Đầu tư mạo hiểm là gì? Đầu tư mạo hiểm có thực sự “mạo hiểm” hay không?

0
Kinh nghiệm đầu tư

Đầu tư mạo hiểm là một khái niệm quen thuộc đối với các nhà đầu tư, tuy nhiên có nhiều nhà đầu tư mới vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm này. Vậy đầu tư mạo hiểm là gì? Có đặc điểm như thế nào? Liệu đầu tư mạo hiểm có thực sự mạo hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây nhé.

Đầu tư mạo hiểm là gì?

Đầu tư mạo hiểm là gì

Đầu tư mạo hiểm là gì

Đầu tư mạo hiểm (Risky investment) là quá trình cấp vốn vào những lĩnh vực mà có tiềm năng phát triển vượt trội trong tương lai của các nhà đầu tư, giúp cho các công ty nghiên cứu phát triển công nghệ và tối ưu sản phẩm ở giai đoạn startup để có thể thương mại hóa sản phẩm và mở rộng thị trường một cách nhanh chóng.

Lợi nhuận mà loại hình này mang lại rất cao nếu có sự phát triển vượt bậc, tuy nhiên đi kèm với đó cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cao. Rủi ro ở đây là tỷ lệ thất bại của các công ty đầu tư mạo hiểm khởi nghiệp rất cao và khoản đầu tư mạo hiểm này cũng có thể bị mất trắng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên lợi nhuận mang về cũng rất lớn, nếu doanh nghiệp hoạt động trơn tru và được niêm yết trên sàn chứng khoán thì lợi nhuận có thể tăng vài chục lần đến hàng trăm lần. Khi đó nhà đầu tư có thể chuyển nhượng cổ phần dễ dàng, thu hồi vốn và lợi nhuận. 

Hình thức đầu tư mạo hiểm này khá phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Đây là kênh đầu tư cung cấp vốn cho các startup hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ của quốc gia

Ở các nước phát triển (Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…), đầu tư mạo hiểm là hình thức đầu tư khá phổ biến, là một kênh đầu tư cung cấp vốn hiệu quả cho các startup góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển về khoa học công nghệ của quốc gia. Tại Việt Nam, phong trào startup trong vài năm gần đây đang phát triển một cách mạnh mẽ, có nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm ra đời hơn để nhằm hỗ trợ vốn cho sự phát triển của các công ty khởi nghiệp. Có thể coi đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam.

Đặc điểm của đầu tư mạo hiểm

Tại Mỹ, có nhiều công ty công nghệ nổi tiếng được thành lập và phát triển từ nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, điển hình như: Microsoft, Apple, Facebook,… Đầu tư mạo hiểm có điểm khác biệt với các hình thức đầu tư khác, nhìn chung hình thức này thường tập trung vào các công ty có quy mô vừa và nhỏ ở giai đoạn khởi nghiệp và tập trung phần lớn vào các công ty công nghệ do các công ty này có khả năng mang lại lợi nhuận rất cao.

Đầu tư mạo hiểm có một số đặc điểm như sau:

  • Là khoản vốn đầu tư vào các doanh nghiệp mà không cần phải có một khoản ký quỹ hay đặt cọc nào.
  • Các nhà đầu tư, chuyên gia quản lý vốn mạo hiểm chủ yếu rót vốn vào doanh nghiệp là dựa trên sự tin tưởng vào sự thành công trong việc tạo dựng doanh nghiệp của người sáng lập cũng như đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp.
  • Khi các chuyên gia quản lý vốn mạo hiểm đầu tư vào một doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc họ sẽ cũng sẽ là thành viên của doanh nghiệp và tham gia vào việc kiểm soát điều hành doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là nếu doanh nghiệp bị phá sản thì họ sẽ phải đối mặt với rủi ro bị mất khoản đầu tư. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đó thành công thì họ cũng sẽ nhận được lợi nhuận rất cao.
  • Ngoài việc cung cấp vốn thì các chuyên gia quản lý vốn đầu tư mạo hiểm còn tư vấn ở cấp chiến lược, hướng dẫn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quản lý và phát triển mở rộng các mối quan hệ để nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh, xây dựng thương hiệu, uy tín và phát triển thị trường.

Cơ sở pháp lý về việc điều chỉnh hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam

Đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam vẫn được coi là một lĩnh vực khá mới và từ năm 2015 mới nhận được sự quan tâm của Nhà nước, chính phủ, các cơ quan chức năng, ban hành những chính sách khuyến khích phát triển.

Tuy nhiên, hoạt động mạo hiểm này chủ đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, do đó việc có một khung pháp lý hoàn chỉnh, toàn diện để điều chỉnh hoạt động này mang ý nghĩa rất quan trọng. Theo đó, rất dễ nảy sinh tranh chấp nếu không có quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư mạo hiểm rõ ràng, điều này khiến cho quyền lợi của các bên bị ảnh hưởng, bên cạnh đó không có được sự bảo vệ đầy đủ từ phía pháp luật cũng có thể tác động trực tiếp đến tâm lý của nhà đầu tư, và làm cho hoạt động đầu tư mạo hiểm sau này của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng tiêu cực. 

Tại Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản chính thức nào quy định về quỹ đầu tư mạo hiểm một cách chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên, có các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động quỹ đầu tư mạo hiểm nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau như:

 

STT Số hiệu, tên văn bản Ngày và CQ ban hành Nội dung cơ bản
1 Luật đầu tư số 67/2014/QH13 Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/7/2015 Luật này điều chỉnh hoạt động đầu tư và quản lý nhà nước về về từ Việt Nam ra nước ngoài và đầu tư tại Việt Nam và tương tự các hoạt động đầu tư nước ngoài khác, hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật này.
2 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 Quốc hội ban hành vào ngày 26/11/2014 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/7/2015 Quy định về việc thành lập, giải thể, tổ chức lại, tổ chức quản lý và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh;
3 Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 Quốc hội ban hành vào ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2007 Luật này quy định về việc đầu tư chứng khoán và các công ty quản lý quỹ
4 Thông tư 123/2015/TT-BTC Bộ tài chính ban hành ngày 18/08/2015 và có hiệu lực thi hành vào 01/10/2015 Hướng dẫn các hoạt động giao dịch, đầu tư chứng khoán và tỷ lệ sở hữu trên thị trường chứng khoán Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài
5 Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 Quốc hội ban hành vào ngày 13/11/2008 và có hiệu lực thi hành vào 01/7/2009 Quy định về  chính sách, hoạt động công nghệ cao, biện pháp khuyến khích cũng như thúc đẩy hoạt động công nghệ cao

Còn nếu xét riêng lĩnh vực kinh doanh công nghệ cao, thì tại Nghị định số 99/2003/NĐ-CP về việc ban hành quy chế khu công nghệ cao được ban hành bởi Chính phủ Quỹ đầu tư mạo hiểm được giải thích và chính thức công nhận. Theo đó, về quỹ đầu tư mạo hiểm trong khu công nghệ cao, cách thức sử dụng và chức năng của quỹ đầu tư mạo hiểm cũng như các khái niệm liên quan đã được Chính phủ quy định rõ ràng trong nghị định. Ngoài ra, hoạt động đầu tư mạo hiểm đó cũng sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động đầu tư cụ thể mà chịu sự điều chỉnh của những nguồn luật riêng.

Vậy có nên đầu tư mạo hiểm? 

Như đã đề cập ở mục trên thì đầu tư mạo hiểm thực sự mạo hiểm tuy nhiên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rằng, dù đầu tư vào lĩnh vực nào cũng sẽ ẩn chứa những rủi ro nhất định. Tuy nhiên, những lợi nhuận mà các kênh đầu tư mạo hiểm mang lại cũng rất lớn, do đó đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì đầu tư mạo hiểm là vấn đề nhận được sự đánh giá và sự quan tâm rất lớn.

Có nên đầu tư mạo hiểm không

Có nên đầu tư mạo hiểm không

Theo đó, do tính chất này nên, đối với việc sàng lọc hay thẩm định đầu tư các chuyên gia quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm thường tiến hành một cách cẩn thận để nhằm tìm ra các doanh nghiệp tiềm năng để đầu tư. Việc thẩm định này được tiến hành dựa trên 3 yếu tố như:

  • Tiềm năng của các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nhu cầu của thị trường trong tương lai.
  • Xem xét năng lực của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp.
  • Xem xét về công nghệ cho đến mô hình kinh doanh. 

Sau đó các chuyên gia quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ cần nhắc đến việc rót nguồn tiền của mình vào dựa trên những yếu tố đánh giá những tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đó. Do đó có thể xem đây chính là một hành động đầu tư mạo hiểm mang yếu tố chắc chắn và là cách thức khi đầu tư mạo hiểm của một nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Các bước đầu tư mạo hiểm của các nhà đầu tư chuyên nghiệp

Bước 1: Sàng lọc, thẩm định dự án đầu tư

Khi tiến hành sàng lọc các đầu tư dự án, nhà đầu tư mạo hiểm dựa trên 3 yếu tố đã nêu ở mục trên bao gồm: Tiềm năng phát triển của công ty, đội ngũ lãnh đạo và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, các quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ đại diện để nghiên cứu và thẩm định dự án hoặc thẩm định các doanh nghiệp cho nhà đầu tư.

Theo đó, có thể coi bước sàng lọc, thẩm định dự án đầu tư là bước quan trọng nhất bởi bước này còn ảnh hưởng đến sự thành công của việc đầu tư chứ không chỉ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định có đầu tư hay không. Do đó, đối với việc thẩm định về tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp (lời, lỗ như thế nào), khả năng thu hồi vốn cũng như định hướng trong tương lai thường được các quỹ đầu tư tiến hành rất kỹ.

Bước 2: Rót vốn

Sau khi đã sàng lọc và thẩm định thành công, các quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ đầu tư rót vốn vào các doanh nghiệp công nghệ cao hay công nghệ tiên tiến có triển vọng, chưa tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán và đang trong giai đoạn khởi nghiệp.

Bước 3: Kết thúc đầu tư, thu hồi vốn

Thời gian hoạt động nhất định của đầu tư mạo hiểm thường khoảng từ 7 đến 10 năm. Các khoản đầu tư mạo hiểm được thu hồi thông qua 4 kênh chính: Thị trường chứng khoán (chào bán lần đầu ra công chúng, IPO), bán lại cổ phần cho doanh nghiệp, bán cổ phần cho nhà đầu tư khác (trade sale) và bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác. 

Các nhà đầu tư thu hồi vốn nếu kết quả đầu tư thuận lợi. Theo đó, có 4 kênh mà nhà đầu tư có thể thông qua đó để thu hồi vốn: Sau khi doanh nghiệp IPO thì nhà đầu tư có thể bán lại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để thu hồi vốn, bán lại cổ phần cho doanh nghiệp hay bán cổ phần cho nhà đầu tư khác hoặc bán lại doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác.

Một số câu hỏi liên quan đến đầu tư mạo hiểm

Nhà đầu tư mạo hiểm là gì?

Nhà đầu tư mạo hiểm

Nhà đầu tư mạo hiểm

Nhà đầu tư mạo hiểm (Venture Capitalist – VC) là những nhà đầu tư chuyên tài trợ vốn để đổi lấy cổ phần cho những công ty có tiềm năng tăng trưởng cao. Theo đó, đối với các dự án khởi nghiệp, các nhà đầu tư mạo hiểm sẽ cung cấp vốn hoặc hỗ trợ các công ty nhỏ không có khả năng tiếp cận thị trường chứng khoán nhưng muốn mở rộng quy mô kinh doanh.

Lý do mà các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro để đầu tư vào những công ty như vậy vì họ tin rằng các khoản đầu tư của mình sẽ mang về lợi nhuận lớn. Bởi theo quy luật thị trường nếu tỷ lệ rủi ro càng cao thì cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về sẽ càng lớn.

Nhà đầu tư mạo hiểm ở đây có thể là nhà đầu tư cá nhân giàu có, nhà đầu tư tổ chức như ngân hàng đầu tư, các định chế tài chính khác.

Tại Việt Nam, có 5 nhà đầu tư mạo hiểm như:

  • Mekong capital
  • IDG Venture
  • CyberAgent Ventures (CAV)
  • Golden Gate Venture
  • Vinacapital Venture

Vốn đầu tư mạo hiểm là gì?

Vốn đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) đây là nguồn tài chính mà các nhà đầu tư cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ hay các công ty khởi nghiệp nhưng có tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Vốn đầu tư mạo hiểm có thể đến từ nhà đầu tư cá nhân giàu có, nhà đầu tư tổ chức như ngân hàng đầu tư, các định chế tài chính khác bất kỳ.

Venture Capital chính là một trong các hình thức của đầu tư vốn tư nhân (Private Equity), theo đó Venture Capital được biến đến như một chiến thuật đầu tư vốn vào các công ty tư nhân có tiềm năng phát triển với mục tiêu thông qua tái cơ cấu tài chính và tái cơ cấu hoạt động để làm tăng giá trị doanh nghiệp.

Những công ty được đầu tư mạo hiểm thường có quy mô nhỏ, hoạt động trong thời gian ngắn và chưa gây được tiếng vang. Bên cạnh đó, các công ty này cũng không có đủ điều kiện để vay tiền từ ngân hàng. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ cố gắng can thiệp vào hoạt động của công ty để cân bằng rủi ro và có một số những quyền hạn nhất định. Một số nhà đầu tư thông minh thậm chí còn yêu cầu được sở hữu số lượng lớn cổ phần để có thể kiểm soát tình hình một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, vốn đầu tư mạo hiểm này có thể được cung cấp dưới dạng chuyên môn kỹ thuật hoặc sự quản lý chuyên môn chứ không phải lúc nào cũng sẽ là tiền mặt.

Mặc dù, rủi ro mà các nhà đầu tư có thể gặp phải khi đầu tư vào các đơn vị này là rất cao, tuy nhiên rủi ro cao sẽ đồng nghĩa với việc nếu công ty hoạt động thuận lợi thì tiềm năng về lợi nhuận đạt được cũng rất hấp dẫn.

Theo đó, vốn đầu tư mạo hiểm đối với các công ty mới thành lập hoặc liên doanh có thời gian hoạt động ngắn, thường dưới hai năm đang ngày càng trở thành một nguồn phổ biến để huy động vốn hoặc thậm chí cần thiết, đặc biệt là đối với các công ty không đủ điều kiện để vay ngân hàng hay không tiếp cận được thị trường vốn hoặc các công cụ nợ khác.

Hình thức tài trợ vốn này có nhược điểm chính là các nhà đầu tư thường nhận được vốn chủ sở hữu và do đó khiến cho các quyết định của công ty bị ảnh hưởng.

Qũy đầu tư mạo hiểm là gì?

Quỹ đầu tư mạo hiểm là các quỹ đầu tư quản lý số tiền của các nhà đầu tư tìm kiếm và rót vốn đầu tư vào công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hay các công ty mới thành lập nhưng có tốc độ tăng trưởng tích cực. Theo đó, các nhà đầu tư này tin rằng các công ty này sẽ phát triển trong tương lai.

Lợi nhuận mà các nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư mạo hiểm thu về rất cao. Tuy nhiên, hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn.

Còn nếu xét trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ cao thì tại Khoản 1, Điều 19 Nghị định 99/2003/NĐ-CP giải thích về quỹ đầu tư mạo hiểm như sau: “Quỹ đầu tư mạo hiểm là tổ chức tài chính được thành lập theo quy định của pháp luật để đầu tư vào các hoạt động ươm tạo công nghệ cao và doanh nghiệp công nghệ cao. Quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động trên cơ sở Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.”

Hiện nay, mô hình startup tại Việt Nam đang được phát triển theo hướng tích cực và hứa hẹn trong những năm sắp tới sẽ bùng nổ về lợi nhuận. Theo đó, có thể kể đến một số quỹ đầu tư mạo hiểm phổ biến như: 

  • DFJ VinaCapital
  • Mekong Capital
  • FPT Ventures
  • VinaCapital Foundation (VCF)
  • CyberAgent Ventures (CAV)
  • IDG Ventures VietNam (IDGVV)
  • …..

Xem thêm: Danh sách các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam 

Danh mục đầu tư mạo hiểm là gì?

Khi một danh mục chứa những cổ phiếu có rủi ro cao đi kèm với tỷ suất lợi nhuận lớn sẽ được coi là mạo hiểm. Theo đó, chỉ số beta của cổ phiếu trong danh mục này thường cao hoặc rất nhạy cảm đối với những biến động của thị trường. Dựa trên căn cứ thích hợp, so với mức độ biến động chung của thị trường thì cổ phiếu có beta cao hơn chịu sự biến động giá tương đối nhiều hơn. Nếu chỉ số beta mã cổ phiếu của bạn là 2.0 thì xu hướng biến động của nó sẽ gấp đôi so với thị trường theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Đúng như sự mô tả ban đầu, khả năng sinh lời càng cao đồng nghĩa với việc các rủi ro tiềm ẩn càng lớn.

Xem thêm: Cách quản trị danh mục đầu tư hiệu quả

Thực trạng hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam hiện nay

Tổng số vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam trong năm 2021 đạt 1,4 tỷ USD, tăng trưởng gấp 1,5 lần so với kỷ lục đã lập vào năm 2019 (874 triệu USD). Đồng thời, tổng số quỹ đầu tư tham gia hoạt động tại Việt Nam cũng tăng tới 60%,…

Đây chính là điểm đáng chú ý trong buổi công bố Báo cáo Đổi mới Sáng tạo và Đầu tư Công nghệ Việt Nam do Quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tổ chức vào ngày 21/4/2022 vừa qua.

Theo các số liệu trong báo cáo cho thấy, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong nước đã phục hồi trở lại sau một năm 2020 đầy khó khăn và trong năm 2021 đã đạt những thành tựu đáng ghi nhận, bất chấp đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp và căng thẳng.

Theo đó, so với con số 874 triệu USD kỷ lục trước đó vào năm 2019 thì tổng số tiền đầu tư đạt 1,4 tỷ USD, tăng trưởng gấp 1,5 lần. Cùng với đó, tổng số thương vụ đầu tư cũng tăng 57% so với năm 2020, đây cũng là con số cao nhất từ trước đến nay là 165. 

Tổng số quỹ đầu tư tham gia hoạt động tại Việt Nam trong năm 2021 tăng 60% và được phân bổ đều giữa các quốc gia. Trong đó, quốc gia có số lượng nhà đầu tư tích cực nhất chính là Singapore.

Biểu đồ dòng vốn đầu tư mạo hiểm rót vào các startup của Việt Nam giai đoạn 2013-2021

Biểu đồ dòng vốn đầu tư mạo hiểm rót vào các startup của Việt Nam giai đoạn 2013-2021

Theo báo cáo trên, khẩu vị của các nhà đầu tư trước diễn biến mới đã nhanh chóng dịch chuyển để tập trung vào các nhóm ngành không bị đại dịch tác động mạnh. Hơn nữa, sự thuận tiện của các ứng dụng hội thảo trực tuyến cũng khiến cho quá trình đưa ra quyết định đầu tư không còn bị rào cản bởi việc hạn chế đi lại.

Thêm một điểm nhấn nữa là Việt Nam ghi nhận sự xuất hiện của hai kỳ lân công nghệ mới là Sky Mavis và Momo trong năm 2021 vừa qua. Sự thành công của hai công ty này đã càng khẳng định vị thế của Việt Nam như một trung tâm công nghệ mới nổi của khu vực.

Trong năm 2021, hai ngành đứng đầu về thu hút vốn đầu tư vẫn là hoạt động thanh toán và thương mại điện tử. Bên cạnh đó, ngành trò chơi trực tuyến (Gaming) nhờ vào sự thành công trên toàn cầu của Sky Mavis cùng sản phẩm Axie Infinity đã vươn lên vị trí thứ ba trong số các ngành được đầu tư nhiều nhất.

Về giá trị khoản đầu tư, số tiền đầu tư vào các vòng gọi vốn trong năm qua là trên 10 triệu USD đạt kỷ lục gần 1,2 tỷ USD, trong tổng số vốn đầu tư của cả năm 2021 chiếm hơn 82%. Tỷ lệ này tiếp tục tạo nên kỷ lục mới khi con số này những năm 2021 và 2019 lần lượt là 74% và 78%.

Bên cạnh đó trong năm 2021, đạt hơn 10 triệu USD nguồn vốn dành cho các vòng có giá trị nhỏ, cũng đã đạt ngưỡng mới là 256 triệu USD, so với năm 2020 tăng 118%.

Trong những năm gần đây, việc vốn đầu tư được phân bổ tương đối đồng đều giữa các giai đoạn gọi vốn đã phần nào cho thấy sự phát triển ổn định của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.

Tại buổi lễ, ông Trần Duy Đông – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề cập đến việc “đổi mới sáng tạo” hiện đang là xu thế tất yếu không chỉ của riêng Việt Nam mà còn là của toàn cầu. Đồng thời ông cho biết, Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những thay đổi mạnh mẽ về cơ chế, chính sách cho đổi mới sáng tạo.

Điều này được thể hiện trên bảng xếp hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), từ hạng 52 trong số 141 quốc gia và nền kinh tế năm 2015 lên hạng 44/132 năm 2021 và xếp ở vị trí số một trong nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông

Theo ông Đông, hoạt động đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số còn giúp nhiều công ty có thể đạt được tăng trưởng vượt bậc chứ không chỉ giúp nhiều doanh nghiệp vượt qua cơn khủng hoảng.

Theo đó, ông Vũ Quốc Huy – Giám đốc NIC đại diện Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cũng cho rằng với những thành quả đã đạt được trong năm 2021 vừa qua sẽ là bản lề để hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam có những bước phát triển đột phá, mở ra cho giai đoạn phát triển tiếp theo của doanh nghiệp nhiều cơ hội đổi mới sáng tạo và nền kinh tế số Việt Nam.

Kết luận

Hy vọng những chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư trong bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin, kiến thức hữu ích về quỹ đầu tư mạo hiểm là gì, đặc điểm cũng như các bước đầu tư mạo hiểm của các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nếu bạn quan tâm đến những vấn đề tương tự hãy tiếp tục theo dõi daututietkiem.vn để có thể cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC