Giao dịch cổ phiếu T+ là gì? Quy định về giao dịch T+

0
Cổ phiếu

Giao dịch cổ phiếu T+ là gì? 

Giao dịch cổ phiếu T+ là gì

Giao dịch cổ phiếu T+ là gì

Khi giao dịch cổ phiếu hay chứng khoán, bạn tiến hành đặt lệnh mua/bán thành công một mã cổ phiếu thì ngày giao dịch đó được gọi là giao dịch T+0. Từ ngày làm việc tiếp theo của thị trường chứng khoán, ngoại trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước thì được gọi là T+1. Và tiếp đến sẽ là ngày T+2, T+3. 

Như vậy theo quy định Nhà đầu tư mua cổ phiếu xong trong ngày T+0 sẽ phải đợi đến cuối ngày (16h30) sau 2 ngày làm việc T+2 thì cổ phiếu bạn mới mua mới chuyển về tài khoản chứng khoán của bạn. Và tương tự với thời điểm bán cổ phiếu, bạn sẽ đợi đến ngày làm việc tiếp theo (T+3) mới được giao dịch bán. 

Xem thêm: Mua cổ phiếu bao lâu thì về tài khoản?

Đặc điểm của T+1, T+2, T+3

Giao dịch T+1, T+2, T+3 là việc thanh toán cổ phiếu sau ngày giao dịch T+0 1,2,3 ngày. Theo đó: 

– T+1: Nếu giao dịch xảy ra vào thứ hai, việc thanh toán phải diễn ra vào thứ ba. 

– T+2: Nếu giao dịch diễn ra vào thứ ba, việc thanh toán phải diễn ra vào thứ tư

– T+3: Một giao dịch xảy ra vào thứ hai thì phải được thanh toán vào thứ năm (nếu không có ngày nghỉ lễ nào xảy ra giữa những ngày này)

Cụ thể về việc giao dịch cổ phiếu T+

Cụ thể về việc giao dịch cổ phiếu T+

Quy định về giao dịch cổ phiếu T+

Theo thông tư 120/2020/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán sẽ có hiệu lực. Trong đó nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất của các nhà đầu tư chính là giao dịch T+.  

Theo đó cho phép nhà đầu tư giao dịch chứng khoán trong ngày (giao dịch T+0). Cụ thể, khoản 1 Điều 10 Thông tư 120 quy định rõ: “Nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch trong ngày sau khi đã ký hợp đồng giao dịch trong ngày với công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán. Hợp đồng giao dịch trong ngày phải có điều khoản cho phép công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch vay, giao dịch mua bắt buộc để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao theo quy định pháp luật bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán. Hợp đồng giao dịch trong ngày phải nêu rõ các rủi ro phát sinh, thiệt hại và chi phí phát sinh mà nhà đầu tư phải thanh toán”.

Hoạt động giao dịch chứng khoán trong ngày phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 thông tư này như sau:

a) Tại mỗi công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư chỉ được mở 01 tài khoản giao dịch trong ngày. Tài khoản giao dịch trong ngày là tài khoản riêng biệt hoặc được quản lý riêng biệt hoặc được hạch toán dưới hình thức tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán hiện có của nhà đầu tư. Công ty chứng khoán phải hạch toán tách biệt tài khoản giao dịch trong ngày với tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường và tài khoản giao dịch ký quỹ (nếu có) của từng nhà đầu tư;

b) Nhà đầu tư thực hiện các giao dịch trong ngày phải tuân thủ quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này, không được thực hiện các giao dịch trong ngày đối với giao dịch chứng khoán lô lẻ và giao dịch thỏa thuận;

c) Công ty chứng khoán có quyền lựa chọn mã chứng khoán có trong danh sách chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch được phép giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán để thực hiện giao dịch trong ngày cho nhà đầu tư. Danh sách các chứng khoán được giao dịch trong ngày phải được công ty chứng khoán công khai trên trang thông tin điện tử của công ty chứng khoán;

d) Nhà đầu tư có trách nhiệm đặt các lệnh giao dịch, bảo đảm tổng số chứng khoán trên các lệnh bán phải bằng với tổng số chứng khoán cùng mã trên các lệnh mua trong cùng ngày giao dịch và ngược lại. Trường hợp tổng số chứng khoán của các lệnh bán đã thực hiện nhiều hơn tổng số chứng khoán của các lệnh mua đã thực hiện hoặc ngược lại thì công ty chứng khoán có trách nhiệm thanh toán thay cho nhà đầu tư số tiền hoặc chứng khoán thiếu hụt tại ngày thanh toán;

đ) Công ty chứng khoán phải từ chối thực hiện lệnh giao dịch trong ngày của nhà đầu tư khi không thể bảo đảm có đủ tiền để thanh toán và chứng khoán để chuyển giao tại ngày thanh toán;

e) Nhà đầu tư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thanh toán cho công ty chứng khoán mọi chi phí phát sinh liên quan tới hoạt động mua bắt buộc, vay chứng khoán, vay tiền để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp không có đủ tiền để thanh toán, không có đủ chứng khoán để chuyển giao tại ngày thanh toán theo quy định tại hợp đồng giao dịch trong ngày đã ký với công ty chứng khoán và pháp luật liên quan;

g) Công ty chứng khoán có quyền yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ tiền hoặc chứng khoán trước khi cho phép nhà đầu tư thực hiện giao dịch trong ngày;

h) Trong một ngày giao dịch, tổng giá trị giao dịch trong ngày (xác định trên tổng giá trị mua và giá trị bán đã thực hiện) tại mỗi công ty chứng khoán không được vượt quá một tỷ lệ theo quy định so với vốn chủ sở hữu của công ty. Khối lượng chứng khoán được giao dịch trong ngày tại mỗi công ty chứng khoán không được vượt quá một tỷ lệ theo quy định so với khối lượng chứng khoán đang lưu hành. Các tỷ lệ này thực hiện theo quy chế của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước”.

Xem thêm: Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? 

Ngoài ra, Khoản 3 Điều 10 Thông tư 120 cũng quy định rõ, hoạt động giao dịch trong ngày không được thực hiện trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc, trước ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền cho cổ đông gắn với mã chứng khoán được giao dịch trong ngày. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có quyền yêu cầu tạm ngừng các hoạt động giao dịch trong ngày trong trường hợp cần thiết để thị trường được đảm bảo ổn định. Tùy vào tình hình thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai hoạt động giao dịch trong ngày, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quy chế hướng dẫn giao dịch trong ngày.

Có được mua bán cổ phiếu trong ngày không? 

Nhà đầu tư được phép mua bán cổ phiếu, chứng khoán trong ngày được cụ thể trong thông tư 203 của bộ tài chính như sau: Đối với những cổ phiếu mà đã mua trên hệ thống và đang trong quá trình chuyển quyền sở hữu, nhà đầu tư được phép bán số cổ phiếu đó trong ngày (T+0) với điều kiện là số cổ phiếu đó nằm trong phiên khớp lệnh liên tục, và số cổ phiếu bán phải bằng số mua trong cùng ngày giao dịch và ngược lại.

Điều này đã đem lại tác động tích cực đến ngành chứng khoán bởi tính thanh khoản cao, nhà đầu tư có ít vốn vẫn có thể giao dịch được nhiều. Thế nhưng nhà đầu tư cũng nên chú ý đến phương pháp giao dịch trên hệ thống bởi vì đôi khi sẽ xảy ra nhiều rủi ro về hệ thống, cũng như tính luật pháp chưa chặt chẽ trong việc giao dịch. Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn, nếu bạn nào có thắc mắc về đầu tư cổ phiếu hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé

Xem thêm:

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC