Định giá cổ phiếu theo phương thức P/E

0
Cổ phiếu

Phương pháp định giá cổ phiếu P/E

Phương pháp định giá cổ phiếu P/E

 

Đối với một nhà đầu tư chứng khoán sự nắm bắt về tình hình biến thiên của giá cổ phiếu là điều cần thiết mà ai cũng phải biết, bởi khi định được giá một cách hoàn chỉnh các nhà đầu tư mới có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Vậy các nhà đầu tư sẽ dùng phương pháp nào để có thể định giá cổ phiếu thì bài viết này tôi sẽ đề cập chi tiết đến một cách giúp họ thực hiện được hành động của mình – Định giá cổ phiếu bằng phương thức P/E.

Xem thêm: Định giá cổ phiếu là gì?

Định giá cổ phiếu theo P/E là gì?

Phương pháp định giá theo P/E là gì?

Phương pháp định giá theo P/E là gì?

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E (Price to Earnings), định giá cổ phiếu P/E hay còn được gọi là định giá theo chỉ số P/E, hiệu số P/E. Chỉ số P/E là chỉ số đánh giá cổ phiếu trong đầu tư chứng khoán, được tính bằng số năm mà nhà đầu tư hòa vốn khi đầu tư vào doanh nghiệp nếu lợi nhuận không đổi. 

Chỉ số này là hệ số giữa giá trị cổ phiếu ở thời điểm giao dịch và thu nhập mà cổ phiếu đem lại hàng năm, để dự tính giá của một loại cổ phiếu người ta thường dùng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty với hệ số P/E, và thường đánh giá trên trung bình ngành hoặc các công ty có độ tương đồng về lĩnh vực, quy mô. 

Ý nghĩa của chỉ số P/E

  • Chỉ số P/E thấp là do:

Công ty này đang bị đánh giá là thấp 

Có thể đang gặp vấn đề tài chính 

Công ty vừa thu được lợi nhuận từ việc thanh lý tài sản 

Cổ đông bán cổ phần do không thấy sự phát triển của doanh nghiệp

Có thể công ty đang hoạt động hiệu quả hơn so với trước nên lợi nhuận EPS tăng lên khiến chỉ số P/E thấp. 

  • Ý nghĩa của chỉ số P/E cao là do: 

Triển vọng trong tương lai của công ty rất tốt 

Cổ phiếu được định giá cao

Đôi khi là công ty kinh doanh kém hiệu quả khiến cho EPS thấp nên chỉ số P/E mới cao. 

Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E

Chỉ số P/E của một công ty cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài tác động trong đó phải kể đến như:

Hệ số nợ 

Mức vốn hóa thị trường

Tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty 

Mức độ rủi ro của cổ phiếu

Tiềm năng tăng trưởng của công ty 

Chỉ số P/E thế nào mới là hiệu quả 

Để biết được chỉ số P/E thế nào là hiệu quả thì cần đem so sánh với chỉ số P/E toàn ngành cũng như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu thập dự kiến của công ty. Khi so sánh điều kiện kinh doanh các công ty cùng ngành với nhau thì chỉ số P/E càng thấp càng càng tốt bởi đây là thời điểm có khả năng cổ phiếu theo chu kỳ công ty đó đang ở vùng đỉnh của kinh doanh.  

Công thức định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E

Công thức tính P/E = P (Giá thị trường tại thời điểm giao dịch)/EPS (Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu)

EPS ( Earnings per share) là doanh số sau thuế trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp. 

Nó sẽ tạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. 

Trong đó công thức EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành

Nguyên tắc ở đây là tỷ lệ P/E càng thấp thì nếu bạn mua nhiều cổ phiếu của công ty thì thời gian bạn thu hồi vốn từ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ ngắn hơn bởi các doanh nghiệp được thẩm định dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp đó. 

Cách định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E

Để định giá cổ phiếu theo phương thức P/E thì nhà đầu tư thường dùng 2 cách để định giá cho hợp lý đó là so sánh với các công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực và so sánh tỷ lệ P/E của các công ty đó trước đây. 

So sánh với các công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực

Những công ty khi đem so sánh cần phải tương đồng với nhau với cổ phiếu được định giá về chất lượng, quy mô, mức độ rủi ro. 

So sánh với tỷ lệ P/E của công ty đó trước đây

Sau một thời gian hoạt động doanh nghiệp chỉ số P/E thường sẽ quay về mức trung bình, sẽ có lúc tăng giảm nên bạn cần lấy số liệu chính xác chỉ số P/E từ các năm trước để thống kê lại xem tỷ lệ đó tăng giảm bao nhiêu qua các năm thông thường nên tính trung bình khoảng trong 5 năm đổ lại. 

Ưu – Nhược điểm của phương pháp định giá theo P/E

Ưu nhược điểm của phương pháp P/E khi định giá cổ phiếu

Ưu nhược điểm của phương pháp P/E khi định giá cổ phiếu

 

Ưu điểm của phương pháp định giá cổ phiếu P/E

– Phương pháp định giá cổ phiếu P/E là hình thức thông dụng phổ biến trên thế giới và được áp dụng cho hầu hết các ngành. 

– Công thức đơn giản dễ dàng tiếp cận có thể cho ra kết quả nhanh chóng để nhà đầu tư nắm bắt kịp thời để có chiến lược đầu tư hợp lý. 

– Phương pháp này dựa trên cơ sở giá trị thị trường thật nên có thể xác định được giá cổ phiếu đang ở mức nào. 

– Có thể so sánh giá trị cổ phiếu giữa các doanh nghiệp kinh doanh tương tự trong cùng thị trường chứng khoán

Nhược điểm của phương pháp định giá cổ phiếu P/E

– Tỷ số P/E thường không chính xác: Thị trường chứng khoán vốn không hoạt động ổn định nên rất đôi lúc khó xác định được giá trị hiện tại của cổ phiếu, giá cổ phiếu thường bị tác động bởi các yếu tố đầu cơ lũng đoạn thị trường nên tỷ số thường bị sai lệch.

– Không đánh giá được rủi ro: Phương pháp này không đưa ra được cơ sở để nhà đầu tư phân tích đánh giá sự tăng trưởng của thị trường và những rủi ro tác động đến giá trị doanh nghiệp. 

Những lưu ý khi định giá theo chỉ số P/E

– Nên lưu ý không phải lúc nào tỷ số P/E cao thì cổ phiếu đó được định giá là cao. Các công ty tăng trưởng nhanh thường có tỷ số cao hơn mặt bằng chung của thị trường. 

– Chỉ số P/E thường dựa vào tư liệu của quá khứ để dự báo tương lai nên sẽ không phù hợp với định giá các công ty có EPS biến động thất thường. 

Không có số liệu nào là chính xác hoàn toàn vì P/E tăng giảm tùy theo thị trường hay do cả khả năng tính toán của nhà đầu tư.

P/E được sẽ chịu ảnh hưởng bởi vòng đời của doanh nghiệp nên nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng thì nhà đầu tư sẽ được lợi nhuận cao còn nếu doanh nghiệp bước vào thời kỳ tăng trưởng thấp thì lợi nhuận nhận được cũng sẽ giảm so với trước đó. 

Vòng đời doanh nghiệp theo ma trận BCG

Vòng đời doanh nghiệp theo ma trận BCG

Phương pháp định giá cổ phiếu P/E là phương pháp đơn giản nhất khi muốn định giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán được thẩm định viên và các nhà đầu tư hay áp dụng nhất bởi tính dễ hiểu và áp dụng dễ dàng. Trên đây tôi đã nêu một số vấn đề liên quan đến phương pháp này, hy vọng bài viết sẽ có thể giúp bạn hiểu thêm một cách để định giá cổ phiếu.

Xem thêm:

Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn, hy vọng với những kiến thức trên sẽ phần nào giúp bạn hiểu thêm về các phương thức định giá để công việc đầu tư được diễn ra thuận lợi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đầu tư tài chính hay cổ phiếu, hãy truy cập website Daututietkiem.vn và để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé.

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC