Đầu tư tiền ảo có an toàn không?

0
Forex

Sự xuất hiện của tiền ảo, tiền kỹ thuật số hay tiền điện tử trong những năm gần đây đã trở nên quen thuộc trên thị trường tài chính. Hiện nay, những cái tên như Ethereum, Bitcoin, Ripple càng ngày càng phổ biến. Vậy đầu tư tiền ảo là gì, có an toàn không cũng như đầu tư thế nào để thu về lợi nhuận cao, hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua trong nội dung dưới đây.

Đầu tư tiền ảo là gì?

Tiền ảo (Virtual currency) được biết đến là một loại tiền tồn tại dưới dạng kỹ thuật số (hay còn được gọi là digital money). Tiền ảo không hề được chính phủ kiểm soát, hay phát hành, mà chúng là do những nhà phát triển (developer) tạo ra và được tiến hành quản lý bởi những nhà phát triển đó.

Đầu tư tiền ảo là gì

Theo đó, có hiểu một cách đơn giản đầu tư tiền ảo chính là việc bỏ tiền ra mua các đồng tiền ảo khi nó đang ở mức giá thấp và bán ra vào thời điểm chúng tăng giá để nhằm thu về lợi nhuận. Tiền ảo có bản chất là đầu tư ảo nhưng kiếm tiền thật. Các nhà đầu tư có thể tùy theo nhu cầu và mong muốn của bản thân mà chọn đầu tư ngắn hạn hoặc đầu tư dài hạn.

Ưu và Nhược điểm khi đầu tư tiền ảo

Ưu điểm của tiền ảo:

  • Giao dịch nhanh – Chi phí thấp: Đối với tiền pháp định, để giao dịch xuyên biên giới phải mất đến vài ngày còn tiền ảo thì chỉ mất khoảng vài giờ để giao dịch thành công. Bên cạnh đó, giao dịch tiền ảo là miễn phí, ngay cả chi phí khi giao dịch quốc tế cũng thấp hơn so với tiền pháp định.
  • Không có tính lưu trữ: Tiền ảo là tiền điện tử vì vậy không thể cầm nắm được.
  • Loại bỏ trung gian: Tiền điện tử được giao dịch trên các hệ thống tiền tệ phi tập trung, tại đó bên mua và bên bán có thể kết nối trực tiếp với nhau thay vì thông qua ngân hàng hoặc bên trung gian.

Nhược điểm của tiền ảo:

  • Điểm đỏ thu hút tin tặc: Khi tiền ảo ngày càng phổ biến và các thông tin tài khoản của người dùng được lưu trữ trên máy tính/điện thoại thông minh; Theo đó, các tin tặc có thể sử dụng các thủ thuật để hack quyền truy cập vào ví tiền ảo của người dùng để nhằm mục đích chiếm đoạt và để lấy lại tài khoản của chính mình thì người dùng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì tiền ảo được giao dịch trên nền tảng kỹ thuật số do đó sẽ luôn để lại dấu vết giao dịch nên các tin tắc vẫn có thể theo dõi được dù cho bạn có sử dụng trình duyệt ẩn danh đi nữa. Sẽ không thể khắc phục triệt để nhược điểm này của tiền ảo vì thế mà so với tiền pháp định thì tính bảo mật của tiền ảo không cao.
  • Chi phí tiềm ẩn: Dù chi phí cực thấp hoặc miễn phí khi giao dịch là điểm cộng ưu thế của tiền ảo thì tại một số loại tiền ảo vẫn có các chi phí chìm mà bạn không thể nắm bắt. Một trong số đó có thể kể đến như chi phí tiêu thụ năng lượng, hoặc sẽ có chi phí lưu ký phát sinh nếu bạn giữ tiền trên sàn giao dịch lâu.
  • Biến động và mất giá: Đối với cả những nhà đầu tư lâu năm hay và cả những nhà đầu tư còn mới, chắc hẳn sẽ khá quen thuộc với biến động thị trường tiền kỹ thuật số. Không phải lúc nào tiền ảo cũng sẽ luôn giữ mức giá ổn định với chênh lệch tỷ giá thấp. Do đó, khi tham gia đầu tư tiền ảo, có thể bạn sẽ phải đối mặt với rủi ro tiền “bay hơi” giá trị gấp nhiều lần so với khi mua vào.

Đầu tư, kinh doanh tiền ảo tại Việt Nam có hợp pháp hay không?

Đầu tư, kinh doanh tiền ảo tại Việt Nam có hợp pháp hay không

Căn cứ theo Pháp luật Việt Nam quy định thì tiền ảo sẽ không được xem là hàng hóa hay tài sản. Theo đó, tại khoản 6 và 7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP đã quy định cụ thể như sau:

“6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

  1. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.”

Căn cứ theo quy định trên, có thể thấy trong các phương thức thanh toán trên đây thì hoàn toàn không có phương thức nào đề cập liên quan đến tiền ảo. Nên tại Việt Nam, tiền ảo vẫn chưa được chấp nhận do đó, nếu có nhu cầu thì mọi người vẫn có thể đầu tư hay kinh doanh tiền ảo tuy nhiên sẽ không được luật pháp Việt Nam luật bảo vệ cũng như chế tài hợp pháp về luật kinh doanh tiền ảo. Chính vì thế, mà có rất nhiều người lợi dụng khe hở này để lôi kéo những người thiếu hiểu biết tham gia bằng cách tung ra những chiêu trò lừa đảo núp bóng dưới các hình thức đa cấp. Do đó, khi chính thức quyết định tham gia thị trường bạn cần phải hết sức thận trọng và tìm hiểu kỹ càng về đầu tư tiền ảo cũng các thông tin liên quan. 

Theo đó, nếu bạn vẫn muốn tham gia vào thị trường này thì nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn giao dịch trên các sàn giao dịch tiền ảo uy tín trên thế giới để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, bạn cũng nên thận trọng đối với những trang web tiền ảo giả mạo các sàn tiền ảo uy tín.

Một số vấn đề pháp lý với tiền ảo tại Việt Nam

Qua những phân tích ở mục trên đây có thể thấy, hiện pháp luật Việt Nam vẫn chưa đưa ra những quy định rõ ràng và đầy đủ trong việc điều chỉnh với tiền ảo, bên cạnh đó cũng còn rất rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến đồng tiền này chưa thể giải quyết được. Đặc biệt, tiền ảo còn thuộc khoảng trống pháp lý không bị cấm mà cũng không được thừa nhận. Dưới đây 3 lĩnh vực điển hình có tác động đến tiền ảo, cụ thể:

Lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ

Tại Việt Nam, tiền ảo không thuộc phương tiện thanh toán dạng hợp pháp do đó việc phát hành và cung ứng cũng như dùng để làm phương tiện thanh toán sẽ bị cấm theo quy định của khoản 2 điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về thanh toán mà không dùng đến tiền mặt.

Căn cứ theo quy định tại điểm d của khoản 6 điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, đối với trường hợp phát hành, cung ứng và sử dụng không hợp pháp phương tiện thanh toán sẽ đều bị xử phạt hành chính từ 50.000.000 – 100.000.000 triệu đồng.

Pháp luật dân sự

Pháp luật dân sự

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.” Do đó, tiền ảo không phải là tài sản. Trường hợp sử dụng, sở hữu hoặc giao dịch mua bán tiền ảo chắc chắn sẽ mang đến cho người sở hữu, người tham gia giao dịch rủi ro lớn, đồng thời không được pháp luật bảo vệ.

Điều này cũng gây ra cho cơ quan thẩm quyền nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp tiền ảo. Vì những tranh chấp phát sinh này sẽ liên quan đến tiền ảo bao gồm quyền sở hữu, thừa kế tiền ảo, vay mượn tiền ảo, giao dịch mua bán, bồi thường thiệt hại trong các giao dịch tiền ảo.

Lĩnh vực pháp luật đầu tư và kinh doanh

Tại Việt Nam, hiện không có quy định nào của pháp luật hiện hành cấm đầu tư kinh doanh những ngành nghề liên quan đến tiền ảo. Theo đó, tại Điều 6, 7 của Luật đầu tư 2020  quy định về các ngành nghề đang cấm đầu tư kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó không liệt kê hoạt động kinh doanh về tiền ảo.

Bên cạnh đó, theo Điều 33 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” Chính vì kẽ hở này nên thời gian qua có nhiều cá nhân và tổ chức đã lợi dụng chúng để thành lập ra những sàn đầu tư, sàn giao dịch tiền ảo dựa theo mô hình đa cấp và các sàn giao dịch ma để nhằm mục đích huy động tiền từ các nhà đầu tư có vốn.

Khi đó nhà đầu tư vì thấy cái lợi trước mắt nên sẽ ồ ạt đổ tiền vào sàn này mà không tìm kiểu các rủi ro, sự mất mát trong giao dịch. Đến khi xảy ra sự cố thì họ mới bắt đầu cảm thấy sửng sốt và họ cũng biết được rằng sẽ không thể đòi lại được tài sản của mình đã đầu tư.

Có thể bạn quan tâm: 

Vậy đầu tư tiền ảo có an toàn không?

Không có thứ gì gọi là “đầu tư an toàn” cả. Dù so với các danh mục khác thì có thể một số danh mục đầu tư tiền ảo hay sàn Bitcoin uy tín đáng tin cậy hơn, tuy nhiên, hầu như chúng đều tiềm ẩn những yếu tố rủi ro nhất định. Nhưng dường như tiền ảo lại là một khoản đầu tư sinh lời được nhiều người lựa chọn. Theo đó, nhà giao dịch biết nhìn nhận thị trường và có trách nhiệm khi đầu tư thì việc giao dịch mua và bán tiền ảo cũng không phải là một việc mạo hiểm.

Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định sẽ mua một số đồng tiền ảo, tốt nhất là bạn nên tìm hiểu và nghiên cứu xem ai đã tạo ra nó. Trước tiên, tiền ảo cần phải xuất hiện trên các sàn giao dịch hay những nền tảng trao đổi được kiểm soát. Trải qua các quy trình sàng lọc kỹ lưỡng và được chấp nhận bởi các thương hiệu phổ biến. Nghe có vẻ là khó khăn thế nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là đầu tư số tiền khó kiếm được của bạn. Cũng như vấn đề cốt lõi của cách đầu tư vào tiền ảo chính là tạo ra lợi nhuận.

Theo đó, để đầu tư tiền ảo một cách an toàn, đối với các nhà đầu tư mới không nên coi tiền ảo là một thị trường làm giàu nhanh chóng mà nên phân tích chúng như một kênh đầu tư bài bản. Căn cứ theo các ưu điểm và nhược điểm của tiền ảo ở mục trên, nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định liệu có nên đầu tư vào tiền ảo hay không dễ dàng hay chuyển hướng sang các kênh đầu tư an toàn và ít rủi ro hơn. 

Tóm lại, đầu tư tiền ảo an toàn hay không còn phụ thuộc vào kiến thức của chính nhà đầu tư. Như đã phân tích ở trên, hiện nay tiền ảo vẫn chưa được công nhận là đồng tiền hợp pháp tại Việt Nam và chưa được chấp thuận trong các thanh toán thường ngày. Tuy nhiên nhà đầu tư vẫn có thể làm đơn tố cáo lên các cơ quan công an khi có các dấu hiệu lừa đảo để làm rõ hành vi lừa đảo và xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Nên đầu tư tiền ảo hay chứng khoán

Lời kết

Đầu tư tiền ảo là gì, có an toàn hay không vẫn là câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư thắc mắc và cần được giải đáp. Hy vọng bài viết với những chia sẻ xoay quanh vấn đề cách đầu tư tiền ảo hiệu quả của Đầu tư Tiết kiệm trên đây sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về thị trường tiền ảo. Chúc bạn thành công.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC