Dự án đầu tư là gì? Đặc điểm và phân loại dự án đầu tư

0
Thuật ngữ đầu tư

Hiện nay, đầu tư là một vấn đề rất quen thuộc và phổ biến. Bởi lẽ, thị trường kinh tế của nước ta đang ngày càng hội nhập với thị trường thế giới, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn trong nước và ngoài nước. Trong vài năm gần đây, các dự án xây dựng được đầu tư với nguồn vốn lớn, đem đến cho nước ta nhiều lợi ích. Nội dung bài viết dưới đây là những thông tin về dự án đầu tư là gì, đặc điểm và phân loại cũng như các quy định của pháp luật hiện hành về dự án đầu tư. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Dự án đầu tư là gì?

Dự án đầu tư là gì

Dự án đầu tư là gì

Có thể hiểu định nghĩa dự án đầu tư theo nhiều hình thức khác nhau, như sau:

Về mặt hình thức 

Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Xét về góc độ quản lý

Xét theo góc độ quản lý thì dự án đầu tư được xem là một công cụ quản lý về việc sử dụng vật tư, vốn và lao động để tạo ra các kết quả kinh tế xã hội và tài chính trong một thời gian dài.

Xét về mặt nội dung 

Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động và chi phí cần thiết để nhằm đáp ứng thực hiện được những mục tiêu trong tương lai. Và những hoạt động và chi phí này được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định.

Xét theo góc độ pháp luật

Khái niệm dự án đầu tư được quy định rõ tại Khoản 4, Điều 3, Luật Đầu tư 61/2020/QH14 như sau: “4. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Như vậy, dự án đầu tư được hiểu theo nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, có thể tổng hợp khái niệm này lại như sau: Dự án đầu tư (Investment project) chính là tập hợp các dữ liệu, thông tin, hoạt động và một số yếu tố về lao động, tài chính,… để thực hiện một kế hoạch đã được lập ra trước đó. Theo đó, đưa những ý tưởng, những sáng kiến trở thành sự thật và đúng với mục đích ban đầu đã được đặt ra chính là mục đích cuối cùng của hoạt động này. Đồng thời, dự án đầu tư là cơ sở để tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và là căn cứ để triển khai hoạt động đầu tư cũng như đánh giá hiệu quả dự án của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng đặc biệt quan trọng đối với việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.
Xem thêm: Dự án đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp là gì?

Các đặc điểm của dự án đầu tư

Dự án đầu tư có 3 đặc điểm cơ bản như sau:

Một là, dự án đầu tư có thời gian tồn tại hữu hạn

Một dự án đầu tư khi xây dựng có thể là dự án dài hạn hay ngắn hạn. Tuy nhiên, dù là thời gian thực hiện dài hay ngắn thì chúng đều hữu hạn. Cụ thể:

– Dự án đầu tư trong khu kinh tế có thời gian hoạt động không quá 70 năm.

– Còn đối với dự án đầu tư ngoài khu kinh tế thì thời gian hoạt động không quá 50 năm. Ngoài ra, thời gian hoạt động của dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hay các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm dài hơn nhưng không quá 70 năm.

Xem thêm: Gia hạn chứng nhận đầu tư như nào?

Hai là, dự án đầu tư luôn có mục tiêu rõ ràng

Dự án đầu tư bạn xây dựng bất kể là thuộc lĩnh vực nào, chi phí ước tính như thế nào hay thực hiện trong thời gian là bao lâu, …thì cũng cần phải có những mục tiêu cụ thể và có mục đích rõ ràng.

dự án đầu tư luôn có mục tiêu rõ ràng

Khi xin quyết định chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư cũng được xem là một trong những nội dung quan trọng được thể hiện trong đề xuất dự án đầu tư nộp kèm với hồ sơ. Do đó, để được xét duyệt dự án, thì chủ đầu tư cần chuẩn bị về đội ngũ nguồn nhân lực, kinh phí cũng như phải đặt ra những mục tiêu cụ thể phù hợp với tiến trình thực hiện dự án.

Ba là, dự án đầu tư có thể chuyển nhượng

Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư. Bao gồm:

a) Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật này;

1, Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này;

2, Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

3, Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;

4,Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);

5, Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.”

Vai trò của dự án đầu tư

Đối với chủ đầu tư

  • Dự án đầu tư được xem là căn cứ quan trọng nhất để đưa ra quyết định có nên tiến hành đầu tư dự án hay không của các nhà đầu tư.
  • Là công cụ để tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư vào dự án.
  • Là phương tiện để chủ đầu tư có thể thuận lợi thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong nước và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn.
  • Là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, đôn đốc và kiểm tra cũng như theo dõi quá trình thực hiện dự án.
  • Trong quá trình thực hiện và khai thác công trình, dự án đầu tư chính là căn cứ quan trọng để theo dõi đánh giá và có điều chỉnh kịp thời những tồn tại, vướng mắc xảy ra.
  • Trong quá trình thực hiện dự án, dự án đầu tư cũng được xem là căn cứ quan trọng để giải quyết các mối quan hệ tranh chấp giữa các đối tác cũng như để soạn thảo hợp đồng liên doanh.

Xem thêm: Dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp là gì?

Đối với nhà tài trợ (các ngân hàng thương mại)

  • Dự án đầu tư là cơ sở quan trọng để xem xét tính khả thi dự án này của các nhà tài trợ, từ đó các cơ quan này sẽ đưa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không và để đảm bảo rủi ro ít nhất cho nhà tài trợ thì nên tài trợ đến mức độ nào.

ngân hàng thương mại

Dự án đầu tư là cơ sở quan trọng để xem xét tính khả thi dự án này của các nhà tài trợ

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

  • Dự án đầu tư là tài liệu quan trọng để các cơ quan chức năng có thẩm quyền xét duyệt và cấp giấy phép đầu tư.
  • Trong quá trình thực hiện dự án sau này, khi giữa các bên tham gia đầu tư có sự tranh chấp thì dự án đầu tư cũng được xem là căn cứ pháp lý để tòa án xem xét, giải quyết tranh chấp.

Phân loại dự án đầu tư

Có thể phân loại dự án đầu tư theo 3 tiêu chí cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với dự án đầu tư theo nguồn vốn đầu tư

– Dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công

Là dự án đầu tư sử dụng một trong những nguồn vốn sau đây:

  • Vốn ngân sách nhà nước;
  • Vốn công trái quốc gia;
  • Vốn trái phiếu chính phủ;
  • Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
  • Vốn trái phiếu chính quyền địa phương;
  • Vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
  • Vốn từ nguồn thu để lại đầu tư nhưng chưa đưa vào ngân sách nhà nước;
  • Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước;
  • Vốn vay khác của ngân sách địa phương.

– Dự án đầu tư bằng các nguồn vốn khác:

  • Vốn vay thương mại
  • Vốn liên doanh liên kết
  • Vốn huy động trên các thị trường tài chính (trong nước, quốc tế)
  • Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • Vốn tư nhân

Thứ hai, phân loại theo dự án đầu tư mức độ quan trọng và quy mô của dự án

Dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm dự án khi căn cứ theo phân loại này như sau:

– Dự án quan trọng quốc gia: Đây là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí dưới đây:

  • Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
  • Môi trường bị ảnh hưởng lớn hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng, bao gồm:
  • Nhà máy điện hạt nhân;
  • Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu bảo vệ cảnh quan, rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên, rừng phòng hộ chắn sóng, chắn gió, chắn cát bay, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên, rừng sản xuất có diện tích từ 1000 héc ta trở lên;
  • Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai cụ trở lên với quy mô tư 500 héc ta trở lên;
  • Di dân tái định cư ở miền núi từ 20,000 người trở lên và ở các vùng miền khác là từ 50,000 trở lên;
  • Dự án đòi hỏi cần phải áp dụng chính sách, cơ chế đặc biệt và cần được quyết định bởi quốc hội;

– Dự án nhóm A;

– Dự án nhóm B;

– Dự án nhóm C

– Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C.

phân loại theo dự án đầu tư mức độ quan trọng và quy mô của dự án

phân loại theo dự án đầu tư mức độ quan trọng và quy mô của dự án

Thứ ba, phân loại dự án đầu tư tính chất đầu tư

Dự án đầu tư có cấu phần xây dựng: Là những dự án đầu tư như xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng bao gồm cả phần mua trang thiết bị, mua tài sản của dự án

Dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng: Là dự án đầu tư như dự án nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua tài sản, mua, nâng cấp, sửa chữa trang thiết bị máy móc và dự án khác.

Thứ tư, phân loại dự án theo lĩnh vực đầu tư

Có thể phân loại dự án đầu tư căn cứ vào lĩnh vực đầu tư như sau: 

– Dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải: Là dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đường thủy hoặc đường bộ; các hoạt động đầu tư duy trì bảo dưỡng phát triển hệ thống giao thông;

– Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm – ngư – diêm nghiệp: Là những dự án đầu tư phát triển ngành chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng, thủy sản, thủy lợi, phát triển nông thôn và sản xuất muối,…

– Dự án đầu tư lĩnh vực công nghiệp: Là những dự án đầu tư vào các ngành như luyện kim, cơ khí, năng lượng mới, điện, năng lượng tái tạo, hóa chất (bao gồm cả hóa dược), khai thác khoáng sản, dầu khí, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp chế biến khác;

– Dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng: Là những dự án đầu tư xây dựng các công trình nhà ở, hạ tầng kỹ thuật đô thị, công sở,…

Thứ năm, dự án đầu tư theo vùng lãnh thổ

Căn cứ theo địa điểm thực hiện dự án, dự án có thể được phân chia theo

  • Theo tỉnh, thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nghệ An,..
  • Theo vùng lãnh thổ: Vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc, Vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ và vùng Nam Trung Bộ.

Thứ sáu, dự án đầu tư bằng các nguồn vốn khác

  • Vốn vay thương mại;
  • Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
  • Vốn liên doanh liên kết;
  • Vốn tư nhân
  • Vốn huy động trên các thị trường tài chính.

Một số câu hỏi thường gặp

Nguồn lực của dự án đầu tư bao gồm những gì?

Nguồn lực của dự án đầu tư bao gồm các nguồn lực tài chính, vật chất và nguồn nhân lực để thực hiện dự án.

Thời gian hoạt động dự án đầu tư thường là bao lâu?

Thời gian hoạt động dự án đầu tư thường là bao lâu

Thời gian hoạt động dự án đầu tư thường là bao lâu

Theo đó, thời hạn hoạt động của dự án đầu tư cũng được quy định rõ tại Điều 44 Luật Đầu tư 2020 như sau: 

– Đối với dự án đầu tư trong khu kinh tế, thời hạn hoạt động không quá 70 năm.

– Còn đối với dự án đầu tư ngoài khu kinh tế thì thời hạn hoạt động không quá 50 năm. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm hoặc dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn là không quá 70 năm. 

– Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư: Theo đó, thời hạn hoạt động của dự án đầu tư sẽ được xem xét gia hạn khi nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật, tuy nhiên không được quá thời hạn tối đa quy định nêu trên, ngoại trừ các dự án đầu tư dưới đây: 

  • Công nghệ mà dự án đầu tư sử dụng lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây thâm dụng tài nguyên và ô nhiễm môi trường; 
  • Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho bên Việt Nam hoặc Nhà nước Việt Nam. 

Dự án đầu tư được điều chỉnh khi nào?

Căn cứ theo Điều 41 Luật Đầu tư 2020, việc Điều chỉnh dự án đầu tư được quy định như sau: 

– Nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, sáp nhập các hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư, sử dụng quyền sử dụng tài sản, đất trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh trong quá trình thực hiện đầu tư.

Trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Theo đó, khi có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì nhà đầu tư cần phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư:

a) Bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư; Thay đổi mục tiêu mà tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đã được quy định; 

b) Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 30 ha hoặc trên 10%, thay đổi địa điểm đầu tư;

c) Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm quy mô dự án đầu tư thay đổi;

d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu quy định là vượt quá 12 tháng;

đ) Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

e) Thay đổi công nghệ đã được đánh giá, thẩm định và lấy ý kiến trong quá trình phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư;

g) Thay đổi chủ đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án vận hành, khai thác hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).

– Về tiến độ thực hiện dự án đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư không được điều chỉnh quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu quy định, ngoại trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo pháp luật hiện hành quy định về dân sự và đất đai;

b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước cho thuê đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;

d) Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;

đ) Bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư; Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; 

e) Tổng vốn đầu tư tăng từ 20% trở lên làm quy mô dự án đầu tư thay đổi.

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Theo quy định tại Điều này, cấp cao hơn có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư trong trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp đó.

– Trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các nội dung điều chỉnh sẽ thực hiện theo quy định tương ứng tại các điều 34, 35 và 36 của Luật này.

– Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì trước khi điều chỉnh dự án đầu tư nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.

Xem thêm: Các cá nhân đầu tư nước ngoài cần những thủ tục gì? 

Các tiêu chí để xác định một dự án đầu tư là dự án quan trọng quốc gia?

Các tiêu chí để xác định một dự án đầu tư là dự án quan trọng quốc gia

  • Sử dụng vốn đầu tư công có quy mô từ 10,000 tỷ đồng trở lên;
  • Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng;
  • Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai cụ trở lên với quy mô tư 500 héc ta trở lên;
  • Di dân tái định cư ở miền núi từ 20,000 người trở lên và ở các vùng miền khác từ 50,000 trở lên;
  • Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặt biệt cần được quyết định bởi quốc hội.

Xem thêm: Thẩm định dự án đầu tư là gì? 

Kết luận

Trên đây là những tin liên quan đến dự án đầu tư. Hy vọng với những nội dung chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc quan tâm nắm bắt được thêm nhiều thông tin hữu ích về dự án đầu tư, từ đó có thể lập cho bản thân một dự án đầu tư hoàn chỉnh nhất. Chúc bạn thành công.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC