Triển vọng cổ phiếu ngành muối có nên đầu tư hay không?

0
Forex

Đôi nét về ngành muối Việt Nam 

Đôi nét về ngành muối Việt Nam

Đôi nét về ngành muối Việt Nam

Muối là mặt hàng thiết yếu đối với xã hội và con người, muối không chỉ dùng để sử dụng trong chế biến thực phẩm, ăn uống mà còn dùng trong cả y tế, công nghiệp hóa chất, cùng với một số ngành khác nữa. Ngành Muối Việt Nam là ngành có truyền thống lâu đời, đây là một ngành có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thậm chí muối Việt xuất khẩu còn chinh phục được những thị trường khó tính trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ… 

Nhờ vị trí địa lý có đường bờ biển dài hơn 3.000 km kéo dài từ Bắc vào Nam cùng khí hậu nhiệt với nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và gió mạnh là những yếu tố thuận lợi cho sản xuất muối. Hiện nay Việt Nam có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối nhưng diện tích sản xuất muối tập trung chính ở các tỉnh: Bạc Liêu, Bến Tre, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Nghệ An, Nam Định, Thanh Hóa… 

Triển vọng ngành muối ở Việt Nam 

Vào tháng 8/2020, chính phủ nước ta đã phê duyệt Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030, trong đó mục tiêu chung là phát triển ngành muối theo hướng bền vững và hiệu quả, tận dụng tối đa lợi thế các địa phương có truyền thống sản xuất muối để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm ngành muối, đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến hành xuất khẩu ra nước ngoài. 

Cùng với đó đầu tư cơ sở hạ tầng để sản xuất muối theo quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu ngành công nghiệp hóa chất, nguyên liệu cho chế biến muối tinh cao cấp. Đối với việc sản xuất muối thủ công, thì cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. Hỗ trợ xây dựng thí điểm mô hình sản xuất muối kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng tại các làng nghề muối nhằm quảng bá thương hiệu. Bên cạnh đó các tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ được chọn là nơi xúc tiến thương mại và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các mặt hàng muối xuất khẩu. 

Tình hình ngành sản xuất muối 

Xét về tình hình sản xuất muối, nước ta trong năm 2021 diện tích sản xuất muối đạt 11.393 ha. Những năm trước đó như 2017 diện tích đạt 13.158 ha, năm 2018 diện tích đạt 13.074 ha, năm 2019 đạt diện tích 12.494 ha; năm 2020 với 11.926 ha. Diện tích giảm dần trong những năm gần đây là do thu nhập từ việc sản xuất muối thấp, người dân chuyển dần chuyển đổi diện tích sản xuất muối sang việc nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề khác khiến cho diện tích sản xuất muối bị bỏ hoang. 

Trong năm 2021, sản lượng muối đạt 914.999 tấn. Và giá giao động trong khoảng từ 600 – 2.500 đồng/kg, giá muối sản xuất công nghiệp dao động từ 600 – 1.500 đồng/kg. Người sản xuất muối thủ công cơ bản đang bán muối thô, chất lượng thấp nên giá bán cũng thấp, khó tiêu thụ. 

Hàng năm để cân đối cung cầu muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính điều hành việc nhập khẩu theo tình hình thực tế sản xuất trong nước. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2017 – 2020, lượng muối nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan phân giao trung bình mỗi năm là 62,5 nghìn tấn trong tổng lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu công bố là 110 nghìn tấn. Tổng nhu cầu muối công nghiệp của các doanh nghiệp sản xuất hiện nay khoảng 350 nghìn tấn/năm. Lượng muối nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan phân giao còn thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất hóa chất trong khi nguồn nguyên liệu muối trong nước chưa đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng.

Đối với thị trường xuất khẩu thì hiện tại sản phẩm muối biển sạch, giàu vi lượng của Việt Nam đã được đem xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… tuy nhiên số lượng còn ít, mỗi năm chỉ xuất khẩu khoảng 20-40 nghìn tấn muối sạch, vậy nên các doanh nghiệp đang thúc đẩy, tìm kiếm thị trường xuất khẩu muốn nhằm đem lại giá trị kinh tế cao hơn. 

Những thách thức trong ngành muối 

Bên cạnh những đề án phát triển ngành muối của chính phủ, cùng với đó là kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành thì trong ngành này vẫn tồn tại nhiều khó khăn cũng như thách thức. Đó là các vùng sản xuất muối trên toàn quốc đã hình thành từ rất lâu và đều mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, phân tán. Cơ sở hạ tầng không được đầu tư nâng cấp, sửa chữa thường xuyên vậy nên xuống cấp trầm trọng. Số lượng muối sản xuất theo quy mô công nghiệp còn ít so với nhu cầu. Cùng với đó việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất chưa được đồng bộ hóa, chưa phát huy được hiệu quả. Hiện nay cả nước có 72 cơ sở sản xuất và chế biến muối thuộc mọi thành phần kinh tế như: hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp, doanh nghiệp. Tuy nhiên các đơn vị này đều có quy mô nhỏ, vốn điều lệ thấp, sản lượng nhỏ,…

Về việc phát triển ngành muối Việt Nam, từ nhu cầu thị trường chúng ta sẽ xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn cho người nông dân sản xuất, đồng thời tổ chức lại sản xuất với các hợp tác xã, hiệp hội của ngành hàng muối. Bên cạnh đó, cần quan tâm xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu của ngành muối. Những vấn đề này cần xoay quanh mục tiêu nhằm nâng cao thu nhập của người dân, của người làm muối.

Xét về ngắn hạn, mục tiêu đến năm 2025 nước ta sẽ duy trì tổng diện tích sản xuất muối 14,5 nghìn ha, sản lượng đạt 1,5 triệu tấn/năm, trong đó diện tích sản xuất muối kết tinh trên nền trải bạt 5 nghìn ha, sản lượng đạt 650 nghìn tấn (chiếm 43%), sản lượng muối chế biến đạt 500 nghìn tấn. Đảm bảo diện tích sản xuất muối quy mô công nghiệp đạt 4.805 ha, với sản lượng đạt 640.000 tấn/năm (chiếm 42%), cùng với đó ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng xuất muối tối thiểu lên 20%. 

Về dài hạn theo ước tính thì như cầu sử dụng muối của nước ta hiện nay từ 1,5 triệu đến 1,6 triệu tấn/năm. Dự báo đến năm 2030, nhu cầu này là khoảng 2 triệu tấn/năm, vậy nên để đây là thách thức mà các doanh nghiệp, địa phương cần vào cuộc để giải quyết, đồng thời, chú trọng đến vấn đề liên kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến muối. Trên cơ sở truyền thống, nghề muối lâu đời các địa phương và Bộ cùng phối hợp sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng ngành muối để đáp ứng nhu cầu thị trường. 

về vấn đề đầu tư phát triển thì cần thực hiện đồng bộ gắn với chế biến, thị trường trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất muối quy mô công nghệ, đáp ứng nhu cầu ngành công nghiệp hóa chất, nguyên liệu cho chế biến muối tinh cao cấp được tập trung tại các địa phương trọng điểm như: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Cải tạo nâng cao cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối cho người dân sản xuất muối gắn với hỗ trợ xây dựng các mô hình chế biến, đa dạng hóa sản phẩm muối nhằm nâng cao giá trị gia tăng tại các địa phương: Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Xem thêm: Cổ phiếu ngành du lịch khách sạn tiềm năng nên đầu tư

Thông tin một số doanh nghiệp ngành muối 

Thông tin một số doanh nghiệp ngành muối Việt Nam

Thông tin một số doanh nghiệp ngành muối Việt Nam

SCV – Công ty TNHH MTV Muối Việt Nam

Công ty TNHH một thành viên muối Việt Nam được thành lập ngày 06/4/2012, Công ty là đơn vị thành viên 100% vốn nhà nước thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc. Tiền thân của Công ty là Tổng công ty muối Việt Nam – Tổng công ty nhà nước chuyên doanh mặt hàng muối, có nhiệm vụ thu mua muối nguyên liệu do diêm dân sản xuất ra và sản xuất, chế biến muối I-ốt cung ứng cho toàn dân.

Năm 2009, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chủ trương sáp nhập Tổng công ty Muối vào Tổng công ty Lương thực Miền Bắc. Ngày 06/4/2012, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc đã có quyết định thành lập Công ty TNHH một thành viên Muối Việt Nam do Tổng công ty Lương thực Miền Bắc làm chủ sở hữu trên cơ sở chuyển đổi từ các chi nhánh thuộc Tổng công ty Muối. Ngày 27/4/2012, Công ty chính thức đi vào hoạt động theo kế thừa toàn bộ chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Muối trước đây.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Sản xuất muối 

Sàn giao dịch: Upcom 

Vốn điều lệ:  đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 1,279,392 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 1,279,392 cổ phiếu

KSC –  Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa

Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa được thành lập ngày 29/08/1979 theo quyết định của UBND tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hòa), là một đơn vị sản xuất kinh doanh các loại Muối và các sản phẩm sau muối trực thuộc Sở Thủy sản Phú Khánh quản lý. Năm 2001, công ty chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP. Ngành nghề kinh doanh: sản xuất các loại muối hạt, muối chế biển, muối I-ốt và các sản phẩm sau muối…

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Thực phẩm

Vốn điều lệ: 37,398,230,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 3,739,823 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 3,739,823 cổ phiếu

NISACO – Công ty cổ phần Muối Ninh Thuận 

CTCP Muối Ninh Thuận trước đây là Doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập ngày 29/02/1996 của UBND tỉnh Ninh Thuận trên cơ sở hợp nhất 3 doanh nghiệp Nhà nước: Xí nghiệp muối Cà Ná, Xí nghiệp chế biến thạch cao Mỹ Đức và Xí nghiệp Muối Phương Cựu. 

Ngày 18/11/2005, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận có Quyết định số 4231/QĐ-CTUB về việc phê duyệt phương án và chuyển công ty Muối Ninh Thuận thành CTCP và hoạt động theo mô hình CTCP kể từ ngày 01/04/2006. 

SOSAL – CTCP Tập đoàn muối Miền Nam

Tập Đoàn Muối Miền Nam – Sosal Group là một doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với trên 14 Công ty thành viên và các Công ty liên kết, địa bàn hoạt động trải dài theo vùng biển duyên hải Miền trung từ Khánh hòa đến Tiền giang, Bến tre, 

Tập Đoàn Muối Miền Nam là một đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến muối ở Việt Nam. Mỗi năm Tập đoàn Muối Miền Nam sản xuất ra hàng trăm ngàn tấn muối đáp ứng cho mọi nhu cầu sử dụng, từ muối nguyên liệu thô, muối nguyên liệu sạch, muối sơ chế đến những sản phẩm có chất lượng cao như bột canh, muối tinh sấy, muối tinh chế cao cấp. 

  • Một số đơn vị trực thuộc tập đoàn muối Miền Nam 
  • Công ty Cổ phần Muối và thương mại Khánh Hòa
  • Công ty Cổ phần Muối và thương mại Ninh Thuận
  • Công ty Cổ phần Muối Vĩnh Hảo
  • Công ty Cổ phần Muối và thương mại Bình Thuận
  • Công ty Cổ phần Muối và thương mại Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Công ty Cổ phần Muối và thương mại Tiền Giang
  • Công ty Cổ phần Muối và thương mại Bến Tre
  • Công ty Cổ phần Muối và Thương mại Cần Giờ

Như vậy trên đây là một số thông tin về các doanh nghiệp ngành muối, cùng với đó là đánh giá về triển vọng phát triển ngành muối ở Việt Nam trong những năm tới đây. Bài viết là tổng hợp tham khảo tình hình ngành muối trong năm 2021 hy vọng sẽ giúp các nhà đầu tư nắm được tình hình của mã cổ phiếu này và lựa chọn được doanh nghiệp để đầu tư

Xem thêm: Danh sách những mã cổ phiếu ngành nước nên đầu tư hiện nay

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC