Cổ phiếu xuất nhập khẩu trong nước ra sao? Có nên đầu tư hay không?

0
Cổ phiếu

Tình hình các doanh nghiệp ngành xuất nhập khẩu trong nước

Mặc dù phải đối mặt với tình hình dịch bệnh thế như các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành logistics xuất nhập khẩu vẫn duy trì được sản xuất, đặc biệt là những doanh nghiệp cảng biển, họ vẫn duy trì và phát triển mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ đó mà đạt được lợi nhuận cao. 

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn tiếp tục tăng trưởng tạo nên nguồn cầu lớn trong dịch vụ logistics phục vụ xuất nhập khẩu.

Cụ thể tính đến tháng 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu đạt 602 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đặc biệt đối với các mặt hàng như gỗ và các sản phẩm từ gỗ nguyên phụ liệu dệt may-da giày và clanker, xi măng và tương ứng kim ngạch nhập khẩu gia tăng với các mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Tình hình ngành xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay

Tình hình ngành xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay

Theo báo cáo logistic Việt Nam năm 2021 của Bộ Công Thương, xét trong 9 tháng đầu năm 2021 số doanh nghiệp vận tải kho bãi đăng ký thành lập mới tăng 4,61%, số vốn tăng 43% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh vận tải, kho bãi thành lập mới trong tổng số doanh nghiệp của cả nước còn rất thấp, chỉ chiếm khoảng 4,08%, vốn chiếm 1,88% và người lao động chiếm 3,04%. Điều này cho thấy quy mô vốn của các doanh nghiệp trong ngành còn nhiều hạn chế.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, có 2.509 doanh nghiệp kinh doanh vận tải, kho bãi tạm ngừng hoạt động, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 5,56% tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động của cả nước.

Đồng thời, có 571 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 4,46% tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước. Hiện các doanh nghiệp logistics Việt Nam tiếp tục phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp logistics nước ngoài.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam tuy chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 95%, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cung cấp dịch vụ, giá trị gia tăng không ca vì vậy doanh thu của các doanh nghiệp logistics nước ngoài luôn chiếm thị phần logistics cao hơn.

Hơn nữa hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam gần đây cũng sôi động hơn và dự kiến ​​sẽ tiếp tục khi hoạt động sản xuất từ Trung Quốc mở rộng sang ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, hạn chế của các doanh nghiệp logistics Việt Nam là do là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) nên hoạt động M&A chủ yếu tập trung ở một số ít doanh nghiệp có khả năng cung cấp dịch vụ tốt hơn.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 nhưng các doanh nghiệp logistics Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp cảng đã nỗ lực duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sự bứt phá của các doanh nghiệp trong năm 2021

Theo lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, trên thị trường đã ghi nhận nhiều doanh nghiệp có sức bứt phá mạnh về hoạt động kinh doanh. Cụ thể Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn (mã chứng khoán: SGP) có doanh thu thuần 995 tỷ đồng, tăng gần 43% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 296 tỷ đồng, tăng gần 140% cùng kỳ năm ngoái. Đối với Công ty cổ phần Gemadept (mã chứng khoán: GMD), 3 quý năm 2021, công ty ghi nhận doanh thu thuần 2.168 tỷ đồng và lãi trước thuế đạt 574,8 tỷ đồng, lần lượt tăng tăng 14% và 34% so với cùng kỳ năm 2020. Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng (mã chứng khoán: PHP), 9 tháng năm 2021, doanh nghiệp này có doanh thu 1.687 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thu về đạt gần 526 tỷ đồng, lần lượt tăng 12,8% và 21,9% so với cùng kỳ năm 2020. Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán: HAH), đây là doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải hàng container trên các tuyến đường thủy nội địa, nội vùng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng vận hành cảng Hải An (tại sông Cấm, Hải Phòng) với công suất bốc dỡ 250.000 TEU/ năm và có khả năng đón tàu lên tới 20.000 DWT. Điều này giúp HAH trở thành một trong số ít doanh nghiệp vận tải nội thủy sở hữu cảng luân chuyển cho hoạt động kinh doanh. Công ty Cổ phần Transimex (mã chứng khoán: TMS), trong 9 tháng năm 2021, doanh nghiệp có doanh thu thuần 4.060,7 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 400,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 77% và 53% so với cùng kỳ năm 2020.

Về phía đánh giá của Công ty Mirae Asset (Việt Nam), cho rằng sự tăng trưởng khối lượng thông quan hàng hóa là nguyên nhân chính dẫn đến mức tăng mạnh doanh thu và lợi nhuận trong 9 tháng năm 2021 của các doanh nghiệp ngành logistics; trong đó có cảng biển, trong bối cảnh khung giá dịch vụ toàn ngành vẫn chưa thể tăng vì dịch COVID-19.

MAS cũng chỉ ra những động lực tăng trưởng của doanh nghiệp logistics. Theo đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI tiếp tục tăng trưởng trong tháng 10/2021. Một số dự án thu hút vốn đầu tư chế biến, chế tạo còn hiệu lực đạt 15,528 dự án tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 239 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Về hoạt động vận tải đường biển và thủy nội địa, trong tháng 10 năm ngoái ghi nhận phục hồi so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể khối lượng hàng hóa vận tải đường biển và thủy nội địa ước tính đạt 68,1 triệu tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ và 265 triệu tấn giảm 3,2% so với cùng kỳ, cải thiện đáng kể so với mức giảm 4,2% và 11,6% trong 10 tháng năm 2020. Đáng chú ý hơn tổng trọng tải tàu biển tăng mạnh 22% so với cùng kỳ.

Xem thêm: Nhận định về tiềm năng cổ phiếu đầu tư công

Danh sách các mã cổ phiếu xuất nhập khẩu được niêm yết trên sàn 

  • LAF – CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An
  • MSN – CTCP Tập đoàn Masan
  • SGC – CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang
  • AFX – CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang
  • IFS – CTCP Thực phẩm Quốc tế
  • NDF – CTCP Chế biến Thực phẩm Nông sản xuất khẩu Nam Định
  • ABT – CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre
  • ACL – CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang
  • AGF – CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
  • CAD – CTCP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex
  • SNC – CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Năm Căn
  • SPD – CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung
  • DMC – CTCP Xuất nhập khẩu Y Tế Domesco
  • AMV – CTCP Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ
  • DDN – CTCP Dược và Thiết bị Y tế Đà Nẵng
  • LGM – CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu (LEGAMEX)
  • PTG – Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết

Những mã cổ phiếu ngành xuất nhập khẩu nên đầu tư năm 2022

TNG – Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

Mã cổ phiếu TNG - Công ty cổ phần đầu tư thương mại TNG

Mã cổ phiếu TNG – Công ty cổ phần đầu tư thương mại TNG

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG được thành lập ngày 22/11/1979, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái. Lĩnh vực của công ty là sản xuất và mua bán hàng may mặc sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc, mua bán máy móc thiết bị công nghiệp. Hiện tại công ty sở hữu 10 chi nhánh và là 1 trong những doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.

Trong 10 năm tới, TNG dự kiến sẽ bán 100% sản phẩm bằng chính thương hiệu của mình là TNG, trước hết là bán tại thị trường Việt Nam tiếp đến là thị trường ASEAN và châu Á, sau đó là thị trường Mỹ là Châu Âu. 

Ngày 10/12/2010, Công ty nâng vốn điều lệ lên 134,6 tỷ đồng sau khi được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận chào đón 4.773.775 cổ phiếu ra công chúng. Theo đó cổ phiếu TNG được niêm yết trên sàn giao dịch là 79.536.951 cổ phiếu. Hoạt động chia cổ tức của doanh nghiệp được diễn ra liên tục qua các năm, hơn nữa tỷ lệ phân chia cũng cao.

Thông tin cơ bản

  • Nhóm ngành: Dệt may
  • Mã cổ phiếu: TNG
  • Sàn niêm yết: HNX
  • Vốn điều lệ: 795,369,510,000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 79,536,951 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 85,899,907 cổ phiếu

STK – Công ty cổ phần sợi Thế Kỷ

Mã cổ phiếu STK

Mã cổ phiếu STK – Công ty cổ phần sợi Thế Kỷ

Công ty Sợi Thế Kỷ là một trong những doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu lớn, đóng góp về các yếu tố cốt lõi cho các doanh nghiệp dệt may hiện nay. Hoạt động từ năm 2000, đến nay có nhiều xưởng may, có vùng nguyên liệu tốt không phục thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài.

Thông tin niêm yết cổ phiếu

  • Nhóm ngành: Dệt may
  • Mã Cổ phiếu: STK
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Vốn điều lệ: 707,269,440,000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 70,726,944 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 68,185,294 cổ phiếu

SPD – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung

Mã cổ phiếu SPD

Mã cổ phiếu SPD – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy Sản Miền Trung tiền thân là Chi nhánh Xuất Khẩu Thủy Sản Đà Nẵng được thành lập ngày 26/02/1983. Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 01/01/2007. Ngành nghề kinh doanh: chế biến, xuất khẩu thủy sản đông lạnh, kinh doanh vật tư nhập khẩu; sản xuất kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản.

Cổ phiếu SPD niêm yết vào năm 2010, đến nay thì hoạt động chia cổ tức cho nhà đầu tư rất đều đặn hàng năm từ đây có thể thấy sức tăng trưởng và hoạt động của doanh nghiệp khá tốt. 

Số lượng cổ phiếu niêm yết và lưu hành bằng nhau thế nên mức độ giao cạnh tranh là rất lớn, hơn nữa cổ phiếu đang giao dịch ở mức giá khá thấp, nên có lợi cho những nhà đầu tư lâu dài, về phần định giá cổ phiếu cũng không cao, đùng với hoạt động của doanh nghiệp. 

Thông tin cổ phiếu 

  • Nhóm ngành: Thực phẩm
  • Sàn niêm yết: Upcom
  • Mã cổ phiếu: SPD
  • Vốn điều lệ: 120,000,000,000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 12,000,000 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 12,000,000 cổ phiếu

VHC – Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn

Mã cổ phiếu VHC - Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn

Mã cổ phiếu VHC – Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn

Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn được thành lập năm 1997 tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, công ty chuyên sản xuất thủy sản thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2007 công ty chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE với mã VHC, thị phần của cổ phiếu được nhiều người trong giới chứng khoán đánh giá cao. 

Về phần cổ phiếu, trải qua thời gian sụt giảm nhiều trên trường chứng khoán, hiện tại cổ phiếu VHC đang có sức bật trở lại. Hiện tại giá cổ phiếu đang giao dịch trong khoảng 63 200 đồng/cổ phiếu, với mức giá này thì VHC được đánh giá là cổ phiếu có sức tăng mạnh nhất. 

Trong thời gian này nhà đầu tư muốn kiếm cho mình lợi nhuận từ ngành thủy sản thì có thể mua cổ phiếu ở mức giá trung bình. Hơn nữa trong tương lai dự báo lợi nhuận tăng trưởng của ngành thủy sản sẽ có chuyển biến tích cực hơn. 

Thông tin niêm yết

  • Nhóm ngành: Chế biến cá tra
  • Mã cổ phiếu: VHC
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Vốn điều lệ: 1,833,769,560,000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 183,376,956 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 181,946,026 cổ phiếu

Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn thành lập từ năm 1997 với vốn điều lệ 300 triệu đồng, đến nay đã tăng lên rất rất nhiều lần. Công ty Vĩnh Hoàn chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn hàng đầu Việt Nam về thủy sản, cụ thể là cá tra.

Cổ phiếu của công ty giao dịch trên thị trường với mức giá từ 57.000đ/cổ phiếu, xét thì đây là mức giá khá cao đối với việc đầu tư hiện nay, so với các mã cổ phiếu cùng ngành thì cao rất nhiều. Hoạt động chia cổ tức của doanh nghiệp diễn ra khá thường xuyên, đa phần các năm qua đều có chia với tỷ lệ tương đối cao.

Xem thêm: Những mã cổ phiếu ngành đường mía tiềm năng nên đầu tư

GDT – Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành

Mã cổ phiếu GDT - Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành

Mã cổ phiếu GDT – Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành

Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành tiền thân là Cơ sở Chế biến Gỗ Tam Hiệp do ông Lê Ba sáng lập, công ty được thành lập từ ngày 19/05/1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 105 triệu đồng và 60 công nhân. Đến ngày 08/08/2000, Công ty TNHH Chế biến Gỗ Đức Thành đã chuyển đổi loại hình công ty và trở thành Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành. Hiện nay hoạt động chính của công ty là tập trung vào chế biến và sản xuất gỗ, gia tăng nhu cầu nhập khẩu và sản xuất 

Giá cổ phiếu của công ty hiện đang giao dịch ở mức 52.500 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá không phải là quá lớn thế nhưng vẫn tồn tại nhiều cơ hội tăng trưởng lớn. Hơn nữa hoạt động phân chia lợi nhuận của công ty cũng đều đặn, tình hình kinh doanh ổn định, vậy nên mã cổ phiếu GDT được xem là mã cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng mạnh trên thị trường chứng khoán. 

Thông tin niêm yết

  • Nhóm ngành: Sản xuất Đồ gia dụng
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Mã chứng khoán: GDT
  • Vốn điều lệ: 179,803,580,000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 17,980,358 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 17,711,198 cổ phiếu

GMD – Công ty Cổ phần Gemadept

Mã cổ phiếu GMD - Công ty Gemadept

Mã cổ phiếu GMD – Công ty Gemadept

Công ty cổ phần Gemadept, tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước, được thành lập vào năm 1990 được chính phủ lựa chọn là công ty thí điểm cổ phần hoá vào năm 1993. Gemadept trở thành một trong ba công ty đầu tiên được cổ phần hóa và được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2002.

Công ty với mạng lưới logistics khắp cả nước, trong đó có cảng Cái Mép chính là một trọng điểm về xuất nhập khẩu với sản lượng lớn. Giá của GMD đã tăng 23% so với đầu năm, nhiều dự đoán giá cổ phiếu sẽ tăng lên 53.000đ/cổ phiếu vào tương lai.

Thông tin cổ phiếu

Nhóm ngành: Giao nhận – tiếp vận

Mã cổ phiếu: GMD

Vốn điều lệ: 3,013,779,570,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 301,377,957 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 301,377,957 cổ phiếu

HAH – Công ty cổ phần vận tải và xếp dỡ Hải An

Mã cổ phiếu HAH - Công ty cổ phần vận tải và xếp dỡ Hải An

Mã cổ phiếu HAH – Công ty cổ phần vận tải và xếp dỡ Hải An

Công ty TNHH Vận tải và Xếp dỡ Hải An được thành lập ngày 08/05/2009, sau đó được đổi thành Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An, công ty là sự đồng sáng lập bởi công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội (MHC – HOSE), Công ty cổ phần Cung ứng và Dịch vụ kỹ thuật Hàng Hải (MAC – HNX), Công ty cổ phần Hải Minh (HMH – HNX), Công ty cổ phần Đóng tàu Hải An, Công ty cổ phần Đầu tư và Vận tải Hải Hà với số vốn điều lệ 150 tỷ đồng.

Thông tin cổ phiếu

  • Mã cổ phiếu: HAH
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Khối lượng niêm yết: 48,782,751
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 2,966,300
  • Vốn điều lệ: 1,439,792 tỷ đồng

Xem thêm: Cổ phiếu ngành điện gió có nên đầu tư hay không?

Có nên đầu tư vào cổ phiếu ngành xuất nhập khẩu không? 

Đối với cổ phiếu ngành xuất nhập khẩu thì cơ bản là cơ hội đầu tư nhiều hơn, bởi đây là một trong những ngành chủ lực của mỗi quốc gia. Hiện nay ở Việt Nam, các hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng hàng hóa thiết bị máy móc công nghệ còn xuất khẩu thì chủ yếu là hàng nông sản, thủy sản, gỗ, may mặc…

Khi nền kinh tế được phục hồi, thị trường Châu Âu mở rộng nhiều hiệp định thương mại hàng hóa sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường này nên hoạt động xuất khẩu sẽ còn tăng trong thời gian tới, đặt ra cho những doanh nghiệp xuất khẩu đảm bảo về mặt cung ứng sản phẩm.

Tuy nhiên đối với ngành này có một số hạn chế đó là về vấn đề vận chuyển, giá cước vận chuyển quốc tế cao, cùng với đó là khan hiếm về sản phẩm, thiếu công nhân làm việc. Bên cạnh đó trong những năm gần đây do bùng phát của đại dịch là yếu tố rủi ro lớn nhất ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Như vậy trên đây là những thông tin đánh giá về cổ phiếu xuất nhập khẩu và tình hình ngành xuất nhập khẩu cũng như diễn biến trong ngành trong năm 2021 vừa qua. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nhìn nhận về những mã cổ phiếu trong ngành này một cách tổng quan để từ đó có quyết định đúng đắn trong việc đầu tư của mình. 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC