Mã chứng khoán VCB có nên đầu tư không?

0
Cổ phiếu

Đôi nét về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank (tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam), là công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính theo vốn hóa. Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/4/1963.

Tính đến thời điểm cuối năm 2006, ngân hàng đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, ngân hàng còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư,…

Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng hiện có 600 chi nhánh/phòng giao dịch, văn phòng đại diện trên toàn quốc cũng như cả ở nước ngoài. 

Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Mã chứng khoán VCB

Ngày 31/12/2008, Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam với số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết 112.285.426 cổ phiếu với mã VCB. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên ghi nhận được là 50.000 đồng/cổ phiếu.

Giá cổ phiếu VCB hiện tại là 99,900 đồng/cổ phiếu với tổng khối lượng giao dịch là 732,300 (theo ghi nhận ngày 15/12/2021).

Tình hình kinh doanh của mã chứng khoán VCB

VCB công bố KQKD Q3/2021 khả quan với lợi nhuận thuần đạt 4.954 tỷ đồng (so với cùng kỳ tăng 15% và tăng 16% so với quý trước). So với các NHTM có vốn nhà nước khác, kết quả Q3/2021 của VCB khả quan hơn tương đối và vượt kỳ vọng của HSC. Trong Q3/2021, thu nhập lãi thuần tăng tốt (tăng 19,5% so với cùng kỳ), tuy nhiên lãi thuần HĐ dịch vụ và thu nhập khác khá khiêm tốn, trong khi đó chi phí hoạt động tăng vừa phải (so với cùng kỳ tăng 9,3%) và chi phí dự phòng tiếp tục khá mạnh (so với cùng kỳ tăng 24%). Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm 2021 lợi nhuận thuần của VCB đạt 15.452 tỷ đồng (so với cùng kỳ tăng 20,9%).

Tín dụng tăng trưởng chậm lại trong Q3/2021

So với đầu năm, tín dụng tăng 11,5% (tăng 1,6% so với quý trước), cao hơn mức tăng trưởng bình quân ngành khoảng 72%. Trong đó, có nhiều khả năng cho vay khách hàng cá nhân và DNNVV tăng trưởng mạnh hơn cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn.

Trong Q3/2021, về mặt huy động tiền gửi khách hàng tăng mạnh (so với quý trước tăng 5,4% và tăng 7,4% so với đầu năm). Theo đó, hệ số LDR thuần giảm từ 87,7% tại thời điểm cuối Q2/2021 xuống còn 84,5%. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn hiện tại từ 33,2% tại thời điểm cuối Q2/2021 đã tăng lên 34,3%.

Kết quả kinh doanh Q3/2021 và 9 tháng đầu năm

Kết quả kinh doanh Q3/2021 và 9 tháng đầu năm

Tỷ lệ NIM giảm nhẹ

Trong Q3/2021, tỷ lệ NIM giảm xuống còn 3,26% (giảm 30 điểm cơ bản so với quý trước) vì lợi suất gộp giảm xuống còn 5,51% (giảm 23 điểm cơ bản so với quý trước) và chi phí huy động tăng lên 2,39% (tăng 5 điểm cơ bản so với quý trước). Nếu so với các ngân hàng khác, tác động của các gói hỗ trợ lãi suất đối với VCB dường như chỉ ở mức vừa phải.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, nhờ chi phí huy động (so với cùng kỳ giảm 90 điểm cơ bản) giảm mạnh hơn lợi suất gộp (giảm 63 điểm cơ bản so với cùng kỳ), do đó tỷ lệ NIM 9 bình quân đạt 3,33% (tăng 26 điểm cơ bản so với cùng kỳ). HSC kỳ vọng Q4/2021 tỷ lệ NIM sẽ vẫn ở tương đương mặt bằng 9 tháng đầu năm vì VCB nhiều khả năng sẽ áp dụng gói hỗ trợ lãi suất đến cuối năm.

Theo đó, trong Q3/2021 thu nhập lãi thuần tăng lên 10.428 tỷ đồng (tăng 19,5% so với cùng kỳ) và tăng lên 31.597 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2021 (tăng 22,3% so với cùng kỳ).

Thu nhập ngoài lãi Q3/2021 gần như không đổi 

Q3/2021, tổng thu nhập ngoài lãi giảm còn 2.825 tỷ đồng (giảm 1,3% so với cùng kỳ), chủ yếu vì lãi thuần HĐ dịch vụ (giảm 10,3% so với cùng kỳ) và thu nhập từ thu hồi nợ xấu (giảm 16,3% so với cùng kỳ) giảm, mặc dù lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối tăng ổn định (so với cùng kỳ tăng 13,4% và tăng 19% so với quý trước).

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, đạt 10.236 tỷ đồng thu nhập ngoài lãi (tăng 16,7% so với cùng kỳ) nhờ lãi thuần HĐ dịch vụ tăng mạnh (tăng 41,1% so với cùng kỳ) vì có khoản phí bancassurance trả trước ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2021 so với 9 tháng đầu năm 2020 và lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối tăng ổn định (so với cùng kỳ tăng 8,1%).

Hiệu quả hoạt động cải thiện

Chi phí hoạt động đạt 5.002 tỷ đồng (so với cùng kỳ tăng 9,3%), trong đó chi phí nhân viên là 2.255 tỷ đồng (so với cùng kỳ tăng 19,1%) với số lượng nhân viên tăng lên 6%.

Chi phí hoạt động 9 tháng đầu năm là 14.513 tỷ đồng (so với cùng kỳ tăng 15,1%), trong 9 tháng đầu năm 2020 hệ số CIR giảm còn 34,7% từ 36,4%.

Q3/21: Tăng trưởng cao nhất trong các ngân hàng có vốn Nhà nước

Thu nhập lãi thuần (NII) Q3/2021 tăng 19,5% svck nhờ tăng trưởng tín dụng 19,4% svck và cải thiện NIM 22 điểm cơ bản svck. Tuy nhiên, thu nhập ngoài lãi (Non-II) giảm nhẹ 1,3% svck do giảm thu nhập từ hoạt động dịch vụ 10,3% sock. Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh (TOI) Q3/21 tăng 14,4% svck đạt 13.253 tỷ đồng trong khi chi phí hoạt động tăng trưởng chậm hơn với mức tăng 9,3% svck. Chi phí dự phòng Q3/2021 tăng 24,1% svck – thấp hơn mức tăng 73,7% svck trong Q2/2021. Kết quả, LN ròng 03/21 tăng 15,1% svck đạt 4.594 tỷ đồng. 

Nợ xấu tăng nhẹ

Cuối Q3/2021, tỷ lệ nợ xấu (NPL) từ mức 0,74% cuối Q2/2021 và 0,62% cuối 2020 tăng lên 1,16%. Tại cuối Q3/2021, theo nhận định của HSC nợ nhóm 4 và 5 tăng lần lượt 95%/87% so với cùng kỳ. Kết quả, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) từ mức 351,8% cuối Q2/2021 và 370,4% cuối 2020 giảm về 242,9% tại cuối Q3/2021. Trong 9 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ xóa nợ giảm từ mức 0,24% trong 9 tháng đầu năm 2020 và 0,38% trong 2020 xuống 0,12%.

Thay đổi dự phóng 2021-2023 nhằm phản ánh Non-II thấp hơn dự kiến

9 tháng đầu năm 2021, Non-II đạt 10,236 tỷ đồng (tăng 16.7% so với cùng kỳ). Kết quả, LN ròng 9 tháng đầu năm 2021 đạt 15.457 tỷ đồng (tăng 21% so với cùng kỳ), chỉ đạt 69% dự báo cũ. HSC điều chỉnh dự báo về Non – bằng cách thay đổi khung thời gian khoản thu nhập từ bảo hiểm độc quyền lên 15 năm nhằm phản ánh thời hạn hiệu lực hợp đồng, đồng thời để nhằm phản ánh tác động của dịch Covid-19, giảm thu nhập từ thu hồi nợ xấu trong năm 2021. Kết quả LN ròng giai đoạn 2021-2023 thấp hơn 5,1%/6,0%/7,2% so với dự báo cũ.

Chứng khoán VCB – Duy trì ngôi vương

Cổ phiếu VCB duy trì động lực tăng trưởng, giữ vững vị trí số 1 về lợi nhuận. Dư nợ tín dụng của VCB trong 9 tháng đầu năm đã tăng trưởng ấn tượng đạt 936,3 nghìn tỷ (+ 11,5% so với đầu năm và 1.6% so với Q2/21) – xét theo quy mô ngân hàng thì mức tăng khá cao, đặt trong bối cảnh dịch bệnh giãn cách triền miên 9 tháng đầu năm. Hiện mức tăng 11,5% này đã vượt chỉ tiêu kế hoạch 2021 đã đề ra (10,5%). Khối khách hàng cá nhân (cho vay mua nhà) và khối doanh nghiệp SMEs vẫn đang là động lực tăng trưởng dư nợ tín dụng chính. 

Tiền gửi khách hàng đã tăng mạnh trong Q3/2021 (so với quý trước tăng 5,4% và tăng 7,4% so với đầu năm). Hiện tại, số lượng tiền gửi khách hàng cuối Q3/21 đạt 1,108,5 nghìn tỷ đồng (+7.4% so với đầu năm và vượt mức 7% theo kế hoạch 2021) đã vượt mức dự phóng cả năm 2021 của HSC. 

KQKD Q3/2021 của VCB rất khả quan, thu nhập lãi thuần đạt 10,428 tỷ đồng (tăng 19,5% yoy). Điều này thể hiện tác động vào NIM của việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng của VCB là khá ít so với một số ngân hàng khác. NIM 9 tháng đầu năm 2021 bình quân đạt khoản 3.3% và khả năng cao sẽ duy trì được mức này cho cả năm 2021 (cao hơn mức 2,96% HSC dự phòng trong báo cáo trước). 

Lợi nhuận vẫn cao trong bối cảnh tăng mạnh trích lập dự phòng nhằm duy trì chất lượng tài sản: Trong 9 tháng đầu năm 2021, VCB đạt 19,311 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế – đã hoàn thành 772% kế hoạch lợi nhuận năm 2021. Bên cạnh đó, VCB đã tiến hành trích lập lớn (8,013 tỷ đồng, +32,8% yoy, tương đương 77.9% mức dự phòng của HSC là 10,281 tỷ). Cuối Q3/2021, tỷ lệ nợ xấu là 1.16% (tăng mạnh so với mức 0.62% cuối 2020 và 0.74% cuối 02/21). Theo các chuyên gia từ HSC, họ vẫn duy trì quan điểm và dự phóng tỷ lệ nợ xấu của VCB có thể đạt 1.20% tại thời điểm cuối năm 2021, cùng với tỉ lệ LLR của ngân hàng sẽ giảm xuống còn 153,7%. Xu hướng tiến hành trích lập dự phòng mạnh vẫn sẽ diễn ra trong cả hai năm 2022 và 2023.

Vùng định giá hấp dẫn, tương đối an toàn trong trung hạn: Dựa vào kế hoạch kinh doanh 2021, kết quả thực hiện 9T/2021 và chiết khấu thêm các rủi ro liên quan tới dịch Covid-19, HSC duy trì quan điểm và dự phòng lợi nhuận cho cả năm 2021. Theo đó, EPS và Giá trị sổ sách của VCB sẽ đạt lần lượt VND5,546 và VND30,428/ cổ phiếu. Với giá giao dịch hiện tại, cổ phiếu VCB đang được giao dịch dưới mức trung bình trailing PE và PB và 4 năm gần đây. 

Đây là vùng định giá an toàn trong bối cảnh: 

  • VCB vẫn duy trì được ngôi vương lợi nhuận
  • Đã và đang tiến hành trích lập dự phòng rất lớn 
  • Cũng như kế hoạch tăng vốn (27% cổ tức bằng cổ phiếu) đã được SBV thông qua. 

Duy trì khuyến nghị tăng tỷ trọng với giá mục tiêu 112.600 đồng/cổ phiếu: HSC duy trì khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu VCB với giá mục tiêu 112.600 đồng cổ phiếu (+13.62%), được xác định dựa trên phương pháp so sánh.

Nhận định mã chứng khoán VCB – Tiếp tục duy trì ổn định trong năm 2022

HSC nâng giá mục tiêu lên 105.000 đồng/cổ phiếu (thêm 4,0%) và duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB). 

Giá mục tiêu cao hơn là do định giá cao hơn theo phương pháp P/B mục tiêu khi HSC cập nhật giá trị sổ sách đến cuối năm 2022 mặc dù đã giảm P/B mục tiêu xuống 2,95 lần từ 3,03 lần. So với Báo cáo cập nhật cuối cùng thì định giá thu nhập thặng dư giảm 4,4%. 

So với báo cáo trước đó, HSC điều chỉnh giảm LNST sau lợi ích CĐTS dự phòng năm 2021 xuống 0,6%, do:

  • Chi phí dự phòng tăng 15,9%
  • Chi phí HĐKD (OPEX) tăng 2,7%, được bù đắp một phần bởi: mức tăng 3,6% trong thu nhập từ lãi (NII) và mức tăng 3,4% trong thu nhập ngoài lãi (NOII).

Tổng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2022-2025 HSC điều chỉnh giảm 7,9%, đến từ mức tăng tổng cộng 15% trong dự báo trích lập dự phòng và mức giảm 3,6% tổng dự báo NII. 

Các chuyên gia của HSC duy trì giả định về đợt phát hành dự kiến 307,6 triệu cổ phiếu thông qua phát hành riêng lẻ/công khai sẽ diễn ra vào năm 2022 với giá 95.000 đồng/cổ phiếu. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin về tình hình kinh doanh của mã chứng khoán VCB, cùng với đó là những nhận định tăng trưởng của chứng khoán VCB. Hy vọng qua bài viết bạn đọc quan tâm đã nắm rõ được thông tin và hiểu rõ hơn về tình hình của mã chứng khoán này. 

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC