Quy định về kế hoạch đầu tư công trung hạn ở Việt Nam năm 2021 – 2025

0
Đầu tưThuật ngữ đầu tư

Quy định về kế hoạch đầu tư công

Quy định về kế hoạch đầu tư công ở nước ta trong giai đoạn 2021-2025

Quy định về kế hoạch đầu tư công ở nước ta trong giai đoạn 2021-2025

Căn cứ dựa trên Luật đầu tư công 2019 quy định thì đầu tư công như sau: 

– Dự án đầu tư công là một dự án sử dụng toàn bộ hay một phần vốn đầu tư công. 

– Dự án đầu tư công khẩn cấp là dự án đầu tư công nhằm kịp thời phòng chống và khắc phục những hậu quả thiên tai, dịch bệnh, với nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo quốc phòng an ninh, đối ngoại theo quyết định của các cấp có thẩm quyền. 

– Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình dự án và các đối tượng đầu tư công khác theo quy định của luật này. 

– Hoạt đồng đầu tư công gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định các chương trình dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.

– Kế hoạch đầu tư công là những mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công, cùng với đó công bố dự án đầu tư công, cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện.

Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

Tại Điều 48 Luật đầu tư công 2019 có nêu về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm quy định như sau:

– Phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.

– Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.

– Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ.

– Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.

– Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

– Kế hoạch đầu tư công hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt.

Triển khai kế hoạch đầu tư công

Theo điều 66, việc triển khai kế hoạch đầu tư công được quy định như sau: 

  1. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, cơ quan đơn vị sử dụng vốn đầu tư công có trách nhiệm:

a, Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư không đúng mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền quyết định. 

b, Triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ và kế hoạch vốn đã được cấp có thẩm quyền quyết định

c, Lập kế hoạch và tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc dự án được thiết lập vốn theo kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định. 

d, Tổ chức nhiệm vụ thu và thành toán, giải ngân theo đúng hợp đồng đối với gói thầu đã hoàn thành và bàn giao khi đưa vào sử dụng.

đ, Cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 của Luật đầu tư công 2019

e, Bảo đảm phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án và thực hiện theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, mọi chương trình đã được phê duyệt và theo kế hoạch vốn đã được bố trí. 

g, Tiến hành theo dõi, kiểm tra, đánh giá và thực hiện kế hoạch đầu tư công. 

  1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  2. Bộ tài chính sẽ đảm bảo thanh toán đủ vốn ngân sách trung ương theo như kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền chỉ thị. 
  3. Chỉ phủ quy định chi tiết việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công 

Vậy nên việc triển khai kế hoạch đầu tư công được thực hiện theo quy định và trách nhiệm của các Bộ, các cơ quan trung ương và địa phương, các cấp ủy. cấp xã, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công, mọi trách nhiệm của Bộ kế hoạch đầu tư và Bộ tài chính và lưu ý các quy định của Chính phủ quy định chi tiết về việc triển khai thực hiện đầu tư công như đã nêu ở các điều khoản trên. Cùng với đó việc triển khai phải được thực hiện dựa theo quy định của pháp luật.   

Phân loại kế hoạch đầu tư công

– Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương bao gồm việc đầu tư theo ngành, lĩnh vực của bộ, của các cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan, tổ chức khác và các chương trình đầu tư công sử dụng vốn ngân sách trung ương cho bộ, ngành và địa phương

– Kế hoạch đầu tư vốn cân đối ngân sách địa phương 

– Kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào việc cân đối ngân sách nhà nước

 – Kế hoạch đầu tư vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ

– Kế hoạch đầu tư vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

– Kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư

– Kế hoạch đầu tư vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài 

Kế hoạch đầu tư công trung hạn nước ta giai đoạn 2021 – 2025

Việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước, bám sát kế hoạch trình đại hội đảng bộ các cấp về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 (bao gồm các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu chủ yếu liên quan đến tài chính, ngân sách và đầu tư), tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020.

1. Mục tiêu và định hướng đầu tư giai đoạn năm 2021 – 2025

Mục tiêu đầu tư công giai đoạn 2021-2025: thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế, đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu, đáp ứng nhu cầu của công chúng, thực hiện các mục tiêu 10 chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 và 2025. Trong vốn đầu tư công tập trung bố trí vốn để hoàn thành dự án cùng với đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, các công trình trọng điểm có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, kết nối phổ biến các nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước giữa các vùng cho vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ, và các vùng khó khăn khác. Không bố trí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư.  Quán triệt mọi nguyên tắc ưu tiên bố trí và sử dụng vốn ngân sách nhà nước làm vốn cốt lõi để tận dụng tối đa các nguồn vốn từ các thành phần khác của nền kinh tế. Tạo bước tiến để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước theo hình thức đối tác công để tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội quan trọng, nhất là đối với các dự án có phạm vi ảnh hưởng gián tiếp trên diện rộng và tác động lớn đến kinh tế. Các dự án hạ tầng phục vụ cộng đồng dân sinh trong lĩnh vực y tế, giáo dục … 

2. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025

a, Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn nhằm mục đích thực hiện, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 của tỉnh và các quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, các quy hoạch, ngành, lĩnh vực được phê duyệt.

b, Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của nhiều thành phần kinh tế khác, ưu tiên an toàn công nợ. 

c, Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 do cấp có thẩm quyền quyết định.

d, Dựa trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn trong giai đoạn năm 2016 – 2020 để xác định nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng sẽ thực hiện trong giai đoạn năm 2021 – 2025, sao cho phù hợp với các mục tiêu phân bổ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025, chủ động sắp xếp theo thứ tự các nhiệm vụ ưu tiên, mọi chương trình dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025; tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội; hoàn trả các khoản vốn ngân sách nhà nước ứng trước kế hoạch; các khoản vốn vay của ngân sách địa phương.

đ) Không bố trí vốn cho chương trình, dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư công.

  1. e) Bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư từ kế hoạch năm 2020 và kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 để tổ chức lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư khởi công mới giai đoạn 2021 – 2025, vốn để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
  2. g) Bố trí vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 để thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015.
  3. h) Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng trong lập kế hoạch đầu tư công trung hạn.
  4. i) Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư.

3. Rà soát danh mục dự án đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 – 2025

Các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố và doanh nghiệp nhà nước các tỉnh quản lý trên địa bàn tổ chức rà soát đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 và lập danh mục các hạng mục dự án sẽ đầu tư theo từng nguồn vốn, theo đó các dự án được chia ra như sau: 

(i) danh mục các dự án dự kiến ​​hoàn thành trong năm 2016 – 2020 nhưng chưa được cấp đủ vốn

(ii) Danh mục dự án sẽ được chuyển sang để hoàn thành sau năm 2020

(iii) Danh mục các dự án đã được giao kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 nhưng chưa được giao kế hoạch đầu tư công hàng năm 

(iv) Danh mục các dự án sử dụng vốn nước ngoài đã ký hiệp định nhưng chưa có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

4. Rà soát số vốn nợ đọng xây dựng cơ bản và số vốn ứng trước

Các Sở, ban, ngành và huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp nhà nước tỉnh quản lý trên địa bàn tổng hợp, rà soát số vốn nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 nhưng chưa được tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 (nếu còn), số vốn ứng trước đến hết kế hoạch năm 2015 còn lại phải thu hồi trong giai đoạn 2021 – 2025, số vốn ứng trước phát sinh trong giai đoạn 2016 – 2020 nhưng chưa bố trí kế hoạch vốn để thu hồi (nếu có).

5. Lập danh mục và bố trí vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 cho các dự án đầu tư công

Dựa theo các nguyên tắc, mục tiêu, định hướng đầu tư công trong giai đoạn 2021 – 2025, quy định tại khoản 1 và 2 của Mục II, các Sở, ban, ngành và huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp nhà nước tỉnh quản lý trên địa bàn lựa chọn danh mục và bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn của từng nguồn vốn trong từng ngành, lĩnh vực, chương trình theo thứ tự ưu tiên như sau:

  1. a) Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn
  2. b) Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
  3. c) Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư
  4. d) Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt

đ) Dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch

  1. e) Vốn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch
  2. f) Vốn chuẩn bị đầu tư (bao gồm cả chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án và chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án)
  3. g) Dự án khởi công mới phải đáp ứng điều kiện sau:

– Chương trình, dự án cần thiết, có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch theo quy định.

– Sau khi đã bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định (nếu còn).

– Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành chương trình, dự án theo tiến độ đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Xem thêm: Phương pháp giải ngân vốn đầu tư công

 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC