So sánh đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài

0
Thuật ngữ đầu tư

Bước vào thế kỷ XXI, trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội của mình Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ cũng như thách thức to lớn, và trong quá trình phát triển này, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được khẳng định. Theo đó, có hai hình thức đầu tư ra nước ngoài chính là: đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Để có cái nhìn rõ ràng về hai loại hình đầu tư này, nó có điểm gì giống nhau và khác nhau như thế nào? Mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây. 

Khái quát về đầu tư nước ngoài

Đầu tư nước ngoài là gì?

Đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư mà các tổ chức, cá nhân của một quốc gia đưa vốn để tham gia hoạt động đầu tư kinh doanh vào một quốc gia khác để tìm kiếm lợi nhuận và ngược lại. Trong đó, có hai hình thức chính là: 

  • Đầu tư nước ngoài trực tiếp
  • Đầu tư nước ngoài gián tiếp
Đầu tư nước ngoài có hai hình thức chính là đầu tư trực tiếp và gián tiếp

Đầu tư nước ngoài có hai hình thức chính là đầu tư trực tiếp và gián tiếp

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – viết tắt của từ tiếng Anh: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn để đầu tư và giành quyền tham gia quản lý hoạt động đầu tư, có thể hiểu đây là hình thức mà các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ số vốn của mình vào các dự án ở một quốc gia khác và giành quyền kiểm soát trực tiếp đối với dự án mà họ đang đầu tư hoặc cũng có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách đơn giản là hình thức đầu tư vào một nước khác trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn của mình vào các dự án nhằm nắm quyền kiểm soát, điều hành trực tiếp đối với các dự án mà bản thân đầu tư. 

Đầu tư gián tiếp nước ngoài là gì?

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (trong tiếng Anh là Foreign Portfolio Investment, viết tắt là FPI) là hoạt động đầu tư vào một quốc gia khác thông qua việc mua cổ phiếu, cổ phần, trái phiếu, quỹ đầu tư chứng khoán, hay các giấy tờ có giá khác tại một quốc gia theo pháp luật về chứng khoán và các pháp luật khác có liên quan quy định để nhằm mục đích tìm kiếm được lợi nhuận, và thông qua các định chế trung gian tài chính khác mà nhà đầu tư không cần phải trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư; Có nghĩa là chủ sở hữu vốn sẽ không trực tiếp điều hành hoặc quản lý quá trình sử dụng vốn.

So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài

Hai hình thức này có điểm giống và khác nhau cụ thể như sau:

Điểm giống nhau

  • Cả hai hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều là hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài, dòng vốn của nước của người đầu tư được luân chuyển sang nước sử dụng vốn đầu tư, và làm lượng vốn và dự trữ ngoại tệ của nước chủ nhà gia tăng. Nguyên nhân FDI và FPI phát sinh là do nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Bên cạnh đó, mục đích của cả hai hình thức này đều là nhằm tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư có thể từ hai hình thức này chọn ra một cách thức đầu tư phù hợp nhất hoặc kết hợp cả hai hình thức FDI và FPI để tạo ra lợi ích tốt nhất cho mình. Bên cạnh đó, lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư. Do đó, mối quan tâm chung của cả hai hoạt động đầu tư này chính là tình hình hoạt động của doanh nghiệp. 
  • Cả hai hình thức FDI và FPI này do là hoạt động đầu tư quốc tế nên đều chịu sự điều chỉnh của nhiều luật lệ khác nhau. Mặc dù luật pháp nước tiếp nhận đầu tư có tác động lớn đến các hoạt động này, tuy nhiên trên thực tế vẫn bị các điều ước, thông lệ quốc tế và luật của bên tham gia đầu tư điều chỉnh. Do đó, đối với các luật lệ của mình các nước nên có sự điều chỉnh để gần và phù hợp với các điều ước, luật lệ quốc tế để tạo một môi trường đầu tư lành mạnh trong quá trình hội nhập và phát triển, tránh những xung đột và tranh chấp không đáng có.

Điểm khác nhau

Tiêu chí so sánh Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)
Quyền kiểm soát Trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát. Chủ đầu tư tự Đối với quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh sẽ do chủ đầu tư đưa ra đồng thời họ sẽ tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Mua chứng khoán và không trực tiếp nắm quyền kiểm soát. Theo đó, trong kinh doanh sẽ do bên tiếp nhận đầu tư (vốn) toàn quyền chủ động
Phương tiện đầu tư Các chủ đầu tư nước ngoài sẽ tùy theo quy định của pháp luật từng nước mà đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ  Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được phép mua có thể bị khống chế ở mức độ nhất định nào đó tùy theo từng nước, thông thường sẽ là khoảng < 10%
Mức rủi ro Tùy thuộc vào tỷ lệ vốn đầu tư, theo đó nhà đầu tư sẽ phải chịu phần rủi ro mà mình đã đầu tư vào doanh nghiệp Rủi ro ít và người sẽ phải gánh chịu rủi ro là bên nhận đầu tư
Lợi nhuận Lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được sẽ dựa theo lợi nhuận của công ty và được chia theo tỷ lệ góp vốn góp, do đó nhà đầu tư sẽ được hưởng và chia theo tỷ lệ phần góp của mình Lợi nhuận thu sẽ được phân chia dựa trên việc bán Chứng khoán thu chênh lệch hoặc theo cổ tức
Mục đích Thu về lợi nhuận và quyền quản lý hoặc kiểm soát Tạo ra lợi nhuận, chỉ mong đợi về một khoảng lợi nhuận trong tương lai dưới hình thức cổ tức, phần chênh lệch giá hoặc trái tức hướng tới lợi nhuận hoặc có đôi khi có yếu tố chính trị (khi đầu tư còn có các chỉ tiêu tăng trưởng hoặc các điều kiện ràng buộc).
Hình thức biểu hiện Vốn đi kèm với hoạt động thương mại (xuất, nhập khẩu), di cư lao động quốc tế và chuyển giao công nghệ. Chỉ đơn thuần là vốn được luân chuyển từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư
Tổ chức quản lý Nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn Bên nhận đầu tư
Chủ thể đầu tư Là các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đầu tư và muốn tạo ra lợi nhuận từ hoạt động đầu tư Là các tổ chức cá nhân hoặc cũng có thể là Chính phủ hay các tổ chức quốc tế khác
Xu hướng luân chuyển FDI có xu hướng từ nước phát triển luân chuyển sang các nước đang phát triển để nhằm mục đích tìm kiếm thị trường, nguồn lao động rẻ và lợi nhuận cao FPI có xu hướng luân chuyển giữa nước đang phát triển sang nước phát triển hoặc giữa các nước phát triển với nhau, hơn là luân chuyển sang các nước đang phát triển
Tốc độ luân chuyển Chậm hơn so với FPI Nhanh hơn nhiều so với FDI
Đăng ký góp vốn Không có quy định. Nhà đầu tư thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật đầu tư 2014 phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật đầu tư 2014, các trường hợp nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế được quy định rõ như sau:

“a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

  1. b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.”

Cũng tại Khoản 1 Điều 23 Luật này quy định:

“1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  2. b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
  3. c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.”

Tóm lại, nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp trong việc thúc đẩy sản xuất và có tác động kích thích phát triển thị trường tài chính theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và gia tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận với nguồn vốn mới dễ dàng hơn. Theo đó, Việt Nam là một nước được phía các nhà đầu tư nước ngoài sự ưu đãi đặc biệt, hiện nay Việt Nam đã và đang từng bước nỗ lực để nâng cao vị thế của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và quốc tế. Do đó, Việt Nam cần một lượng vốn lớn để phát triển, phục hồi kinh tế và cho các mục tiêu trong tương lai.

Nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam

Nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam

Trong hành trình hơn 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế của nền kinh tế. Theo đó, trong tiến trình phát triển nhanh chóng và ổn định của nền kinh tế Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành nhân tố quan trọng không thể thiếu mặc dù cũng tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Trong tương lai, hứa hẹn FDI có thể giúp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu nếu như chúng ta tiếp tục xây dựng các chính sách phù hợp, đồng thuận giữa hai bên.

Nhìn chung, hai hình thức đầu tư FDI trực tiếp và đầu tư gián tiếp đều mang lại những lợi ích và rủi ro khác nhau cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định, công việc quan trọng nhất mà các nhà đầu tư cần phải thực hiện chính là cần phải tìm hiểu về các hình thức này một cách kỹ lưỡng.

Bạn đang xem bài viết về so sánh giữa đầu tư gián tiếp và gián tiếp nước ngoài do biến tập viên trên trang daututietkiem.vn tổng hợp và biên soạn. Hãy theo dõi website để có thể nhanh chóng cập nhật những thông tin mới nhất về thuật ngữ đầu tư nhé!

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC