Thu hút vốn đầu tư nước ngoài là gì? Chính sách gọi vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 

0
Thuật ngữ đầu tư

Vốn đầu tư nước ngoài đang trở thành nguồn lực chính giúp nền kinh tế của các nước đang phát triển nói chung cũng như Việt Nam nói riêng, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đóng góp vai trò quan trọng nên rất được Chính phủ các nước khuyến khích. Chính vì thế để hiểu rõ hơn về lý do tại sao phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài và những chính sách kêu gọi vốn ở Việt Nam thì qua bài viết này tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu. 

Tại sao phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài 

Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội đang được toàn cầu hóa hội nhập với thế giới, nhằm đẩy mạnh tiềm lực kinh tế phát triển đất nước thì việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang là một trong những nhân tố chính để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. 

Tại sao phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Tại sao phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ giúp cho nước ta mở rộng nền kinh tế, phát triển giao thương với thị trường trên thế giới, đặc biệt đây là nhân tố chủ yếu cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia đang phát triển như Việt Nam. 

Xem thêm: FDI là gì?

Chính vì vậy việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài được quốc gia coi trọng bởi những nguyên nhân sau: 

Đầu tư vốn nước ngoài có khả năng giải quyết các vấn đề về vốn đầu tư

Vốn đầu tư nước ngoài giúp giải quyết các vấn đề khó khăn về kinh tế trong nước

Vốn đầu tư nước ngoài giúp giải quyết các vấn đề khó khăn về kinh tế trong nước

Vốn đầu tư nước ngoài được xem như nguồn vốn có khả năng nhất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa ở nước ta. Đây là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nên các doanh nghiệp sẽ không phải gánh chịu các khoản vay hay thế chấp nào cả. Hơn nữa đối với các nước đang phát triển thì việc tích lũy vốn đầu tư sẽ rất khó khăn và khó có thể tiếp cận với nền công nghệ khoa học tiên tiến trên thế giới. Bởi vậy có nguồn vốn đầu tư từ quốc tế là giải pháp tốt nhất đối với các quốc gia này.

Tiếp cận được với nền khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới

Giúp tiếp cận được với nền khoa học tiên tiến trên thế giới

Giúp tiếp cận được với nền khoa học tiên tiến trên thế giới

Đối với các nước đang phát triển sự thiếu thốn về các thiết bị công nghệ đã quá quen thuộc, việc này sẽ rất khó khăn cho quá trình sản xuất thúc đẩy kinh tế, chính vì thế thông qua các dự án đầu tư nước ta nắm bắt cơ hội để có thể học hỏi, cải tiến cơ sở hạ tầng để phát triển công nghệ. 

Tạo cơ hội việc làm cho người dân và thu hút sản xuất

Mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Thông qua các dự án đầu tư, đội ngũ cán bộ công nhân viên có thể mở rộng cơ hội việc làm để phát triển bản thân nâng cao năng lực quản lý làm việc. Hơn nữa còn thu hút được một lực lượng lao động lớn giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp trong nước. 

Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo ra một hệ thống thị trường phù hợp với nền sản xuất công nghiệp trong nước có cơ hội mở rộng thị trường để hợp tác giao thương quốc tế. 

Chính sách gọi vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay

Kể từ năm 1987, sau hơn 30 năm ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nước ta đã có những chính sách đầu tư kêu gọi vốn nước ngoài với những thành tựu khuyến khích  đáng được coi trọng từ lĩnh vực công nghệ, những kinh nghiệm quản lý, đây là bước đầu được thu hút thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách tích cực nhất. 

Việt Nam giờ được đánh giá là một trong những quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài thành công nhất đặc biệt với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc đầu tư Chính phủ nước ta đã không ngừng cho cải cách để hoàn thiện được những thể chế chính sách ưu đãi nhằm huy động vốn đầu tư nước ngoài tốt hơn. Chính sách đó được thể hiện tiêu biểu qua: 

– Luật đầu tư 

– Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 

– Luật Thuế xuất khẩu

– Luật Thuế nhập khẩu 

– Cùng các văn bản hướng dẫn cơ chế,  chính sách khuyến khích nhà đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 

Những chính sách đó bao gồm các nội dung sau: 

Về ưu đãi thuế

Giai đoạn 1987-1994: Đây là giai đoạn một để triển khai công cuộc cải cách nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể như sau:

Đối với khu vực đầu tư nước ngoài

– Thuế suất phổ thông của thuế lợi tức: 25%

– Thuế suất ưu đãi: 10%, 15%, 20% (áp dụng đối với các dự án khuyến khích đầu tư 

Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài: miễn thuế lợi tức tối đa 4 năm tính từ khi bắt đầu kinh doanh. Tùy theo lĩnh vực, ngành nghề hoặc địa bàn đầu tư mà giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm đó.

Giai đoạn 1995-2000: Lúc này Việt Nam đã bắt đầu tham gia các hiệp định thương mại quốc tế và song phương.

Năm 1999: Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp đã thay thế cho Luật Thuế lợi tức chính vì vậy luật thuế đã áp dụng nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư. Trong 2 năm đầu các cơ sở sản xuất mới thành lập sẽ được miễn thuế và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo. Khi đầu tư vào những lĩnh vực kinh tế Nhà đầu tư sẽ được hưởng mức ưu đãi thuế thấp hơn các dự án khác (áp dụng trong 4 năm, 9 năm hay cao nhất là 13 năm..)

Giai đoạn 2001-2010: Giai đoạn cải cách thuế lần 3, với những thay đổi để mới để phục vụ các chiến lược cải cách chuyển đổi nền kinh tế đặc biệt ở đây là giảm suất thuế phổ thông cụ thể là Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:

Giai đoạn 2001-2008: giảm 18% 

Giai đoạn 2009-2013: giảm 25%

Giai đoạn 2014-2015: giảm 20% 

Hiện nay: Được khuyến khích phát triển các dự án công nghệ thông tin, phần mềm, các lĩnh vực tái tạo bảo vệ môi trường đang được xem trọng. Chính vì vậy chính sách thuế sẽ được ưu đãi cao nhất là 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 5 năm, trong 9 năm tiếp theo giảm 50 % thuế. 

Ưu đãi về thuế xuất nhập, khẩu.

Năm 1991: Chính sách ban hành được phép miễn thuế đối với các loại hàng hóa tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp FDI.

Giai đoạn 1995-2000: Khuyến khích cho phép nhập khẩu các máy móc, vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất, ưu tiên khuyến khích xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cụ thể đó là những hàng hóa, thực phẩm đã qua chế biến. Từ đó thu hút vốn FDI và thực hiện đúng cam kết hội nhập. 

Từ năm 2016 đến nay: Chính sách được ban hành áp dụng dựa trên Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016. Luật còn bổ sung thêm các Doanh nghiệp công nghệ cao, Doanh nghiệp khoa học-công nghệ, các tổ chức khoa học công nghệ sẽ được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu với thời hạn là 5 năm. 

Ưu đãi về đất đai

Trước ngày 30/06/2014: Ưu đãi được chia theo 2 hình thức là giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuế đất. theo đó số tiền phải nộp sẽ ở mức 20%, 30%, 50% hoặc miễn giảm về thời hạn 7 năm, 11 năm, 15 năm. 

Tháng 7/2017- nay: Áp dụng luật đất đai năm 2013 và các nghị định quy định chi tiết về các khoản thuế. Đồng thời để thu hút đầu tư cũng như để quản lý chặt chẽ hiệu quả các nguồn đầu tư tại các khu kinh tế Chính phủ đã ban hành nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 để quy định về các vấn đề liên quan đến sử dụng đất.

Theo đó chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp cụ thể như sau:

Trong giai đoạn 2011-2014, giảm 50% tiền thuê đất điều chỉnh đơn giá thuê đất từ 1,5% xuống còn 1%. Đối với UBND cấp tỉnh điều chỉnh theo tỷ lệ 0,5%-3% theo khu vực và mục đích sử dụng đất theo từng địa phương. 

Xem thêm:

Bạn đang xem bài viết về thuật ngữ đầu tư do biên tập viên trang daututietkiem.vn soạn, nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào về đầu tư tài chính, hãy để thông tin phía dưới phần bình luận này nhé.

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC