Định giá cổ phiếu là gì? 3 phương pháp định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

0
Cổ phiếu

Nắm rõ sự biến chuyển của thị trường không chỉ là việc xác định giá trị cổ phiếu. Đây là việc làm cần thiết mà các nhà đầu tư nên biết từ đó có thể đưa ra quyết định phù hợp đem về lợi nhuận. Thị trường chứng khoán vốn rất năng động và đôi khi chúng ta không thể bao quát được hết sự tăng giảm của cổ phiếu, nhiều thị trường trên thế giới đôi lúc xảy ra trường hợp cổ phiếu tăng gấp nhiều lần so với giá trị của nó, việc cổ phiếu tăng vọt như vậy dường như có tác động tốt đến niềm tin của người đầu tư vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên vấn đề này cũng mang hướng tiêu cực bởi nó sẽ tạo áp lực đến thị trường chứng khoán làm mất cân bằng giữa yếu tố cung và cầu. Để có thể nắm bắt được tình hình và cách định giá cổ phiếu nhanh chóng thì trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem như thế nào nhé. 

Định giá cổ phiếu là gì?

Định giá cổ phiếu là gì?

Định giá cổ phiếu là gì?

 

 

Định giá cổ phiếu là việc tìm ra giá trị thực, giá trị hiện tại của một cổ phiếu. Đây là việc làm mà các nhà đầu tư sẽ phải thực hiện trước khi giao dịch cổ phiếu. Họ sẽ phải đánh giá xem cổ phiếu đó ở hiện tại có giá trị bao nhiêu để đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không. 

Giả sử: Một nhà đầu tư tiến hành mua một cổ phiếu của công ty A và cổ phiếu của công ty đó được định giá là 300.000 đồng/cổ phiếu, nhưng hiện tại giá bán trên thị trường là 150.000 đồng vậy nếu nhà đầu tư đó tiến hành mua và đợi khi giá trị được tăng lên 300.000 đồng thì bán ra, như vậy anh ta sẽ hưởng được lợi nhuận. 

Định giá cổ phiếu chính là để ta có thể xác định giá trị tiềm năng của cổ phiếu từ đó đưa ra quyết định hợp lý trong việc đầu tư. 

Tại sao phải định giá cổ phiếu?

Việc định giá cổ phiếu đối với một nhà đầu tư là rất quan trọng, đây là việc làm có ảnh hưởng đến nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp phát hành cổ phiếu. 

– Với nhà đầu tư: Định giá cổ phiếu giúp nhà đầu tư xác định được loại cổ phiếu nào có khả năng sinh lợi nhuận tốt. Nếu giá cổ phiếu thấp hơn giá trị định giá thì có thể ra quyết định mua, còn nếu giá cổ phiếu cao hơn so với mức định sẵn thì lúc này sẽ ra quyết định bán. 

– Với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu: Để huy động vốn và nâng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán thì việc định giá cổ phiếu là bước quan trọng đầu tiên của công ty.

Các phương pháp định giá cổ phiếu

3 phương pháp định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

3 phương pháp định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

 

Có rất nhiều phương pháp để có thể định giá cổ phiếu, tuy nhiên có 3 phương pháp phổ biến nhất mà những ai mua cổ phiếu cần được biết đến:

Phương pháp định giá P/E

P/E là viết tắt của Price to Earning Ratio (PER), được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như hệ số P/E, chỉ số P/E, tỷ số P/E. Đây là chỉ số để định giá cổ phiếu khi đầu tư chứng khoán, được dùng để đánh giá mối liên hệ giá trị thực tại của cổ phiếu với tỷ số thu nhập của cổ phần. 

Công thức tính P/E = P (Giá thị trường tại thời điểm giao dịch)/EPS (Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu)

Trong đó công thức EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành)

Xem thêm: Định giá cổ phiếu theo phương thức EPS

Nếu chỉ số P/E cao thì có nghĩa là cổ phiếu đang được định giá cao, còn nếu chỉ số thấp thì ngược lại. Việc áp dụng phương pháp P/E này thường được áp dụng ở các thị trường chứng khoán phát triển, theo số liệu thống kê về chỉ số P/E nếu chỉ số dao động từ 8-15 thì bình thường còn nếu lớn hơn 20 thì được đánh giá cổ phiếu đó tốt, các nhà đầu tư nên xem xét vì đây là công ty tiềm năng có thể kiếm mức thu nhập cao trong tương lai. 

Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp P/E này các nhà đầu tư cần chú ý điều sau: 

– Đây là phương pháp được áp dụng với những công ty cùng lĩnh vực thế nhưng tùy trường hợp mà nhà đầu tư cần sử dụng phương pháp này linh hoạt hơn đối với các ngành nghề khác nhau, hay những công ty với thị trường chung. 

– Để xác định được chỉ số chính xác nhất với thị trường hiện tại thì nên lấy trung bình tỷ lệ P/E trong khoảng 2 năm trở lại. 

Phương pháp định giá P/B

P/B là viết tắt của Price to Book đây là chỉ số dùng để so sánh giá thị trường của cổ phiếu và giá trị theo sổ sách của cổ phiếu đó. Đây cũng là phương pháp phân tích để có thể định giá cổ phiếu. Nếu P/B cao thì có nghĩa giá trị định giá của nó đang tốt, còn không thì ngược lại. 

  • P/B > 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường lớn hơn giá trị sổ sách.
  • P/B = 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường tương đồng với giá trị sổ sách.
  • P/B < 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường thấp hơn với giá trị sổ sách.

Ví dụ: Sàn chứng khoán của công ty A có cổ phiếu giá trị là 134.900 đồng/cổ phiếu, giá trị trên giấy tờ sổ sách là 14.620 đồng thì tỷ lệ P/B sẽ là: 134.900:14.620 = 9.22. Con số 9.22 này lớn hơn một như vậy có nghĩa là công ty này đang làm ăn rất tốt và mình có thể kiếm lời cao. Bằng phương pháp này chúng ta có thể dễ dàng nhìn vào số liệu đưa ra để biết được công ty nào tiềm năng công ty nào không. 

Phương pháp định giá P/S

P/S có nghĩa là Price/Sales per share hay price to ratio là chỉ số dùng để định giá cổ phiếu nhằm đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần. P/S hay còn được gọi với tên là chỉ số P/S, hệ số P/S.

Nếu như phương pháp P/E chỉ số thường sai lệch do đoán không chính xác, chỉ số P/B không đúng trên giấy tờ như vậy sẽ khiến nhà đầu tư khó mà ra quyết định được. Chính vì thế lúc này sử dụng phương pháp P/S là hữu hiệu nhất. 

Công thức tính: P/S = Giá cổ phiếu/Doanh thu mỗi cổ phần.

Trong đó: Doanh thu mỗi cổ phiếu = Tổng doanh thu/Số lượng cổ phiếu lưu hành

Hoặc: P/S = Tổng vốn hóa/Tổng doanh thu thuần

Chỉ số P/S và cổ phiếu được định giá sẽ tỉ lệ thuận với nhau. Nghĩa là nếu chỉ số P/S cao thì định giá cổ phiếu cao và ngược lại.

Các lưu ý khi định giá cổ phiếu

Trong việc định giá cổ phiếu để đạt được mục tiêu của mình nhà đầu tư cần chú ý đến các vấn đề sau:

Các yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán

Các yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán

Nắm rõ các yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán:

Tình hình phát triển kinh tế của quốc gia: Giá cổ phiếu của một doanh nghiệp thường bị chi phối bởi sự phát triển kinh tế của quốc gia. Vì thế nếu nền kinh tế tăng thì giá cổ phiếu tăng còn không nếu nền kinh tế đi xuống thì cổ phiếu cũng giảm theo.

Quy luật cung cầu: Nếu cổ phiếu bán ra được nhiều người mua, như vậy cho thấy giá trị của nó được người ta tin là uy tín. Chính vì thế giá cổ phiếu cũng tỉ lệ thuận với sức mua của nhà đầu tư. 

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp: Cần phải xem xét hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó ra sao, nếu doanh nghiệp đang hoạt động tốt thì doanh thu trong tương lai có khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh do đó giá cổ phiếu cũng theo đó mà đi lên.

Quan trọng ở nhà đầu tư: Thị trường chứng khoán luôn gặp nhiều bất cập, có nhiều rủi ro tiềm ẩn chính bởi vậy tâm lý nhà đầu tư phải thật vững vàng nhạy bén với sự thay đổi của thị trường. Trước mỗi quyết định họ phải thật bình tĩnh khéo léo chọn lọc thông tin chính xác như vậy mới có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Không có công thức nào là tính được chuẩn xác 100% để định giá được tất cả các loại cổ phiếu trên thị trường. Chính vì thế các nhà đầu tư cần phải linh hoạt trong việc xác định giá trị cổ phiếu, do mỗi loại hình kinh doanh, định hướng tương lai, tiềm lực của doanh nghiệp hay như năng lực chuyên môn của nhà đầu tư mà mỗi giá trị định giá lại cho kết quả khác nhau. Nên để xác định được chính xác là điều không dễ dàng gì. 

Xem thêm:

Bài viết trên được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thông tin cổ phiếu hay lĩnh vực đầu tư tài chính, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết này nhé.

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC