Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo quy định mới nhất

0
Thuật ngữ đầu tư

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là gì?

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động mà các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì. 

Theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa 85%. Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới thành lập trong 3 năm đầu tiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ cụ thể khác với các tỷ lệ nêu trên đối với từng ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi

Ngoài tỷ lệ này, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ sau để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình.

  • Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
  • Hạn chế, giới hạn cấp tín dụng
  • Tỷ lệ khả năng chi trả
  • Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn
  • Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
  • Giới hạn góp vốn, mua cổ phần

Quy định về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi

Căn cứ Điều 20, Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi như sau:

Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam theo công thức sau đây.

Công thức

Công thức

*Trong đó:

– LDR: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.

– L: Tổng dư nợ cho vay

Tổng dư nợ cho vay bao gồm:

  • Dư nợ cho vay đối với cá nhân, tổ chức (không bao gồm dư nợ cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam);
  • Các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cho vay.

Tổng dư nợ cho vay được trừ đi:

  • Dư nợ cho vay bằng nguồn ủy thác của Chính phủ, cá nhân và tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam; ngân hàng mẹ, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ) mà các rủi ro liên quan đến khoản cho vay này do Chính phủ, cá nhân và tổ chức này chịu
  • Nguồn vốn vay ở nước ngoài của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nguồn vốn vay ở nước ngoài bao gồm cả nguồn vốn vay của ngân hàng mẹ và các chi nhánh của ngân hàng mẹ ở nước ngoài;
  • Số dư vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước, không bao gồm số dư vay tái cấp vốn để hỗ trợ khả năng chi trả tạm thời.

– D: Tổng tiền gửi. 

Tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài (bao gồm cả tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác), trừ các khoản sau đây:

  • Tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước
  • Tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng
  • Tiền gửi của cá nhân, trừ tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng.
  • Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu

*Lưu ý:

– Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải thực hiện tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo quy định trên nếu nếu vốn điều lệ, vốn được cấp còn lại sau khi trừ đi lỗ lũy kế (được xác định trên bảng cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm tính tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi), giá trị nguyên giá của các khoản mua, đầu tư tài sản cố định, góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật lớn hơn dư nợ cho vay.

– Trước ngày 1/1/2020, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi không đảm bảo quy định trên phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

  • Tỷ lệ cụ thể không đảm bảo theo quy định
  • Các biện pháp áp dụng để đảm bảo không làm tăng tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
  • Biện pháp và kế hoạch xử lý để giảm tỷ lệ và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo quy định trước ngày 01/01/2022.

Thống kê tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của ngân hàng

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tính đến đến 31/10/2020 được quy định trong bảng sau:

Loại hình tổ chức tín dụng Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (%)
Ngân hàng thương mại Nhà nước 81,97
Ngân hàng thương mại cổ phần 71,98
Ngân hàng Liên doanh, nước ngoài 35,92
Ngân hàng Hợp tác xã 48,13
Toàn hệ thống 72,44

Nguồn: sbv.gov.vn

*Lưu ý:

– Số liệu dựa trên Báo cáo cân đối tài khoản kế toán, báo cáo thống kê tháng 10/2020 của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Không bao gồm Tổ chức tài chính vi mô)

– Khối Ngân hàng thương mại Nhà nước bao gồm:

  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
  • Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
  • Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
  • Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
  • Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam
  • Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí toàn cầu
  • Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương

Như vậy, theo quy định mới nhất hiện nay, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tối đa ở mức 85%. Bài viết sẽ cập nhật thông tin liên tục nếu như có bất kỳ thay đổi nào về tỷ lệ này.

Kết luận 

Trên đây là những thông tin mới nhất về khái niệm và những quy định về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm những kiến thức mới hữu ích. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC