Cổ phiếu ngành du lịch khách sạn tiềm năng nên đầu tư 

0
Cổ phiếu

Tình hình ngành khách sạn du lịch ở Việt Nam

Tình hình ngành khách sạn du lịch ở Việt Nam

Tình hình ngành khách sạn du lịch ở Việt Nam

Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 thì tình hình hoạt động du lịch khách sạn của Việt Nam đang từng bước phục hồi để lấy đà tăng trưởng trong thời gian tới với những giải pháp hiệu quả, thiết thực trong điều kiện bình thường mới. 

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2021 là năm thứ hai du lịch tiếp tục chịu ảnh hưởng thiệt hại, các chỉ tiêu phát triển du lịch tiếp tục giảm mạnh.  

Tính chung năm 2021, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 157,3 nghìn lượt người, giảm 95,9% so với năm trước, lượng khách du lịch nội địa đạt khoảng 40 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 180.000 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp lữ hành rơi vào tình trạng khủng hoảng, 90-95% dừng hoạt động; chuyển ngành nghề, đổi mô hình kinh doanh, cắt giảm nhân sự.

Năm 2021, lượng doanh nghiệp lữ hành đã xin thu hồi giấy phép kinh doanh chiếm trên 35% tổng số đã được cấp, phần còn lại dừng hoạt động. Các doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch cũng dừng hoạt động, điều này cũng đã tác động tiêu cực đến tình hình của các doanh nghiệp vận hành khách sạn. 

Lưu trú du lịch là phân khúc bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong năm 2021, hầu như các khách sạn không có khách, trừ một số cơ sở đón khách cách ly. Công suất phòng trung bình cả năm ước tính chỉ đạt 5%.

Có tới 80% lao động tại các cơ sở lưu trú phải nghỉ việc, chuyển đổi ngành nghề khác để kiếm sống, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nhân lực khi ngành du lịch khôi phục lại.

Nhân lực ngành du lịch, khách sạn phần lớn bị mất việc làm, số ít còn lại làm việc cầm chừng, bắt buộc phải chuyển đổi ngành nghề khác để kiếm sống.

Năm 2021, số lượng lao động vẫn làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%, lao động làm việc cầm chừng chiếm 10%.

Bởi không có khách du lịch, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các điểm tham quan, di tích, khu vui chơi giải trí đều thiệt hại, nhiều nơi đến nay vẫn chưa mở cửa lại hoàn toàn.

Trước tình hình đó, ngành du lịch, khách sạn đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện mục tiêu kép, cố gắng phục hồi du lịch cả nội địa và quốc tế, thích ứng linh hoạt trong tình hình mới.

Hoạt động du lịch đang cố gắng thích ứng thực hiện các chương trình du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với chủ đề “Du lịch an toàn – Trải nghiệm trọn vẹn.”

Nhờ vậy mà hoạt động du lịch tại các địa phương đã bắt đầu khởi sắc, du lịch nội địa đang từng bước phục hồi. Hà Nội đón 4 triệu lượt khách; Đà Nẵng đón 1,1 triệu lượt; Lâm Đồng đón 2,2 triệu lượt; Quảng Ninh đón 4,3 triệu lượt; Ninh Bình đón 1,3 triệu lượt; Thanh Hóa đón 3,4 triệu lượt…

Xem thêm: Triển vọng cổ phiếu ngành muối có nên đầu tư hay không?

DAH – Công ty Cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á

Công ty Cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á, tiền thân là CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Đông Á, được thành lập ngày 26/12/2003 với ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh khách sạn. Trong những năm qua, Đông Á đã và đang khẳng định được vị thế, tạo dựng được thương hiệu, chiếm được lòng tin của khách hàng trong ngành nghề mà Công ty lựa chọn.

Ngày 10/10/2016 công ty chính thức được niêm yết và giao dịch đầu tiên trên sàn chứng khoán HOSE, cổ phiếu DAH cũng là một trong những cổ phiếu ngành du lịch đáng đầu tư với khối lượng giao dịch nhiều nên tính thanh khoản tốt. Mặc dù có giá khá thấp chỉ khoảng 9.000-11.000/cổ phiếu nên các nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia đầu tư

Thông tin cổ phiếu 

Sàn niêm yết: HOSE

Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên: 2,015,230

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 34,200,000

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 84,200,000

Vốn hóa thị trường: 905.15 tỷ đồng

OCH – CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH

CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH, được thành lập vào tháng 7/2006 với số vốn điều lệ ban đầu của công ty là 10 tỷ đồng hoạt động kinh doanh chính của công ty là phục vụ hỗ trợ chỗ ở khách du lịch, nhà hàng ăn uống và một số dịch vụ liên quan khác. Ngày 01/10/2010, CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HNX. Hiện nay đang là công ty đang có mã cổ phiếu ngành du lịch tốt nhất trên tất cả các sàn giao dịch chứng khoán hiện nay.

Thông tin cổ phiếu

Sàn giao dịch: HNX

Nhóm ngành: Bất động sản du lịch

Vốn điều lệ: 2,000,000,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 200,000,000 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 200,000,000 cổ phiếu

SGH – Công Ty CP Khách Sạn Sài Gòn 

Công ty Cp Khách sạn Sài Gòn được thành lập năm 1968 có tên gọi ban đầu là Peninsula Hotel. Hoạt động chính của công ty là kinh doanh các dịch vụ khách sạn, du lịch, lữ hành quốc tế trong và ngoài nước. Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh phòng ngủ, văn phòng cho thuê; kinh doanh ăn uống và vũ trường; dịch vụ du lịch, lữ hành quốc tế và trong nước; dịch vụ vui chơi giải trí bán hàng lưu niệm… Ngày 30/9/2010 CTCP Khách Sạn Sài Gòn chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HNX. Hiện nay mã cổ phiếu của công ty đang đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 mã cổ phiếu ngành du lịch phát triển tốt nhất hiện nay.

Thông tin cổ phiếu

Sàn giao dịch: HNX 

Nhóm ngành: Khách sạn, resort và nhà hàng

Vốn điều lệ: 123,641,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 12,364,100 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 12,364,100 cổ phiếu 

DSN – Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen 

Công ty Cổ phần Công Viên Nước Đầm Sen được thành lập vào ngày 29/08/1998, tiền thân là Công ty TNHH Công Viên Nước đầm Sen. Công ty được thành lập dựa trên việc liên doanh giữa Công ty Du lịch Phú Thọ – thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn và Công ty Cổ phần Sài Gòn với số vốn ban đầu là 43,9 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chủ yếu là cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí – thể thao dưới nước và liên kết với Công ty Dịch vụ Phú Thọ đầu tư khai thác các trò chơi tại Công viên Văn hóa Đầm Sen.

Trước khi đại dịch bùng phát, hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn tăng trưởng đều đặn về lượng khách và về doanh thu ổn định liên tục trong nhiều năm. Bên cạnh đó Công viên Khủng long được đầu tư trên diện tích của công viên Văn hóa Đầm Sen cũng góp phần vào doanh thu của Công ty, tổng vốn đầu tư ban đầu đã được thu hồi.

Thông tin cổ phiếu 

Sàn niêm yết: HOSE

Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên: 25,980

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 12,083,009

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 12,083,009

Vốn hóa thị trường: 550.99 tỷ đồng

Giá cổ phiếu tham khảo: 42.650 – 49.050 đồng/cổ phiếu

VNG – CTCP Du lịch Thành Thành Công

Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công (TTC Tourist) được thành lập từ năm 1990, tiền thân là Công ty Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trải qua 26 năm hình thành và phát triển, TTC Tourist tự hào sở hữu nhiều thương hiệu được du khách trong và ngoài nước biết đến, bao gồm: Trung tâm Lữ hành Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công (TTC Travel) – dịch vụ lữ hành, TTC Hotel – chuỗi các khách sạn và resort 3 – 4 sao trải dài từ Nha Trang đến Cần Thơ, TTC Safari – tổ hợp khu du lịch sinh thái đạt chứng chỉ quốc tế IAAPA. Hiện tại, vốn điều lệ của Công ty là 130 tỷ đồng và từ năm 2009, Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với mã chứng khoán VNG.

Thông tin cổ phiếu 

Sàn giao dịch: HOSE 

Nhóm ngành: Khách sạn, resort và nhà hàng

Vốn điều lệ: 972,766,080,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 97,276,608 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 97,276,608 cổ phiếu

NVT – Công ty Cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay 

Công ty cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tuấn Phong, được thành lập ngày 26/09/2006. Hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng các công trình xây dựng, mua bán vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất với số vốn đăng ký ban đầu là 1.000.000.000 đồng.

Thông tin cơ bản về cổ phiếu

Nhóm ngành: Bất động sản du lịch

Vốn điều lệ: 905,000,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 90,500,000 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 90,500,000 cổ phiếu

PDC – Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông

Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông được thành lập ngày 26/12/1994, tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước có tên Khách sạn Phượng Hoàng. Ngày 01/02/2008, Công ty chính thức chuyển sang loại hình Công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông. Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng; kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế; cho thuê văn phòng…

Thông tin cổ phiếu

Sàn giao dịch: HNX 

Nhóm ngành: Khách sạn, resort và nhà hàng

Vốn điều lệ: 150,000,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 15,000,000 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 15,000,000 cổ phiếu

HOT – Công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An

Công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An được thành lập vào tháng 4/1990 trên cơ sở hợp nhất hai Công ty Dịch vụ Ăn uống và Công ty Du lịch Hội An, đến tháng 10 năm 2006, sau khi cổ phần hóa, Công ty tiếp tục hoạt động và không ngừng phát triển lớn mạnh với thương hiệu: Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An.

Vốn hoạt động trên lĩnh vực du lịch dịch vụ, công ty là một trong những doanh nghiệp tiên phong của ngành du lịch Quảng Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 15%/năm. Phát huy lợi thế của con đường di sản miền Trung cùng những chiến lược kinh doanh phù hợp, quy mô hoạt động của Công ty với 5 đơn vị trực thuộc ngày càng mở rộng, thương hiệu ngày càng khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế. Với hơn 600 nhân viên có môi trường việc làm ổn định, Công ty không chỉ góp phần giải quyết lao động địa phương, đóng góp ngân sách nhà nước mà còn tích cực chăm lo các vấn đề an sinh xã hội.

Thông tin cổ phiếu 

Sàn giao dịch: HOSE

Nhóm ngành: Khách sạn, resort và nhà hàng

Vốn điều lệ: 80,000,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 8,000,000 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 7,999,937 cổ phiếu

Xem thêm: Danh sách những mã cổ phiếu ngành nước nên đầu tư hiện nay

Định hướng phát triển ngành du lịch khách sạn trong năm 2022

Trong Hội thảo Du lịch năm 2021 với chủ đề “Du lịch Việt Nam – phục hồi và phát triển,” các chuyên gia đóng góp ý kiến nêu quan điểm, định hướng, giải pháp phục hồi và phát triển du lịch trong thời gian tới.

Hội thảo Du lịch 2021 với chủ đề “Du lịch Việt Nam – phục hồi và phát triển,” được tổ chức ngày 24 tháng 12 năm 2021

Theo đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã nhấn mạnh 5 quan điểm phục hồi và phát triển du lịch, ông chỉ ra rằng đó là phục hồi và phát triển du lịch trong bối cảnh mới phải bảo đảm môi trường an toàn, xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Sự phục hồi và phát triển du lịch và khách sạn phải đổi mới so với thời kỳ trước đại dịch, khai thác hiệu quả hơn nữa các nguồn lực, sáng tạo sản phẩm mới thích ứng với xu thế mới; năng động trong tổ chức, quản lý và vận hành để làm chủ tình hình.

Theo ông Zurab Pololikashvili, Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), đại dịch đã thúc đẩy sự quan tâm của du khách tới những trải nghiệm độc đáo và chân thực. Điều này mở ra cơ hội cho các điểm đến để đa dạng hóa ngành du lịch.

Riêng tại Việt Nam, đây là cơ hội để khai thác nhu cầu du lịch, khách sạn nội địa đang tăng trưởng mạnh mẽ. Cùng với đó cũng có cơ hội thể hiện mình là điểm đến an toàn và đa dạng, tiếp thị và xây dựng thương hiệu có thể giúp tiếp cận được nhiều khách hàng mới và phát triển tốt hơn…

Theo quan điểm của chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV Cấn Văn Lực cho hay, về ngắn hạn, nhiệm vụ chính của ngành du lịch là nên tập trung vào khắc phục hậu quả, phục hồi ngay trong và sau đại dịch. Việc này là khuyến khích phục hồi thị trường nội địa trước ngay dịp Tết và trong những tháng đầu năm 2022, có lộ trình mở cửa du lịch quốc tế an toàn, thỏa thuận mở cửa biên giới với các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm thấp, xem xét mở cửa đường bay quốc tế đi-đến các điểm, quốc gia an toàn trong điều kiện cho phép, có chương trình kích cầu du lịch nội địa cụ thể.

Về phía ông Nguyễn Văn Hùng – Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết một trong những giải pháp, nhiệm vụ trong giai đoạn 2022-2023 của ngành đó là thúc đẩy xu hướng du lịch không tiếp xúc thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo.

Bà Trần Nguyện (Tập đoàn SunGroup) chia sẻ rằng trước tình cảnh éo le của du lịch trong đại dịch đã buộc các nước lớn về du lịch, doanh nghiệp du lịch phải đẩy mạnh việc thích ứng với chuyển đổi số, tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng mới, thử sức với các sản phẩm, dịch vụ mới áp dụng công nghệ. Cùng với đó là đưa ra giải đáp những khó khăn phức tạp về nhân lực phi phí vận hành, tiết kiệm thời gian cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm, điểm đến, đem đến cho du khách những trải nghiệm số hấp dẫn…

Các mô hình kinh doanh du lịch hiện đại và các kênh du lịch trực tuyến ngày càng phổ biến, điển hình là Booking, Agoda, Expedia, Traveloka, Klook… cùng hàng loạt các loại hình du lịch ứng dụng công nghệ số ra đời. 

Trong những năm gần đây, việc áp dụng công nghệ vào công tác quảng bá thiết bị, book tour du lịch, khách sạn ngày càng phổ biến tại Việt Nam. 

Ở năm 2018 việc đặt tour, khách sạn đã chiếm đến 19% tổng số tour và quy mô thị trường. Sự xuất hiện và bùng phát của đại dịch COVID-19 ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số của du lịch nước ta để thích nghi với tình hình dịch bệnh. 

Theo đánh giá của Công ty chuyên cung cấp các giải pháp nghiên cứu và tư vấn chuyên sâu cho ngành du lịch và khách sạn tại Việt Nam – Outbox Consulting cho rằng Công nghệ sẽ là yếu tố hàng đầu giúp du khách có lại tự tin khi đi du lịch trong năm 2021.

Theo đó thời gian qua Tổng cục Du lịch đã tập trung triển khai các giải pháp hình thành một hệ sinh thái du lịch thông minh với các khối sản phẩm công nghệ được thiết kế dành cho chủ thể chính trong ngành gồm khách du lịch, doanh nghiệp, cơ quan quản lý.

Hệ sinh thái bao gồm các ứng dụng, phần mềm và dịch vụ ứng dụng, nền tảng cơ sở dữ liệu và hạ tầng công nghệ thông tin. Nổi bật là ứng dụng công nghệ dành cho khách du lịch với những tính năng ưu việt nhằm đảm bảo cho du khách có chuyến đi an toàn

Không chỉ các địa phương, điểm đến, doanh nghiệp du lịch Việt Nam rất chủ động trong việc chuyển đổi số để thích ứng với tình hình mới. Chuyển đổi số cũng hỗ trợ đắc lực cho việc giới thiệu, quảng bá, chuyển đổi số được coi là tương lai của ngành “công nghiệp không khói”. 

Xem thêm: Các mã cổ phiếu ngành môi trường nên đầu tư

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC