Đầu tư ủy thác là gì? Rủi ro đầu tư ủy thác lừa đảo ra sao?

0
Thuật ngữ đầu tư

Đầu tư ủy thác là gì? 

Đầu tư ủy thác là gì

Đầu tư ủy thác là gì?

Ủy thác đầu tư trong tiếng anh là Investment trust.

Ủy thác đầu tư tên tiếng Anh là Investment Trust. Ủy thác được hiểu là việc bên thuê tổ chức, cá nhân khác thay mặt mình làm việc theo yêu cầu của mình. Đối với các ngân hàng thương mại, dịch vụ ủy thác sẽ bao gồm thực hiện ủy thác và nhận ủy thác. Ủy thác đầu tư là việc mà chủ thể được niêm yết công khai nhận ủy thác, thay mặt cho các nhà đầu tư của mình hoặc các tổ chức cá nhân khác để đầu tư vào một dự án nào đó, các tổ chức tài chính sẽ chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát chủ thể ủy thác đầu tư. 

Xem thêm: Hợp đồng ủy thác đầu tư 

Các hình thức nhận ủy thác 

Ủy thác đầu tư có các hình thức sau đây:

+ Nhận ủy thác đầu tư có chia sẻ rủi ro cao;

+ Nhận ủy thác đầu tư không chia sẻ rủi ro;

+ Nhận ủy thác đầu tư với lợi tức cố định.

Ưu nhược điểm của đầu tư ủy thác

Ưu điểm

Về ưu điểm của ủy thác đầu tư

– Việc ủy thác đầu tư sẽ cho phép nhà đầu tư ủy thác vốn của mình vào nhiều ngành nghề khác nhau trong mục đầu tư 

– Ủy thác đầu tư sẽ phù hợp với các nhà đầu tư đang tìm kiếm nhiều ngành nghề trong danh mục đầu tư dựa theo các hình thức đầu tư đa dạng

– Phù hợp với các nhà đầu tư đang tìm kiếm những lựa chọn đầu tư dài hạn có rủi ro thấp

– Chủ thể ủy thác sẽ tiến hành về lợi nhuận khi hoạt động đầu tư có lãi và nhà đầu tư có thể kiếm được đều từ các khoản đầu tư của mình 

Nhược điểm 

Về nhược điểm của ủy thác đầu tư

– Để thu được một lượng lợi nhuận đáng kể từ khoản đầu tư sẽ đòi hỏi một khoảng thời gian đáng kể 

– Hoàn toàn phụ thuộc theo thị trường và có thể dẫn đến việc thua lỗ khi đầu tư

– Bên cạnh đó hoạt động này còn phụ thuộc vào nhiều các quyết định của chủ thể nhận ủy thác, thế nên nhà đầu tư không có quyền kiểm soát nào khác ngoài việc thoát khỏi khoản đầu tư hoàn toàn 

– Lợi nhuận từ ủy thác sẽ phải chịu thuế vậy nên có thể làm giảm lợi nhuận thực tế thu được từ các khoản đầu tư

Hoạt động ủy thác đầu tư đã có ở Việt Nam từ lâu nhưng pháp luật Việt Nam còn thiếu những quy định chặt chẽ dẫn đến việc quản lý các hoạt động này còn lỏng lẻo. Nhà đầu tư phải xem xét các yếu tố thị trường, chủ thể nhận ủy thác, thời điểm tiến hành ủy thác, lãi suất nhận được từ lợi nhuận của các ủy thác,…

Rủi ro đầu tư ủy thác lừa đảo 

Như đã đề cập ở trên, theo Đạo luật Thương mại liên quan đến việc mua bán hành hoá. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có khung pháp lý cho quan hệ ủy thác nói chung và ủy thác đầu tư nói riêng. 

Thực tế hiện nay, khi ủy thác đầu tư, bên giao vốn được gọi là bên phụ thuộc và bên nhận tiền gốc được gọi là bên nhận ủy thác. Nội dung cơ bản của thỏa thuận ủy thác đầu tư là bên nhận ủy thác sẽ nhân danh bản thân mình thực hiện các hoạt động đầu tư và nhận khoản phí ủy thác, bên ủy thác phải trả phí và chịu mọi rủi ro về kết quả thực hiện hoạt động đầu tư.

Thông thường, các bên tự ký các điều khoản trong hợp đồng do bên nhận ủy thác soạn, có lợi cho bên này. Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thì sẽ dựa trên căn cứ các quy định của hợp đồng của hợp đồng và áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết. Thế nên bên ủy thác sẽ gặp bất lợi và thiệt thòi vì pháp luật không có các quy định bảo vệ họ trong các quan hệ này.

Cần lưu ý, ủy thác đầu tư (giao vốn đầu tư) thuộc hoạt động thương mại có điều kiện và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Theo quy định hiện nay thì chỉ có các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, quỹ tương hỗ, công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ là những định chế tài chính trung gian được nhận ủy thác vốn của tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư.

Là nhà đầu tư ủy thác (giao vốn đầu tư), bạn cần xác minh tư cách pháp nhân của công ty, xác minh ngành nghề đăng ký kinh doanh, vốn đăng ký, năng lực, hoạt động kinh doanh trước khi quyết định ủy thác đầu tư, bạn cần hiểu rằng đầu tư luôn phải sinh lời và không dễ đạt được mức sinh lời như trong quy định hợp đồng. Với mức sinh lời khủng 3%/tháng (tương đương 36% năm). 

Ngoài ra bạn có nguy cơ mất vốn, trở thành chủ nợ trong trường hợp bên nhận ủy thác phá sản. Chưa kể việc các trường hợp bên nhận ủy thác có hành vi chiếm dụng vốn, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm. 

Cải thiện tính pháp lý tránh lừa đảo ủy thác đầu tư

Theo phân tích của một số chuyên gia pháp lý, hành lang pháp lý hiện nay đối với việc quản lý hoạt động huy động vốn đầu tư của các công ty tư vấn đầu tư tài chính còn nhiều kẽ hở. Việc phê duyệt quá dễ dàng, những điều không rõ ràng trong danh mục đầu tư, tài sản hoặc các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng ủy thác không được kiểm soát chặt chẽ. Điều này khiến các cố vấn đầu tư của doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các vụ lừa đảo, thâu tóm vốn và mua lại tài sản. 

Luật sư Vương Công Đức (Công ty TNHH Tư vấn Đức & Partners) cho biết, quy định hiện hành chỉ áp dụng đối với các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, quỹ tương hỗ, công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ, đây là những tổ chức tài chính trung gian được phép nhận vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những doanh nghiệp tiến hành nhận ủy thác đầu tư khi chưa đáp ứng các điều kiện hoặc không được tổ chức và hoạt động theo những mô hình nêu trên.

Việc nhận biết các công ty lừa đảo thường sẽ biểu hiện ở 3 yếu tố sau: 

Thứ nhất, không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm. 

Thứ hai, tỷ suất lợi nhuận cao hơn bất thường. 

Thứ ba, công ty nhận tiền đầu tư từ những người tham gia, nhưng không cung cấp bất kỳ hóa đơn hay biên lai nào đã đăng ký với cơ quan thuế. Vì vậy, khi quyết định đầu tư vào các công ty dạng này, mọi người nên yêu cầu các công ty cung cấp đầy đủ hồ sơ và làm rõ các chỉ tiêu kinh doanh.

Ở mức độ an toàn hơn, LS.Trần Minh Hải, Công ty Luật Basico cho rằng, trong bối cảnh khung pháp lý về quan hệ ủy thác nói chung và ủy thác đầu tư nói riêng chưa hoàn thiện. Thông thường các bên ký kết hợp đồng do bên nhận ủy thác soạn sẵn.  Nếu phát sinh tranh chấp sẽ được giải quyết theo các điều khoản của hợp đồng. Trong trường hợp bên nhận ủy thác không thu hồi được tiền thì có thể khởi kiện ra tòa. Lúc này, có thể yêu cầu tòa phong tỏa tài sản của công ty sau đó xác định trách nhiệm và trả lại tiền cho bên ủy thác. Tuy nhiên, nếu công ty đã mất khả năng thanh toán thì khả năng mất trắng của người ủy thác là hoàn toàn có thể xảy ra.“Vì vậy, trong tình hình hiện nay việc đưa tiền cho các công ty nhận ủy thác là không nên. Bởi trong bất cứ trường hợp đổ bể nào, người dân bỏ tiền ủy thác đầu tư cũng sẽ là bên chịu thiệt vì “nắm dao đằng lưỡi”, ông Hải nói.

Ở góc độ thị trường, luật sư Công ty Luật Thái An cho rằng, xu hướng đầu tư vào các loại tiền kỹ thuật số hiện nay đang trở nên sôi động .Số lượng người tham gia đầu cơ trên các sàn giao dịch tiền ảo ngày càng nhiều và hiện đã lên tới hàng triệu tài khoản. Trong khi đó, các công ty mở sàn giao dịch tiền ảo thường không có tài sản đáng kể. Một khi xảy ra vỡ nợ, nhà đầu tư hầu như không thể lấy lại vốn, kể cả khi ra tòa. Vì vậy, hiện nay, bên cạnh việc khẩn trương hoàn thiện quy định về hình thức ủy thác đầu tư nhằm hạn chế tối đa những vụ đổ bể tương tự. 

Xem thêm: Đầu tư ủy thác có an toàn không? 

Bài viết trên đây được tổng hợp và biên soạn bởi biên tập viên trên trang daututietkiem.vn. Hy vọng qua những nội dung trên đây bạn đọc có thể nắm được việc rủi ro trong ủy thác đầu tư cũng như trang bị được thêm cho bản thân những kiến thức về thuật ngữ đầu tư

Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc đầu tư tài chính, vui lòng để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé. 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC