điểm của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn đọc. Chúc bạn

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC