Định giá cổ phiếu theo phương thức P/B

0
Cổ phiếu

Định giá cổ phiếu theo P/B là gì?

Định giá cổ phiếu theo phương thức PB

Định giá cổ phiếu theo phương thức P/B

 

Chỉ số P/B là gì? 

P/B là viết tắt của Price to Book Value Ratio, tỷ lệ giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách.

Định giá cổ phiếu theo P/B hay còn gọi là định giá theo tỷ số P/B, hệ số P/B. Phương thức này dùng để so sánh giá cổ phiếu trên thị trường và giá trị cổ phiếu dựa theo sổ sách.  

P/B phản ánh tình hình giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường hiện tại so với giá cổ phiếu của doanh nghiệp được ghi trên sổ sách. Chỉ số P/B này chính là giá trị mà các nhà đầu tư phải trả để mua 1 cổ phiếu sở hữu.

Định giá theo P/B giúp bạn có thể xác định được giá cổ phiếu của một công ty chỉ với thông tin về thị trường hiện tại và giá trị cổ phiếu trên sổ sách là có thể biết được công ty nào là chính thống, kiếm được lợi nhuận. 

Xem thêm: Định giá cổ phiếu là gì?

Ý nghĩa của chỉ số P/B

– Chỉ số P/B thấp là do:

– Doanh nghiệp có thể đang gặp vấn đề về tài chính, hay hoạt động kinh doanh. 

– Tài sản thực tế của công ty không đúng với sổ sách báo cáo

– Chỉ số P/B cao là do:

– Sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai có triển vọng

– Công ty có tài sản ngầm có giá trị như bất động sản, bằng sáng chế khoa học, hay thu mua các cổ phần của công ty khác. 

Chỉ số P/B thế nào mới là hiệu quả

Yếu tố quyết định đến chỉ số P/B đấy là phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, mức độ an an toàn, rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp, cùng với các yếu tố khác như lãi suất, lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước,…

Tuy nhiên sẽ rất khó để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Chỉ số P/B thế nào mới là hiệu quả?”. Thế nhưng có một mẹo để bạn biết đó là khi so sánh chỉ số P/B với các ngành trong cùng lĩnh vực thì hãy nên chọn doanh nghiệp có chỉ số P/B càng thấp càng tốt. 

 Công thức định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B

Chỉ số P/B được tính theo công thức sau: 

P/B = Giá thị trường/Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu hoặc P/B = Vốn hóa công ty/Vốn chủ sở hữu

P (Price): Là giá thị trường tại thời điểm giao dịch.

B (Book): Giá trị của cổ phiếu trên sổ sách.

– P/B > 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường lớn hơn giá trị sổ sách.

– P/B = 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường tương đồng với giá trị sổ sách.

– P/B < 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường thấp hơn với giá trị sổ sách.

Xem thêm: Những lưu ý về thời điểm bán cổ phiếu 

Cách định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B

Cách định giá cổ phiếu theo chỉ số PB

Cách định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B

 

Định giá cổ phiếu phương pháp P/B đó là việc so sánh các công ty dựa trên trung bình ngành. Nhà đầu tư sẽ xem chỉ số P/B của các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực sau đó cộng tất cả chỉ số P/B của tất cả các doanh nghiệp đó lại với nhau rồi chia trung bình. Khi đã có kết quả chỉ số P/B trung bình ngành bạn sẽ thực hiện so sánh chỉ số này với chỉ số P/B mà công ty bạn chuẩn bị tiến hành đầu tư.

Ưu – nhược điểm của phương pháp định giá theo P/B 

Ưu nhược điểm của phương pháp định giá P/B

Ưu nhược điểm của phương pháp định giá P/B

 

Ưu điểm của phương pháp định giá cổ phiếu P/B

– Chỉ số P/B rất phù hợp khi định giá công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao, như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư.

– Giá trị của tỷ số luôn dương nên có thể áp dụng định giá với những doanh nghiệp bị thua lỗ. 

– Giá trị ghi trên sổ thường ổn định hơn EPS. Do đó, trong nhiều trường hợp, khi EPS biến động quá lớn, thì việc áp dụng P/B để xem xét sẽ hiệu quả hơn.

Nhược điểm của phương pháp định giá cổ phiếu P/B

– Chỉ số P/B không phải là một chỉ số tốt để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành với nhau, do sự khác biệt về mô hình, chiến lược kinh doanh, phân khúc của từng doanh nghiệp khác nhau 

– Với những công ty tăng trưởng nhanh thì dùng phương pháp này sẽ không phù hợp

– Chỉ số trên giấy tờ đôi khi có thể bị sai lệch so với giá trị thật. 

Những lưu ý khi định giá theo chỉ số P/B 

Khi thực hiện định giá cổ phiếu theo phương thức P/B các nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Trường hợp (P/B < 1) doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách thì: 

– Giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị phóng đại quá mức vì thế các nhà đầu tư không nên đầu tư vào thị trường này. Bởi có thể sau đấy giá trị tài sản của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đẩy về giá trị thật như vậy có thể nhà đầu tư sẽ thua lỗ. 

– Thu nhập tài sản doanh nghiệp quá thấp: Nếu đúng là như vậy thì bạn nên nhận biết dấu hiệu sau, doanh nghiệp sẽ có chính sách với những mức lợi nhuận hấp dẫn để kêu gọi cổ đông, thường sẽ tạo ra dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho họ khi đầu tư vào. 

Trường hợp (P/B > 1) doanh nghiệp đang bán cổ phần có mức giá cao hơn giá trị ghi trên sổ sách thì đây là doanh nghiệp tiềm năng có khả năng thu lợi tốt trong tương lai. 

Xem thêm:

Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề đầu tư cổ phiếu hãy truy cập ngay website của chúng tôi và để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé.

 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC