Những mã cổ phiếu ngành da giày nên đầu tư trong năm 2022

0
Cổ phiếu

Danh sách các mã cổ phiếu da giày trên sàn chứng khoán 

LGM –  CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu (Upcom)

EVE –  Công ty cổ phần Everpia (HOSE)

GIL –  Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (HOSE)

GMC – Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn (HOSE)

MSH – Công ty cổ phần May Sông Hồng (HOSE)

TCM –  Công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (HOSE)

TDT – Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT (HNX)

TET – Công ty Cổ phần Vải sợi May mặc Miền Bắc (HNX)

TNG – Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (HNX)

X20 –  Công ty Cổ phần X20 (HNX)

Tình hình ngành da giày Việt Nam 

Tình hình ngành da giày Việt Nam

Tình hình ngành da giày Việt Nam

Theo báo cáo tổng kết ngành năm 2021 do hiệp hội da giày – túi xách Việt Nam (Lefaso), kể từ tháng 5/2021, do đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại trong đợt thứ 4 tại các tỉnh phía Nam, việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài hơn 5 tháng theo chỉ thị 16 của Chính phủ đã khiến 80% các nhà máy sản xuất da giày khó khăn. Trong đó các tỉnh thành phố như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang,…là những địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp da giày lớn trong các khu công nghiệp, chiếm gần 70% sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của ngành phải đóng cửa do không đủ điều kiện thực hiện “3 tại chỗ” và “một cung đường, hai điểm đến”. 

Ở các đại phương khu vực miền Trung và miền Bắc, các doanh nghiệp da giày haojt động với công suất 50 – 80% do phải giãn cách xã hội và thiếu lao động.

Có ít các doanh nghiệp còn hoạt động, sản xuất cũng bị suy giảm do người lao động phải làm việc giãn cách, đồng thời phát sinh nhiều chi phí do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu, chi phí phòng chống Covid. Bên cạnh đó việc thiếu container rỗng, chi phí logistics và vận chuyển tàu biển quốc tế tăng cao (gấp 5-10 lần) xảy ra từ năm 2020 chưa trở về bình thường, cùng với chi phí nhiên liệu và giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng cao đã ảnh hưởng nhiều tới sản xuất, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tuy nhiên sang tháng 10/2021, do tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, nên tình hình ngành da giày trở nên sáng sủa hơn. Các doanh nghiệp đẩy mạnh phục hồi sản xuất trong điều kiện bình thường mới trên tinh thần sống chung với dịch. 

Các doanh nghiệp da giày đã tận dụng các chính sách hỗ trợ của nhà nước, tạo điều kiện cho người lao động trở lại làm việc trên cơ sở tuân thủ các quy định về an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đặc biệt là tận dụng tốt các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (nhất là hiệp định CPTPP và EVFTA) để đẩy mạnh xuất khẩu trong các tháng cuối năm 2021.

Xem thêm: Danh sách những mã cổ phiếu ngành cao su nên đầu tư 

Tình hình kinh doanh ngành da giày trong năm 2021

Tính chung trong cả năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành da giày tăng 5,2% so với cả năm 2020, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức tăng 9,9% của năm 2019. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu da giày đạt 20,78 tỷ USD (tăng 4,6% so với năm 2020). Trong đó xuất khẩu giày dép đạt 17,77 tỷ USD (tăng 6,1%), xuất khẩu vali, túi, cặp đạt gần 3,01 tỷ USD (giảm 3,2%) so với năm 2020.

Về các thị trường truyền thống có sự phục hồi nhẹ sau tác động của dịch bệnh Covid-19 tại các châu lục. Cụ thể mức tăng mạnh nhất tại Bắc Mỹ (19,6%), tiếp đến là châu Âu (10,8%) và châu Đại Dương (8,9%). Mỹ là thị trường nhập khẩu da giày lớn nhất của Việt Nam, đạt 8764.6 triệu USD (tăng 15,8 %). Trung Quốc là thị trường đứng thứ 2 đạt 1718,3 triệu USD (nhưng giảm 22,3%), Nhật Bản đạt 1066,7 triệu USD (giảm 10,1%). Kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất tại Nam Mỹ (-31%).

Căn cứ tình hình kinh tế thế giới và diễn biến, kiểm soát dịch bệnh Covid 19 cũng như kết quả ký kết các đơn hàng của các doanh nghiệp năm 2022, Lefaso dự kiến năm 2022 tăng trưởng toàn ngành da giày – túi xách sẽ tăng 10-15% so với năm 2021, đạt khoảng 23-25 tỷ USD.

Ngành da giày trong những tháng đầu năm 2022

Trong tháng đầu năm 2022, việc xuất  khẩu các mặt hàng may mặc, giày dép tiếp tục tăng so với tháng trước, và tăng mạnh so với cùng kỳ 2021, mặc dù sản lượng sản xuất có giảm so với tháng trước do tháng giáp Tết số ngày làm việc ít hơn, và nhiều lao động về quê nghỉ Tết sớm. Thế nhưng trong tháng giá các loại bông, sợi, và nguyên phụ liệu của ngành tiếp tục tăng.

Tình hình sản xuất và xuất khẩu trong nước

Tình hình sản xuất: Trong tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá tốt so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành Dệt tăng +8.8% YoY, may mặc tăng +11.4% và sản xuất da & sản phẩm tăng +12.3%. 

Tình hình xuất khẩu:  Tăng trưởng xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng (ngoại trừ giày dép) trong T01-2022 đạt 18-45% so với cùng kỳ năm trước nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Mỹ và EU; trong khi thị trường Nhật và Trung Quốc vẫn giảm.

Xét về nhóm hàng, giày dép và túi xách khôi phục khá tốt; trong đó, túi xách khôi phục sức bật tốt hơn giày dép. Giá trị xuất khẩu 2 tháng gần đây đã quay về mức cao của giai đoạn trước đợt dịch trong nước lần thứ 4. Tuy nhiên xuất khẩu giày dép chủ yếu vẫn nhờ thị trường Mỹ & EU, trong khi tình hình xuất sang các thị trường Châu Á (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, ASEAN) tiếp tục ảm đạm.

Xem thêm: Cổ phiếu ngành xây dựng cầu đường nên đầu tư

Thông tin những mã cổ phiếu tiềm năng ngành da giày

GTD – CTCP Giầy Thượng Đình 

Công ty Cổ phần Giầy Thượng Đình được thành lập năm 1957 có tên gọi ban đầu là xưởng X30 thuộc Cục quân nhu – Tổng cục hậu cần – Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là công ty chuyên sản xuất mũ cứng, dép cao su giày da các loại xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Trước khi chuyển đổi sang hình thức CTCP, Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước với tên gọi Công ty TNHH MTV Giầy Thượng Đình. Cho đến nay, lịch sử công ty đã trải qua gần 60 năm với bao khó khăn thử thách, thăng trầm để liên tục phát triển và khẳng định vị thế của mình, nhãn hiệu Giầy Thượng Đình đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa thích sử dụng thường xuyên. Đây là mã giày được nhiều người dân Việt tin dùng và sử dụng bởi chất lượng sản phẩm tốt, an toàn. Sau nhiều năm hình thành và phát triển đến ngày 16 tháng 12 năm 2016 GTD chính thức được niêm yết và lên sàn giao dịch chứng khoán UPCOM. Hiện nay mã cổ phiếu của GTD đang là mã cổ phiếu tốt tiềm năng của ngành da giày trên các sàn chứng khoán tại Việt Nam.

Thông tin cổ phiếu

Sàn giao dịch: Upcom

Nhóm ngành: Da giầy

Vốn điều lệ: 93,000,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 9,300,000 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 9,300,000 cổ phiếu

GTK – CTCP Giầy Thụy Khuê 

Công ty cổ phần Giầy Thụy Khuê, được thành lập 1957. Trải qua hơn 60 năm xây dựng hình thành và phát triển hiện nay công ty đã có diện tích đất công xưởng, nhà máy lên đến  40.000 m2. Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm giày người lớn, trẻ em, giày bảo hộ lao động. Đến tận ngày 08 tháng 01 năm 2020 CTCP Giầy Thụy Khuê mới chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán, nhưng lại là mã cổ phiếu có tốc độ phát triển nhanh chóng, hiện nay GTK đang là mã cổ phiếu tốt tiềm năng phát triển mạnh trên các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Thông tin cổ phiếu

Nhóm ngành: Da giầy

Vốn điều lệ: 77,000,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 7,700,000 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 7,700,000 cổ phiếu

LGM – CTCP Giầy da và May mặc Xuất khẩu 

CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu được thành lập năm 1986, tiền thân là Xí nghiệp may mặc xuất khẩu ở Quận 10 TP Hồ Chí Minh. Đây là công ty chuyên sản xuất giày da, giày thể thao và dép các loại, ngoài ra công ty còn sản xuất ra các mặt hàng may mặc quần áo xuất khẩu… Đến năm 2019 CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu mới chính thức tham gia sàn giao dịch chứng khoán với mã cổ phiếu là LGM. Hiện nay LGM đang là mã cổ phiếu tốt tiềm năng lớn trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Thông tin cổ phiếu

Sàn giao dịch: Upcom

Nhóm ngành: Dệt may

Vốn điều lệ: 74,000,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 7,400,000 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 7,400,000 cổ phiếu

A32 – Công ty cổ phần 32 

Công ty Cổ phần 32 được thành lập vào năm 1980, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành Giày – May tại Việt Nam. Hoạt động kinh doanh sản xuất chính là sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng giày da, giày vải, ngoài ra còn có một số các sản phẩm khác như ví, balo, quần áo…Trải qua gần 40 xây dựng và phát triển thì đến năm 2018 CTCP 32 có mã cổ phiếu A32 chính thức tham gia vào sàn giao dịch chứng khoán. và nhanh chóng trở thành mã cổ phiếu tốt tiềm năng nhất hiện nay của ngành giày da.

Thông tin cổ phiếu

Sàn giao dịch: Upcom

Nhóm ngành: Da giầy

Vốn điều lệ: 68,000,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 6,800,000 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 6,800,000 cổ phiếu

BDF – CTCP Giày Bình Định 

Công ty cổ phần Giày Bình Định, được thành lập năm 1967, là một công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu các loại mặt hàng giày dép các loại, sang thị trường các nước Châu Âu. 

Hơn 45 năm sản xuất và xuất khẩu giày dép, Công ty Cổ phần Giày Bình Định được xem như một trong những công ty hàng đầu về sản xuất giày dép tại miền Trung Việt nam. Kể từ ngày thành lập đến nay, cơ sở vật chất và năng lực sản xuất đã và đang được nâng cấp và mở rộng một cách đáng kể. Các sản phẩm của công ty hiện đang có mặt tại hầu hết các quốc gia thuộc Cộng đồng chung châu Âu và châu Mỹ.

Thông tin cổ phiếu

Nhóm ngành: Da giầy

Vốn điều lệ: 15,500,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 1,550,000 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 1,550,000 cổ phiếu

Triển vọng cổ phiếu ngành da giày

Hàng may mặc cũng như da giày xét trên tổng cầu thế giới được dự báo tích cực và tình hình đơn hàng xuất khẩu các doanh nghiệp đã nhận đến hiện tại, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong kịch bản tích cực với giả định COVID-19 được kiểm soát và hoạt động sản xuất – kinh doanh được duy trì bình thường, xuất khẩu dệt may năm 2022 sẽ đạt khoảng 42.5 – 43 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp nhận định, kịch bản này là khả thi. Trong khi đó, với ngành da giày – túi xách, mục tiêu đặt ra cho năm 2022 là kim ngạch xuất khẩu đạt 24 – 25 tỷ USD.

Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh của các DN có thể vẫn đối mặt với nhiều thách thức: Chi phí nguyên vật liệu (giá sợi) và chi phí vận chuyển quốc tế được dự báo tiếp tục tăng/hoặc neo ở mức cao trong ít nhất nửa đầu năm 2022, và chi phí phòng dịch trong quá trình sản xuất vẫn là gánh nặng đối với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó cơ cấu đơn hàng của năm 2022 đã có sự thay đổi so với 2021, đơn hàng dệt kim nhiều hơn. Trong khi dù hiện tại nhiều doanh nghiệp trong ngành đã có đơn hàng đến quý II và III/2022 nhưng chưa thể dự đoán được thị trường sẽ thế nào sau đó vì phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch. 

Mặt khác, theo nhận định của các chuyên gia, dù thị trường dệt may khởi sắc nhưng nhiều đối thủ của dệt may Việt Nam như: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ… cũng tăng tốc và có nhiều nỗ lực để bù đắp những thiếu hụt về kim ngạch trong năm 2021. 

Vừa rồi là một số thông tin về tình hình cổ phiếu ngành da giày do biên tập viên trên trang daututietkiem.vn biên soạn và tổng hợp. Hy vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc trang bị thêm những kiến thức về cổ phiếu ngành da giày nói riêng và thị trường cổ phiếu nói chung, từ đó giúp bạn đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn. Chúc bạn thành công.

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC