Danh sách những mã cổ phiếu ngành cao su nên đầu tư 

0
Cổ phiếu

Tình hình cổ phiếu ngành cao su 

Tình hình cổ phiếu ngành cao su hiện nay

Tình hình cổ phiếu ngành cao su hiện nay

Cổ phiếu ngành cao su của nước ta trong những năm trước không nhận được nhiều sự chú ý từ nhà đầu tư bởi tính thanh khoản thấp cùng với đó là kết quả kinh doanh từ các doanh nghiệp ngành cao su không thật sự nổi trội

Tuy nhiên trong năm 2021, cổ phiếu ngành này đã có những tín hiệu khá tích cực. 

Theo dữ liệu thống kê từ Vietstock Finance, tính đến ngày 17/09/2021, có 11 cổ phiếu trong tổng số 15 mã cổ phiếu thuộc ngành cao su tăng giá so với đầu năm, nhưng mức tăng này nhìn chung vẫn không khả quan mấy so với các năm trước. Cụ thể phải kể đến:

Mã cổ phiếu DRI của CTCP Đầu tư Cao su Đắk Lắk. Chốt phiên giao dịch ngày 17/09 cổ phiếu ghi nhận mức giá 13,400 đồng/cổ phiếu (tăng 71% so với đầu năm). 

Theo quyết định thông qua từ ĐHĐCĐ thường niên, DRI có mục tiêu trong năm 2021 có mức doanh thu đạt gần 87 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 46 tỷ đồng. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm, DRI vượt chỉ tiêu lợi nhuận hơn 8% dù chỉ tiêu doanh thu chỉ mới thực hiện được hơn 41%.

Nếu xét riêng các nhóm doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cao su như lốp xe, băng tải,… thì cổ phiếu của CTCP Cao su Đà Nẵng (Mã giao dịch DRC) là cổ phiếu có mức tăng giá mạnh nhất. Cụ thể giá chốt phiên 17/09 của cổ phiếu DRC ở mức 35,000 đồng/cổ phiếu, tăng 58% so với đầu năm.

Không chỉ tăng về giá, tính thanh khoản của cổ phiếu ngành cao su cũng đã có sự cải thiện đáng kể. Tổng thanh khoản tính bình quân đầu ngành từ đầu năm 2021 đến nay đạt hơn 9 triệu cổ phiếu/phiên giao dịch, tăng gấp 2 lần bình quân năm 2020 và gấp 5 lần bình quân năm 2019.

Cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, được coi là cổ phiếu dẫn đầu toàn ngành về khối lượng khớp lệnh mỗi phiên. Thanh khoản bình quân của GVR tính từ đầu năm 2021 đến cuối phiên ngày 17/09 đạt hơn 5 triệu cổ phiếu/phiên (tăng gấp 2.3 lần bình quân năm 2020). 

Bên cạnh việc thanh khoản được cải thiện và phục hồi mạnh mẽ trong năm 2020, vốn hóa thị trường của GVR đã được duy trì trên 80 ngàn tỷ đồng kể từ tháng 12/2020. 

Bên cạnh những mã cổ phiếu tăng trưởng tốt thì vẫn có 1 số mã suy giảm cả về thị giá lẫn thanh khoản. Tiêu biểu là cổ phiếu PHR của CTCP Cao su Phước Hòa. Mặc dù vị thế của doanh nghiệp có quy mô lớn trong ngành thế nhưng thị giá này lại giảm 15% so với đầu năm, tính thanh khoản bình quân cũng giảm gần 21% so với bình quân năm trước.

Xem thêm: Danh sách những mã cổ phiếu ngành công nghệ tiềm năng nên đầu tư

Danh sách các mã cổ phiếu ngành cao su tốt trên sàn HOSE 

DPR – Công ty CP cao su Đồng Phú

GVR – Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam

HRC – Công ty CP cao su Hòa Bình

TNC – Công ty CP cao su Thống Nhất

TRC – Công ty CP cao su Tây Ninh

DRC – Công ty CP cao su Đà Nẵng

Danh sách các mã cổ phiếu ngành cao su tốt trên sàn HNX 

BRC – Công ty cổ phần cao su Bến Thành

PHR – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa

Danh sách các mã cổ phiếu ngành cao su tốt trên sàn Upcom

IRC – Công ty CP Cao su Công nghiệp

RBC – Công ty CP Công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su

RCD – Công ty CP Xây dựng – địa ốc cao su

BRR – Công ty CP cao su Bà Rịa

DRI – Công ty CP đầu tư cao su Đắk Lắk

DRG – Công ty cổ phần cao su Đắk Lắk

RTB – Công ty CP cao su Tân Biên

VHG – Công ty CP Đầu tư cao su Quảng Nam

VRG – Công ty CP Phát triển đô thị và khu công nghiệp cao su Việt Nam

SBR – Công ty CP cao su Sông Bé

CDR – Công ty CP Xây dựng cao su Đồng Nai

HRG – Công ty CP cao su Hà Nội

Xem thêm: Những mã cổ phiếu ngành bia tiềm năng trên thị trường

Thông tin các mã cổ phiếu ngành cao su tốt trên sàn chứng khoán 

DRC – Công ty CP cao su Đà Nẵng

Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng tiền thân là nhà máy đắp vỏ xe của quân đội Mỹ, đến nay Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, tên gọi quốc tế là DRC, đã có quá trình phát triển liên tục hơn 35 năm. Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán DRC ngày 29/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.

Ngành nghề kinh doanh chính là: Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su; kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư, thiết bị cho ngành công nghiệp cao su, kinh doanh thương mại tổng hợp, sản xuất các sản phẩm khác từ cao su. 

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, cho thuê và lắp đặt máy móc thiết bị công nghiệp, chế tạo lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp Cao su… 

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Săm lốp

Mã cổ phiếu: DRC 

Sàn giao dịch: HOSE 

Vốn điều lệ: 1,187,926,050,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 118,792,605 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 118,792,605 cổ phiếu 

DPR – Công ty CP cao su Đồng Phú

Công ty cổ phần cao su Đồng Phú được thành lập từ năm 1999. Lĩnh vực chính là khai thác và sản xuất cao su. Cổ phiếu DPR của công ty dược niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE).

Về tình hình kinh doanh, trong năm 2021 DPR cũng là doanh nghiệp phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh ngành xuất khẩu cao su. Tuy nhiên đến nay, cao su Đồng Phú đã dần ổn định và có sự tăng trưởng nhẹ. Công ty trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu vẫn khá cao nên những ai có dự định đầu tư cổ phiếu DPR có thể cân nhắc.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Cao su tự nhiên

Sàn giao dịch: HOSE

Mã giao dịch: DPR 

Vốn điều lệ: 430,000,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 43,000,000 cổ phiếu 

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 43,000,000 cổ phiếu 

TNC – Công ty CP cao su Thống Nhất

Công Ty Cổ Phần Cao su Thống Nhất tiền thân là Công Ty Cao su Thống Nhất được thành lập theo quyết định số: 97/QĐ.UB ngày 05/11/1991 của UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu về việc thành lập Công Ty Cao su Thống Nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngày 26/06/2007, công ty Cao su Thống Nhất đã chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Công ty niêm yết với mã chứng khoán TNC ngày 22/08/2007 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Cao su tự nhiên

Vốn điều lệ: 192,500,000,000 đồng

Mã cổ phiếu: TNC 

Sàn giao dịch: HOSE 

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 19,250,000 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 19,250,000 cổ phiếu 

HRC – Công ty CP cao su Hòa Bình

Công ty cổ phần cao su Hòa Bình trước đây vốn là Nông trường cao su Hòa Bình, là một đơn vị trực thuộc của Công ty Cao su Bà Rịa, được thành lập ngày 20/11/1981. 

Về cổ phiếu của HRC, đây là một mã khá bình ổn trên thị trường chứng khoán. Trong 6 tháng đầu năm 2021, cổ phiếu này đã có mức tăng trưởng đều đặn. Đây chính là dấu hiệu cho thấy đầu tư vào cổ phiếu HRC khá an toàn trong thời điểm hiện tại. Để cạnh tranh với thị trường quốc tế, công ty đã đẩy mạnh chiến lược kinh doanh mới, nâng cao mức lợi nhuận và đảm bảo an toàn doanh thu. Các nhà đầu tư có thể cân nhắc tham gia đầu tư vào doanh nghiệp này để chờ đợi cơ hội sinh lời. 

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Cao su tự nhiên

Mã cổ phiếu HRC 

Sàn giao dịch: HOSE 

Vốn điều lệ: 302,066,220,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 30,206,622 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 30,206,622 cổ phiếu

PHR – Công ty cao su Phước Hòa

Công ty cao su Phước Hòa tiền thân là Công ty là đồn điền cao su Phước Hòa, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đổi tên thành Nông trường Cao su Quốc Doanh Phước Hòa. Năm 1982, Công ty Cao su Phước Hòa được Tổng cục Cao su Việt Nam thành lập và đến năm 1993, Công ty Cao su Phước Hòa được thành lập lại theo quyết định số 142NN/QĐ ngày 04/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm), là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Trong năm 2021, do tình hình Covid ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung trên toàn cầu và ngay đến PHR cũng không phải ngoại lệ khi chịu nhiều tổn thất nặng nề. Tuy nhiên đến cuối năm 2021, công ty cao su Phước Hòa có chuyển biến khởi sắc hơn với doanh thu tăng 23% so với cùng kỳ lên mức 281,5 tỷ đồng. Chắc chắn trong năm 2022 tới đây doanh thu, cổ phiếu của công ty sẽ còn tăng mạnh hơn nữa.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Khu công nghiệp

Sàn giao dịch: HOSE 

Mã giao dịch: PHR 

Vốn điều lệ: 1,354,991,980,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 135,499,189 cổ phiếu 

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 135,499,198 cổ phiếu 

DPD – Công ty cao su Đồng Phú – Đăk Nông 

Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đắk Nông được thành lập vào năm 2008, là công ty con của Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Vốn điều lệ của Công ty đăng ký từ khi thành lập cho đến hiện nay là không thay đổi, với mức vốn là 120.000.000.000 đồng.

Mặc dù là công ty con của công ty cao su Đồng Phú nhưng những năm gần đây doanh nghiệp đã có sự phát triển nhanh chóng trong ngành. Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực trồng, buôn bán, chế biến mủ cao su và chăm sóc rừng,… cao su  Đồng Phú – Đắk Nông là một trong những công ty tiền năng trong ngành. 

Về cổ phiếu thì DPD có mức giá tương đối tốt, không quá cao nên việc giao dịch diễn ra thuận lợi hơn. Tuy cổ phiếu của công ty mới niêm yết vào năm 2021 nhưng đầu tư vào DPD có dấu hiệu khả quan hơn trong thị trường cao su cùng ngành.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Nguyên vật liệu tổng hợp

Mã cổ phiếu: DPD

Sàn giao dịch: Upcom 

Vốn điều lệ: 120,000,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 12,000,000 cổ phiếu 

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 12,000,000 cổ phiếu

Xem thêm: Những mã cổ phiếu ngành da giày nên đầu tư

BRR – Công ty cao su Bà Rịa

Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa (trước là Công ty Cao su Bà Rịa) được thành lập ngày 11/6/1994. Đến nay công ty hoạt động ở lĩnh vực trồng, khai thác gỗ, cao su khá ổn định. Năm 2017, công ty chính thức được niêm yết trên sàn UPCOM với mã giao dịch BRR. 

Về hoạt động kinh doanh thì hiện nay, công ty có sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Kết quả kinh doanh tốt cùng xu hướng tăng giá của cao su nên bạn có thể cân nhắc đầu tư dài hạn vào cổ phiếu này.

Thông tin cổ phiếu

Nhóm ngành: Cao su tự nhiên

Sàn giao dịch: Upcom

Mã giao dịch: BRR

Vốn điều lệ: 1,125,000,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 112,500,000 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 112,500,000 cổ phiếu

Vậy trên đây là danh sách các mã cổ phiếu ngành cao su tốt trên thị trường chứng khoán mà bạn có thể tham khảo qua. Về cơ bản thì ngành cao su rất ít có cơ hội tăng trưởng, thế nên nếu chọn đầu tư thì mọi người nên lựa chọn để đầu tư dài hạn như vậy có thể thu về lợi nhuận hiệu quả hơn. 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC