Rủi ro trái phiếu là gì? Khi đầu tư trái phiếu nào là rủi ro nhất?

0
Trái phiếu

Chứng khoán là một thị trường hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, trong đó việc giao dịch mua bán trái phiếu cũng được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường, bởi so với cổ phiếu thì đầu tư trái phiếu có độ rủi ro ít hơn và có khả năng mang lại lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có thể đối mặt với một số rủi ro nhất định khi đầu tư trái phiếu. Vậy rủi ro trái phiếu là gì? Trái phiếu nào rủi ro nhất khi đầu tư? Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Rủi ro trái phiếu là gì?

Rủi ro trái phiếu là gì?

Rủi ro trái phiếu là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản, rủi ro trái phiếu chính là những điều không tốt, sự tổn thất hay mất mát của nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư trái phiếu. Các nhà đầu tư trái phiếu có thể không nhận được lợi nhuận đầu tư hoặc thậm chí là mất vốn,… khi gặp rủi ro.

Đầu tư trái phiếu được đánh giá là độ rủi ro thấp hơn so với các kênh đầu tư khác như cổ phiếu. Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu tối đa khả năng gặp rủi ro thì nhà đầu tư khi tham gia khi đầu tư trái phiếu vẫn cần có kiến thức chuyên sâu, kỹ năng và sự nhạy bén thị trường. 

Khi đầu tư trái phiếu nào là rủi ro nhất?

Có 2 loại trái phiếu phổ biến trên thị trường trái phiếu hiện nay chính là trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Đây là 2 loại trái phiếu này thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đầu tư trái phiếu Chính phủ

Theo giới chuyên môn đáng giá, giữa hai loại trái phiếu, so với trái phiếu doanh nghiệp thì trái phiếu Chính phủ vẫn được đánh giá là an toàn, độ rủi ro ít hơn. Bởi lẽ trái phiếu Chính phủ được phát hành bởi Bộ Tài chính, được bảo lãnh và độ an toàn được đảm bảo cũng như các quy định liên quan trong việc phát hành và chào bán ra thị trường. Nhà đầu tư được hưởng lợi nhuận cố định khi mua trái phiếu Chính phủ và không cần quá lo lắng trong vấn đề pháp lý liên quan.

Theo báo cáo, thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) trong suốt năm 2021 ghi nhận xu hướng giảm của lợi suất tiếp tục chiếm ưu thế, đan xen trong xu hướng giảm chung vẫn xuất hiện những nhịp tăng nhẹ hoặc đi ngang ngắn hạn.

Lợi suất trái phiếu ngắn hạn so với cùng kỳ năm ngoái nhích tăng nhẹ do mặt bằng lãi suất liên ngân hàng trung bình năm nay cao hơn.

Ở thị trường thứ cấp, khối ngoại mua ròng trên thị trường, chủ yếu tại kỳ hạn dưới 5 năm. Đáng chú ý, khối ngoại tập trung mua ròng vào tháng 6.

Mặc dù khối lượng giao dịch của nhà đầu tư ngoại chiếm tỷ trọng khá nhỏ trên thị trường nhưng đây là dấu hiệu tích cực cho thấy nhà đầu tư ngoại đặt niềm tin vững chắc vào tài sản phi rủi ro ở những quốc gia đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô và cùng lúc kiểm soát được dịch bệnh như Việt Nam. 

Sang năm 2022, VCBS Research dự báo khối lượng phát hành trái phiếu không đổi so với năm trước, và không xảy ra tình trạng mất cân đối cung – cầu. Cụ thể, VCBS dự phóng khối lượng phát hành trái phiếu rơi vào khoảng 350 – 370 nghìn tỷ đồng.

Kho bạc Nhà nước sẽ tiếp tục thể hiện khả năng điều tiết nguồn cung hợp lý nhằm tối ưu hóa lợi ích cho Ngân sách Nhà nước trong từng thời kỳ. Bên cạnh đó, khối lượng TPCP đáo hạn giảm mạnh so với năm 2021, góp phần làm giảm áp lực phát hành cơ cấu nợ. Trong khi đó, khối lượng đáo hạn trái phiếu 5 – 6 năm tiếp theo vẫn ở mức khá thấp.

Về xu hướng biến động lợi suất, VCBS cho rằng mặt bằng lợi suất trái phiếu còn dư địa giảm nhưng mức độ giảm và biến động sẽ không lớn. Đan xen trong các nhịp giảm có thể xuất hiện các nhịp tăng ngắn hạn theo các biến động trên thị trường thế giới. Theo đó, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đang tiến tới thu hẹp dần các chương trình nới lỏng, xu hướng tăng giá tài sản sẽ chững lại.

Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng có thể nhích lên 0,2% – 0,5% (cao hơn bình quân các năm 2020-2021) trong bối cảnh nguồn lực tập trung nhiều hơn vào các hoạt động tín dụng phục vụ nền kinh tế. Việt Nam vẫn duy trì sức hút với dòng tiền đầu tư nước ngoài, tạo ra nguồn thanh khoản dồi dào cho hệ thống ngân hàng.

Chứng khoán VCBS dự báo lợi suất đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm sẽ dao động trong khoảng 2 – 2,5%. Bên cạnh đó, các kỳ hạn thanh khoản cao nhất sẽ là 7 năm – 10 năm và sẽ chuyển dần lên các kỳ hạn cao hơn do lợi suất tốt hơn so với chi phí vốn.

Tuy nhiên, các sự kiện bất ngờ như lạm phát có thể tăng đột ngột ngoài tầm kiểm soát hay thị trường thế giới trải qua những biến động mạnh, tạo ra những rủi ro mang tính hệ thống trên toàn cầu xuất hiện trên thị trường khiến nhà điều hành thắt chặt thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Trên thị trường hiện nay, so với trái phiếu Chính phủ trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn khá hiệu quả và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Đây cũng là kênh đầu tư đầu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vì lãi suất cao và có thể thu về lợi nhuận lớn.

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Từ năm 2005, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu phát triển, tuy nhiên chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé trên thị trường Việt Nam. Từ năm 2016 trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển tương đối nhanh.

Theo báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp do Công ty Chứng khoán Sài Gòn SSI Reasearch công bố cho thấy, trong quý 2/2021 lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã tăng vọt với 164 nghìn tỷ đồng, gấp 3,66 lần lượng phát hành trong quý 1/2021 và so với cùng kỳ năm 2020 tăng 28,7%.

Trong quý 2/2021, các ngân hàng thương mại dẫn đầu về lượng phát hành với tổng cộng 67 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 41% và chiếm 41% tổng lượng phát hành trong quý. Theo công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Việt Nam phát hành hơn 200 nghìn tỷ trái phiếu doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, thị trường phát triển nhanh nhưng không ổn định. 

Chia sẻ trên báo Công an nhân dân, theo khuyến nghị và nhấn mạnh của các nhà tư vấn đến từ SSI về rủi ro với trái phiếu doanh nghiệp đang tăng lên khi môi trường lãi suất thấp.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực – thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia chia sẻ, theo số liệu thống kê cho thấy rủi ro với trái phiếu doanh nghiệp đang tăng lên dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp có các tín hiệu tích cực. Theo ông, loại trừ các trái phiếu ngân hàng và định chế tài chính, trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp hầu hết đều không có tài sản bảo đảm. Cụ thể, có tới 28% lượng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành nhưng không có tài sản bảo đảm trong 6 tháng đầu năm 2021. Điều này sẽ khiến cho các nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phải đối mặt với những rủi ro lớn.

Còn theo TS Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính cho rằng, rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thể hiện ở việc trái phiếu có lãi suất bị đẩy lên rất cao hay có nhiều trái phiếu do các công ty BĐS phát hành và không có tài sản bảo đảm.

Khi mua trái phiếu doanh nghiệp, các nhà đầu tư cá nhân không biết từ các đợt phát hành số tiền huy động được có sử dụng đúng mục đích hay không và họ không nắm bắt được khả năng trả nợ của nhà phát hành bởi họ có rất ít khả năng để phân tích các chỉ tiêu tài chính. Bởi vậy rủi ro sẽ rất cao, đặc biệt là các trái phiếu của công ty BĐS. 

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đưa ra những cảnh báo về rủi ro khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, theo đó những trái phiếu có lãi suất cao thường đi kèm với rủi ro cao, do đó trước khi quyết định mua trái phiếu nhà đầu tư cần hết sức thận trọng và đánh giá kỹ về các rủi ro.

Còn theo chia sẻ của đại diện Bộ Tài chính cho rằng, nhà đầu tư cần phân biệt rõ phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ khi mua trái phiếu. Theo đó, chỉ những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới có thể mua và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.

Do đó Bộ Tài chính cho rằng, khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nhà đầu tư cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu/tổ chức môi giới cung cấp đầy đủ các thông tin gồm:

  • Trái phiếu được phát hành bởi doanh nghiệp nào và được phát hành nhằm mục đích gì 
  • Trái phiếu doanh nghiệp có tài sản đảm bảo hay không
  • Các cam kết đối với trái phiếu của doanh nghiệp phát hành
  • Trái phiếu có kỳ hạn phát hành bao lâu và phương thức trả nợ gốc, lãi thế nào
  • Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có tình hình tài chính ra sao
  • Quy trình, hồ sơ về xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với các nhà đầu tư cá nhân theo quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn khi đầu tư trái phiếu Bộ Tài chính khuyến cáo nhà đầu tư cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành cũng như các điều kiện, điều khoản của trái phiếu thì không mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ (công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại).
  • Các tổ chức cung cấp dịch vụ (công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại) chỉ là đơn vị phân phối và nhận được phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành, nếu rủi ro xảy ra họ sẽ không phải chịu ràng buộc trách nhiệm nào về việc khi đến hạn doanh nghiệp có hoàn trả cho nhà đầu tư được gốc, lãi trái phiếu hay không. Do đó, rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành.

Xem thêm: Rủi ro tài chính là gì?

Kết luận

Trên đây là các thông tin về rủi ro trái phiếu là gì cũng như khi đầu tư trái phiếu nào là rủi ro nhất. Có thể thấy, so với trái phiếu chính phủ thì đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Do đó, nhà đầu tư cần có sự sáng suốt, nắm rõ các kiến thức về trái phiếu cũng như nhạy bén thị trường để có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn và mang về lợi nhuận tốt nhất. 

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC