Đầu tư quốc tế gián tiếp là gì? Vai trò đầu tư gián tiếp đối với Việt Nam

0
Thuật ngữ đầu tư

Đầu tư nước ngoài là hoạt động đầu tư quốc tế giúp tăng trưởng nền kinh tế của một quốc gia tiếp nhận đầu tư đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cho các quốc gia tiến hành đầu tư. Đầu tư nước ngoài mang lại hiệu quả về kinh tế đáng nể giúp nước nhà có cơ hội mở rộng thị trường đứng tầm với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó nguồn đầu tư quốc tế gián tiếp đến Việt Nam ta cũng đóng vai trò quan trọng không kém nhằm thúc đẩy thị trường kinh tế nước nhà.

Vậy để biết thêm về loại hình đầu tư quốc tế gián tiếp này dưới bài viết đây tôi sẽ tìm các bạn tìm hiểu rõ loại hình đầu tư này như thế nào nhé.

Đầu tư quốc tế gián tiếp FPI là gì?

Đầu tư quốc tế gián tiếp hay đầu tư nước ngoài gián tiếp có tên tiếng anh là Foreign Portfolio Investment (FPI) là hoạt động đầu tư xuyên biên giới bằng việc mua các loại tài sản từ nước ngoài với mục đích kiếm lợi nhuận. Các loại tài sản này bao gồm như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư của các tổ chức nước khác trên thị trường chứng khoán.

Khác với loại hình đầu tư quốc tế trực tiếp là đầu tư sẽ kèm theo việc tham gia quản lý các dự án đầu tư thì loại hình đầu tư quốc tế gián tiếp này nhà đầu tư sẽ không tham gia trực tiếp điều hành hay quản lý nghiệp vụ.

Đầu tư quốc tế gián tiếp FPI

Đầu tư quốc tế gián tiếp FPI

Xem thêm: Đầu tư quốc tế là gì? 

Đặc điểm đầu tư quốc tế gián tiếp 

Vốn đầu tư gián tiếp là thuộc dòng vốn đầu tư ngắn hạn bằng việc mua lại tài sản của các công ty nước khác để đa dạng hóa danh mục đầu tư, kết hợp các danh mục đầu tư chứng khoán khác nhau trên thị trường. Đây cũng được xem như hoạt động mua lại tài sản giữa các nước nhằm phục vụ lợi ích trong các công ty quốc gia.

FPI có thể bị ảnh hưởng bởi sự đa dạng hóa của thị trường và tỷ suất để sinh lời cao. 

Như đã nói đầu tư quốc tế gián tiếp sẽ không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý hay điều hành doanh nghiệp của các nước tiếp nhận đầu tư chính vì vậy trong thời gian hoạt động sử dụng vốn diễn ra, chủ đầu tư sẽ nắm quyền sở hữu vốn, các doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư sẽ nắm quyền sử dụng vốn. Hai bên có quyền khác nhau tách rời không bị phụ thuộc vào bất kỳ bên nào.

FPI là dòng vốn quốc tế giúp chuyển giao các loại tài sản như tiền mặt, trái phiếu xuyên biên giới nhằm mục đích thu lợi nhuận, nhưng điều này chỉ xảy ra khi các nhà đầu tư mua phần vốn không nắm quyền kiểm soát trong các công ty nước ngoài như mua trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán ngắn hoặc trung hạn. 

Xem thêm: Vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Sự khác nhau giữa FDI và FPI 

FDI (Foreign Direct Investment): Là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, đây là hình thức đầu tư từ cá nhân hay các công ty nước ngoài bằng việc rót vốn vào hoạt động động kinh doanh sản xuất tại cơ sở nơi tiếp nhận đầu tư. Các chủ đầu tư này được phép nắm quyền tham gia trong quá trình hoạt động xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. 

FPI (Foreign Portfolio Investment): Hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài, đây là hình thức mua bán tài chính xuyên biên giới, bằng việc thực hiện mua bán trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán từ các công ty nước ngoài để kiếm lợi nhuận. Hình thức đầu tư này các chủ đầu tư sẽ không có quyền tham gia vào quá trình sử dụng vốn cũng như quản lý doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư. 

Vậy như theo như sự khác biệt giữa hai loại hình đầu tư quốc tế trên ta thấy FPI và FDI khác nhau rõ ràng dựa trên: 

– FDI sẽ nhận được lợi ích và quyền hành quản lý doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư. Còn FPI chỉ được thực hiện quyền trao đổi buôn bán kiếm lời khi nắm giữ cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp nước ngoài

– Mức độ kiểm soát của chủ đầu tư FDI đối với doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư là tương đối cao, ngược lại FPI sẽ kiểm soát ít hơn do các nhà đầu tư chỉ có quyền sở hữu. 

– Các dự án FDI được sự tham gia dẫn dắt bởi các nước đầu tư nên dự án quản lý cũng sẽ hiệu quả hơn so với FPI 

– Nhà đầu tư FDI sẽ đầu tư cả vốn và các thiết bị công nghệ nên trong quá trình sản xuất sẽ được thuận lợi hơn. Trái ngược với đầu tư FPI chỉ đầu tư vào tài chính.

– Tuy được nhiều lợi thế hơn nhưng những chủ đầu tư FDI sẽ khó bán hết cổ phần của mình trong quá trình đầu tư, chỉ có việc rút vốn tuy nhiên như vậy chủ đầu tư sẽ gặp bất lợi vì sẽ không được nhận khoản lãi nào khi quá trình đầu tư kết thúc. 

Xem thêm: So sánh đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài

Tác động của FPI đối với quốc gia 

Tác động tích cực 

Vốn FPI đã giúp cho quốc gia tiếp nhận đầu tư có dòng vốn để hỗ trợ sản xuất kinh doanh với hình thức mua bán cổ phiếu, trái phiếu công ty nên vốn đầu tư được phân tán rủi ro trong kinh doanh.

FPI đa phần là các khoản vốn ưu đãi và viện trợ nên thời gian sử dụng dài, lãi suất thấp, nhưng khối lượng vốn đầu tư vào rất lớn thế nên được sử dụng đầu tư vào công trình lớn, thời gian hoàn vốn dài như việc xây cơ sở hạn tầng công trình công cộng của đất nước. Đầu tư gián tiếp là môi trường cơ hội để thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp. 

Tác động tiêu cực 

– Do các nước tiếp nhận đầu tư là các nước đang phát triển nên về trình độ cũng như kinh nghiệm sử dụng vốn còn nhiều hạn chế nên việc đầu tư thường sẽ không đạt hiệu quả cao 

– Tuy là đầu tư ưu đãi thế nhưng các doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư vẫn phải trả lãi, nếu như kinh nghiệm của nước đó không đảm bảo thì có nguy cơ dẫn đến nợ nước ngoài. Như hiện nay thì vấn đề đấy thường xuyên xảy ra đối với những nước đang phát triển, khoản nợ khổng lồ lớn dần lên do lãi ngày một tăng, thậm chí các nước đó còn phải đi vay thêm để giải quyết vấn đề trong nước. 

– Đầu tư gián tiếp luôn đi kèm với điều khoản trói buộc chặt chẽ chính bởi vậy các quốc gia sở tại dễ bị chủ đầu tư ràng buộc trong vòng ảnh hưởng chính trị nước đó. Hơn nữa đầu tư gián tiếp khó mà tiếp thu được công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý của các chủ đầu tư nước ngoài. 

Các hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp tại Việt Nam

– Tại Việt Nam đối với những công ty chưa được niêm yết giá trên thị trường hoặc chưa đăng ký giao dịch chứng khoán trên thị trường thì các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần hay góp vốn tại công ty sẽ không được tiếp nhận quản lý doanh nghiệp

– Đầu tư góp vốn đối với những công ty đã được niêm yết giá trên thị trường chứng khoán, đăng ký giao dịch thị trường giao dịch UPCOM và không trực tiếp tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp 

– Được phép mua bán cổ phiếu trái phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

– Trao đổi mua bán các loại giấy tờ có giá trị tương đương với tiền Việt và loại giấy tờ này phải được hợp pháp hóa trên lãnh thổ Việt Nam 

– Nhà đầu tư được phép góp vốn, chuyển nhượng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài nhưng nằm trong phạm vi pháp luật 

– Thông qua các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tổ chức được cấp phép hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài được phép ủy thác đầu tư theo quy định của pháp luật về chứng khoán, ủy thác thông qua các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện ủy thác dựa trên quy định của pháp luật. 

Vai trò của đầu tư quốc tế gián tiếp FPI đối với nền kinh tế Việt Nam 

Vốn đầu tư FPI đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam

Vốn đầu tư FPI đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam

Mặc dù việc đầu tư gián tiếp quốc tế được thực hiện với hình thức mua vốn tài sản của công ty nước ngoài nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình điều hành. Thị trường hoạt động của việc đầu tư được trực tiếp thông qua trao đổi mua bán trên thị trường tài chính. Nhưng hiện nay lượng vốn FDI tham gia vào thị trường Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển đất nước, trong quá trình toàn cầu hóa để hội nhập với thế giới. 

FPI đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, một trong những vai trò đó được thể hiện như sau:

Với doanh nghiệp

Mặc dù việc đầu tư này không giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận về công nghệ, kỹ thuật hay như những kỹ năng quản trị doanh nghiệp từ nước khác tuy nhiên nguồn đầu tư này là nguồn lực tài chính hữu ích giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Với quốc gia tiếp nhận đầu tư

Nguồn vốn góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà, hay bù đắp cho sự thiếu hụt về kinh tế góp phần cải thiện mức sống nâng cao dân trí xã hội thông qua các hoạt động đầu tư vì mục đích cộng đồng

Quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ các thành phần tham gia vào hoạt động đầu tư như các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kinh doanh, thông tin về thị trường, các mức an sinh xã hội như bảo hiểm… Hơn nữa trình độ chuyên môn của các quản lý, cán bộ cấp cao cũng được nâng cao để bắt kịp với xu hướng thế giới nhằm mục tiêu thu hút các thị trường, đối tác nước ngoài.

Nguồn vốn FPI giúp các quốc gia hoàn thiện được thị trường tài chính của mình, với việc gia tăng phát triển đồng bộ thị trường đầu tư vốn nước ngoài sẽ giúp cho thị trường tài chính của Việt Nam trở nên sôi động hơn.

Qua hoạt động đầu tư nhà nước cũng đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp nhằm thu hút hoạt động đầu tư, dòng vốn cũng tạo ra cơ hội để các công ty tư nhân có vốn bù đắp cho sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước phát triển.

Nhờ dòng vốn FPI mà kinh tế Việt Nam có sự thay đổi đáng kể 

Trong 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã trở thành nước có điểm sáng trong việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài từ đó đã thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế trong nước

– Giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 7/2018,  tổng vốn gián tiếp vào ròng đạt 6 tỷ USD, so với năm 2010 – 2014 (đạt 1,6 tỷ USD) thì đã tăng lên gấp 4 lần 

– Tính đến tháng 7/2018, danh mục đầu tư của các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đều nằm trong Top 10 quốc gia có giá trị đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam

– Giá trị trị đầu tư tại Việt Nam của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc tăng gấp 2 lần, Mỹ tăng gấp 3 lần so với lúc trước khi xúc tiến đầu tư

– Tính đến tháng 6/2018, quỹ đầu tư nước ngoài đã được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cấp mã số giao dịch chứng khoán cũng có sự tăng trưởng đột phá. cụ thể có 1.829 quỹ đầu tư, với tổng giá trị danh mục đạt hơn 11 tỉ USD (chiếm 30% tổng giá trị danh mục đầu tư nước ngoài)

– Riêng năm 2017, Việt Nam đã  ghi nhận lượng vốn đầu tư nước ngoài vào ròng ở mức lớn với mức mua ròng là  47.864 tỷ đồng đây là kỷ lục chưa từng có tại thị trường chứng khoán Việt Nam từ trước đến nay, giá trị vốn đầu tư gián tiếp trong năm này đạt hơn 2,9 tỷ USD

– Kết thúc năm 2018 mặc dù còn nhiều biến động thế nhưng nguồn vốn này vẫn còn đạt giá trị ở mức 2,8 tỷ USD

– Tính đến hết tháng 10/2019, có hơn 7 nghìn  lượt góp vốn, mua cổ phần của từ nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 10,8 tỷ USD, tăng 70,5% so với cùng kỳ năm 2018. 

Bạn đang xem bài viết về đầu tư gián tiếp và vai trò của đầu tư gián tiếp tới Việt Nam. Bài viết trên là tìm hiểu của biên tập viên trang daututietkiem.vn. Nếu có gì thắc mắc về thuật ngữ đầu tư, vui lòng để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé!

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC