Các cá nhân đầu tư nước ngoài cần những thủ tục gì? 

0
Kinh nghiệm đầu tư

Với xu thế toàn cầu hóa hội nhập như hiện nay, nhà nước Việt Nam không chỉ mở cửa để các nhà đầu tư quốc tế vào Việt Nam mà còn khuyến khích nhà đầu tư trong nước được thực hiện các hoạt động đầu tư ra thị trường nước ngoài. Việc đầu tư của các cá nhân là một trong những hình thức đầu tư phổ biến và được nhiều nhà đầu tư sử dụng nhằm mục đích khai thác tiềm lực trong nước đồng thời bảo toàn và sinh lợi cho chủ sở hữu. Vậy việc cá nhân đầu tư ra nước ngoài được quy định như thế nào và thủ tục các cá nhân đầu tư cần thực hiện những gì thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề trên theo quy định của pháp luật. 

Thủ tục các cá nhân đầu tư nước ngoài cần những gì

Thủ tục các cá nhân đầu tư nước ngoài cần những gì?

Cá nhân đầu tư ra nước ngoài bao gồm những hoạt động nào?

Theo quy định tại Nghị định 135/2015/NĐCP và Thông tư 10/2016/TTNHNN: Người đủ điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với trường hợp mang quốc tịch Việt Nam được tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài. Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của các cá nhân mang quốc tịch Việt Nam sẽ bao gồm:

– Được nhận và sở hữu cổ phiếu thường, cổ phiếu thưởng ở nước ngoài, nhận được cổ tức và các khoản thu nhập hợp pháp khác. 

– Nhận quyền mua cổ phiếu thưởng ở nước ngoài và sở hữu cổ phiếu thưởng, nhận cổ tức và các khoản thu nhập hợp pháp khác.

– Sử dụng ngoại tệ trên tài khoản như trích lương, thưởng hay sử dụng các nguồn thu nhập khác để mua ngoại tệ thanh toán tiền mua cổ phiếu thưởng tại các tổ chức tín dụng, được phép thông qua các tổ chức để thực hiện chương trình mua cổ phiếu. 

– Được nhận bán cổ phiếu phổ thông ở nước ngoài, bán quyền mua cổ phiếu phổ thông bằng ngoại tệ của tổ chức thực hiện chương trình cổ phiếu. 

Phương tiện đầu tư là chứng khoán có thể chuyển nhượng và các loại chứng khoán khác có thể đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm: 

– Cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán nước ngoài

– Chứng chỉ cổ phiếu của quỹ đầu tư

– Trái phiếu chính phủ tín phiếu, kỳ phiếu của chính phủ và của các tổ chức phát hành được xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức tín nhiệm quốc tế: Standard and Poor’s, Moody’s Investors Service và Fitch Ratings.

Thủ tục các cá nhân đầu tư ra nước ngoài cần thực hiện 

Thủ tục các cá nhân đầu tư nước ngoài

Thủ tục các cá nhân đầu tư nước ngoài

Thủ tục để các cá nhân được cấp phép xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài:

– Nhà đầu tư sẽ phải nộp 3 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng với đó đăng ký thông tin đầu tư trên hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.  

– Hồ sơ phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận khi đã đầy đủ các mục tài liệu theo quy định và được đăng ký trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

– Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, những trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần chỉnh sửa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo cho nhà đầu tư hoàn thiện lại trong thời hạn là 5 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ. 

– Trường hợp dự án có vốn đăng ký chuyển ra nước ngoài bằng ngoại tệ sẽ ứng với 20 tỷ đồng trở lên thì Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong vòng 7 ngày từ ngày nhận được văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nếu quá thời hạn trên mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư không nhận được văn bản trả lời, thì có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận hồ sơ dự án đầu tư đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.

– Bộ kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo thời hạn được quy định như trong khoản 3 điều 59 của Luật đầu tư, cùng với đó sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.

– Đối với hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, bộ kế hoạch và đầu tư phải có văn bản thông báo từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và ghi rõ lý do gửi nhà đầu tư. 

Thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư 

– Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư sẽ phải mở 1 tài khoản vốn đầu tư nước ngoài bằng 1 loại tiền tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại 1 tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước. 

– Với những trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam, nhà đầu tư sẽ phải mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư bằng tiền Việt Nam và 1 tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại 1 tổ chức tín dụng được phép đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước.

– Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư nước ngoài sẽ phải mở tài khoản và chuyển vốn riêng cho từng dự án. 

 – Với những dự án có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, mỗi nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn riêng để chuyển giao trong phạm vị tổng vốn và tỷ lệ vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Trình tự mà các cá nhân đầu tư ra nước ngoài cần thực hiện 

Trình tự mà các cá nhân cần thực hiện khi đầu tư ra nước ngoài

Trình tự mà các cá nhân cần thực hiện khi đầu tư ra nước ngoài

Trình tự thực hiện

Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời đăng ký thông tin đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài

– Hồ sơ sẽ được Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận khi nhận được đầy đủ tài liệu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp tệp không hợp lệ hoặc chứa nội dung, điều này cần được thực hiện. Tất nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư để hoàn thiện hồ sơ. 

– Trường hợp dự án có vốn đăng ký dự án bằng ngoại tệ từ 20 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc dự án quy định tại điều Điều 54 của Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 

– Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra ngoài đồng thời sao gửi Bộ tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động 

– Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.

– Trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài trong đó phải nêu rõ lý do từ chối gửi cho nhà đầu tư

Cách thức thực hiện

– Thông qua hệ thống bưu chính

– Giao dịch trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Hồ sơ để thực hiện đầu tư của các cá nhân

Cá nhân quốc tịch Việt Nam thực hiện cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cần chuẩn bị các tài liệu sau:

  • Hộ chiếu/chứng minh nhân dân bản công chứng;
  • Xác nhận tình trạng không nợ thuế đến thời điểm hiện tại;
  • Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với số vốn đầu tư ra nước ngoài;
  • Văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng hoặc văn bản tự cam kết thu xếp ngoại tệ của nhà đầu tư;
  • Tài liệu chứng minh trụ sở tại nước ngoài trong trường hợp đầu tư vào các lĩnh vực cần đầu tư cơ sở hạ tầng: Hợp đồng thuê bất động sản hoặc hợp đồng mua bán bất động sản tại nước ngoài (Áp dụng đối với các dự án thuộc lĩnh vực yêu cầu đầu tư xây dựng mới địa điểm: Dự án năng lượng; Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng);

Xem thêm: Đặc điểm của hợp đồng góp vốn đầu tư cá nhân ra sao?

Nhà đầu tư cá nhân cần có nghĩa vụ gì khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài

Nghĩa vụ mà các cá nhân cần thực hiện khi đầu tư ra nước ngoài

Nghĩa vụ mà các cá nhân cần thực hiện khi đầu tư ra nước ngoài

Những quy định chung và nghĩa vụ của các cá nhân khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài:

– Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp cả các nguồn ngoại tệ sử dụng để thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

– Có trách nhiệm trước pháp luật về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, hiệu quả kinh tế và rủi ro đối với việc sử dụng vốn

– Thực hiện đúng mọi chế độ báo cáo theo quy định đối với hoạt động đầu tư gián tiếp, các kỳ báo cáo định kỳ hàng quý sau quý báo cáo của tổ chức phát hành thưởng cổ phiếu.

– Các nhà đầu tư phải có trách nhiệm mở 1 tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mọi giao dịch đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Với tiền Việt Nam: Nhà đầu tư không được sử dụng vốn vay bằng tiền Việt Nam từ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để mua ngoại tệ đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Với tiền ngoại tệ: Nhà đầu tư không được sử dụng vốn vay ngoại tệ trong nước và nước ngoài để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

– Nhà đầu tư phải tuân thủ chặt chẽ về quản lý ngoại hối, có nghĩa vụ phải nộp thuế và thực hiện đầy đủ các quy định khác có liên quan của pháp luật. 

– Chỉ được thực hiện thông qua tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu và sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký.

Hạn mức mà cá nhân đầu tư ra nước ngoài dựa trên đâu?

Mọi hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm sẽ được xây dựng trên: 

– Tình hình thực hiện cán cân thanh toán của 5 năm trước và dự báo cán cân thanh toán của năm xây dựng tổng hạn mức 

– Quy mô dự trữ ngoại hối Nhà nước

– Tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài

– Tình hình kinh tế vĩ mô và thực hiện mục tiêu hành chính sách tiền tệ trong năm xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Xem thêm: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Lời kết 

Trên đây là những thông tin và thủ tục mà các cá nhân cần phải thực hiện. Hy vọng với những thông tin vừa rồi bạn đọc sẽ nắm rõ được mọi trình tự và những thủ tục cần thiết khi một cá nhân muốn thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Bạn đang xem bài viết về kinh nghiệm đầu tư trên trang daututietkiem.vn, nếu có thắc mắc gì về lĩnh vực vui lòng truy cập vào website để tìm hiểu các bài viết liên quan, hoặc có thể để lại thông tin phía dưới phần bình luận. 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC