Bí quyết làm giàu từ mô hình chăn nuôi gà thả vườn

0
Kinh nghiệm đầu tư

Hiện nay, mô hình chăn nuôi gà thả vườn rất phổ biến ở nông thôn vì hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cao. So với các phương pháp chăn nuôi gà khác thì chăn nuôi gà thả vườn đang là xu hướng đang được áp dụng rất rộng rãi. 

Gà thả vườn

Gà thả vườn (Yarding) hay gà thả rông (Free Range) là những con gà được nuôi theo phương pháp chăn nuôi thả. Nhìn chung bề ngoài của những con gà thả vườn này có màu nâu đậm, đồng và xám. Hơn nữa, những loại gà này thường được nhiều người tiêu dùng yêu thích bởi chúng có chất lượng thịt thơm ngon và ít mỡ.

Giá thành gà thả vườn trên thị trường hiện nay thường cao hơn những giống gà khác, đem lại giá trị lợi nhuận cao cho người chăn nuôi.

Xem thêm: Những cách làm giàu từ mạng xã hội hiệu quả

Chi phí trong chăn nuôi gà thả vườn

Chi phí con giống

Hiện nay, người chăn nuôi có thể lựa chọn rất nhiều loại giống gà thả vườn khác nhau như: Gà chọi lai, gà ri, gà ta, gà mía, gà đông tảo,… Tùy vào từng giống gà cũng như từng khu vực mà sẽ có giá khác nhau.

Chẳng hạn với gà ta lai mía tại thị trường Thái Nguyên có giá khoảng 12.000đ/con, tiền con giống cho 1000 gà là 12.000.000đ.

Chi phí chuồng trại khi nuôi gà

Bạn nên chọn những khu đất rộng, có nhiều cây cỏ và có bóng mát từ những cây lớn khi nuôi gà thả vườn để gà hoạt động thoải mái.

Nên rào bằng lưới thép xung quanh vườn để có thể kiểm soát được số lượng gà cũng như bảo vệ đàn gà khỏi những động vật săn mồi.

Đối với chuồng gà, để tiết kiệm chi phí bạn có thể tận dụng nhà xưởng cũ để chăn nuôi. Tuy nhiên, chuồng nuôi gà cần phải đáp ứng những điều kiện như sau:

  • Chuồng gà cần có chiều cao khoảng 1,5m, chiều dài khoảng 2,5m.
  • Chiều rộng khoảng 2m, bên cạnh đó cũng phải có một cửa để gà ra vào trú mưa.
  • Đối với gà con thì mật độ chuồng khoảng 10 – 12 con/m2, còn đối với gà lớn thì khoảng 5 – 6 con/m2.

Chi phí tiền thức ăn cho gà

Khi nuôi gà thả vườn sẽ có hai loại chính là thức ăn gia đình và thức ăn công nghiệp. Đối với những hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp 100% thì số lượng thức ăn sẽ được chia như sau:

  • Giai đoạn úm (1 – 15 ngày): 10 bao 25kg.
  • Giai đoạn 1 (15 – 40 ngày) 30 bao 25kg.
  • Giai đoạn 2 (40 – 80 ngày): 120 bao 25kg.
  • Giai đoạn vỗ béo (80 – xuất bán (thường là 100 ngày) 60 bao 25kg.

Tổng số thức ăn sử dụng cho cả giai đoạn là 220 bao 25kg, theo đó: 220 x 25 = 5.500kg thức ăn hỗn hợp. Hiện nay, giá bình quân thức ăn hỗn hợp dao động khoảng 11.200đ/kg.

=> Chi phí thức ăn cho 1000 gà thả vườn là 11.200 x 5.500 = 61.6000.000đ.

Bên cạnh thức ăn hỗn hợp, người chăn nuôi có thể tập cho gà ăn thêm các loại thức ăn cứng như ngô, thóc hay các loại ngũ cốc nghiền khi gà 1 tháng tuổi rời khỏi úm và thả ra ngoài. Ngoài ra, để đa dạng phong phú nguồn thức ăn bạn có thể bổ sung rau cỏ, giun, côn trùng để giúp tiết kiệm chi phí thức ăn.

Chi phí điện nước

Thông thường, khi chăn nuôi gà thả vườn sẽ tốn chi phí điện lúc ban đầu khi gà còn trong úm. Bạn nên dùng bóng đèn sợi đốt thắp liên tục trong giai đoạn này để sưởi ấm cho gà. Còn khi gà đã lớn thì chỉ cần thắp vào buổi tối.

Với khoán chi phí này bạn có thể cộng dồn vào các chi phí khác như nước hay chi phí phát sinh khi chăn nuôi…

=> Thông thường đối với một trại có quy mô 1000 gà thịt thả vườn thì chi phí điện, nước và các khoản chi phí phát sinh khác sẽ khoảng: 3.000.000đ.

Chi phí phòng bệnh cho gà

Chi phí phòng bệnh cho gà

Người chăn nuôi khi nuôi gà thả vườn nên lưu ý tiêm phòng vacxin để phòng bệnh cho gà đầy đủ. Theo đó:

– 2 lần vaccine newcastle: 400đ/con

– 2 lần vaccine Gumboro: 400đ/con

– 1 lần tiêm vaccine newcastle: 300đ/con (có thể làm hoặc không tuỳ từng trại).

Tổng chi phí vaccine: 1.100đ/con. Với quy mô 1000 gà chi phí vaccine là 1.100.000đ.

Ngoài tiêm vacxin cho gà, thì thuốc thú y cũng là khoản chi phí mà người chăn nuôi cần phải lưu ý khi chăn nuôi. Tuy nhiên, khoản chi phí này thường rất khó hạch toán bởi mỗi trại có tình hình dịch tễ khác nhau do đó phải sử dụng thuốc khác nhau. Thông thường Với chi phí thuốc thú y của trại có quy mô 1000 gà thịt thả vườn trung bình khoảng: 3.000.000đ.

Như vậy, tổng chi phí thuốc thú y và vaccine cho 1000 gà là 4.100.000đ.

Chi phí nhân công

Khi nuôi gà thả vườn người chăn nuôi có thể lấy công làm lãi để tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi. Do đó, chi phí nhân công sẽ không được tính đến trong bảng dự toán này.

Như vậy tổng chi phí trong quá trình chăn nuôi 1000 con gà thả vườn là: 80.700.000đ. Chi phí này không bao gồm chi phí chuồng trại và chi phí nhân công. Theo đó, nếu bạn chăn gà thả vườn bằng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên như ngô, thóc, rau… thì chi phí sẽ rẻ hơn nhiều.

Bạn có thể theo dõi bảng dưới đây để nắm rõ hơn về các khoản chi phí trong chăn nuôi gà thả vườn:

Danh mục Chi phí chăn nuôi
Chi phí con giống 12.000.000
Chi phí chuồng trại khi nuôi gà Không tính
Chi phí tiền thức ăn cho gà 61.600.000
Chi phí điện nước 3.000.000
Chi phí phòng bệnh cho gà 4.100.000
Tổng cộng chi phí 80.700.000

Lợi nhuận từ chăn nuôi gà thả vườn

Thông thường, thời gian xuất chuồng đối với các giống gà thả vườn khoảng 120 ngày, còn với những giống gà công nghiệp trong khoảng 100 ngày có thể xuất bán.

Khối lượng xuất bán của các giống gà hiện nay khi nuôi tới 100 ngày và sử dụng thức ăn công nghiệp 100% sẽ nặng khoảng 1,8kg/con. Tỷ lệ hao hụt đầu con thường là 7%.

Hiện nay, giống gà thả vườn có giá thị trường theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản là: 90.000 – 110.000đ/kg tùy giống gà.

Theo đó, nếu bán với giá 90.000đ/kg, bạn sẽ tổng thu được: (1,8 x 1000 x 93%) x 90.000 = 150.660.000đ

Sau quá trình chăn nuôi 1000 gà thịt thả vườn trong 100 ngày, tiền thu về được: 150.660.000 – 80.700.000 = 69.960.000đ. Hạch toán chưa bao gồm chi phí chuồng trại và nhân công.

Lưu ý: Các khoản chi phí này chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể tăng hoặc giảm tùy vào từng điều kiện chăn nuôi cũng như giống gà mà chủ trang trại lựa chọn cũng như tùy theo giá thị trường tại từng thời điểm.

Một số mô hình làm giàu từ nuôi gà thả vườn

Anh Trần Thanh nhàn (35 tuổi) từ một nhân viên văn phòng tới ông chủ trại nuôi gà thả vườn tiền tỷ

Vốn liếng ban đầu là 100 triệu đồng tiền mừng cưới, anh Nhàn lên ngân hàng cầm cố bìa đỏ miếng đất rừng rộng 5 ha, vay họ hàng thêm 700 triệu đồng nữa với quyết tâm “làm một cái gì đó ra trò”. Lúc hệ thống chuồng trại rộng 1.200 m2 xây xong, anh Nhàn nộp 200 triệu đồng cho doanh nghiệp để nhận 5.000 con gà ri Hòa Bình về nuôi.

Sau 6 năm chăn nuôi, đến nay, anh Nhàn đã đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng cho trại. Chuồng được trang bị máng ăn, máy phát điện, đèn, đệm lót sinh học, hệ thống uống nước tự động, gas sưởi ấm cho gia cầm vào mùa đông, quạt mát vào mùa hè,… 

Gà một năm nuôi 6 lứa, một lứa gà giống có số lượng khoảng 10.000 con, mỗi con một ngày tuổi nặng 40 gram. Đến khi gà đạt 1,6-1,8 kg sau ba tháng thì xuất bán cho công ty một lần. Bên cạnh đó, hàng ngày anh còn lái ôtô chở gà đi nhập tại nhà hàng, các chợ và các đối tác trong tỉnh. “Tổng doanh thu bán hàng một năm khoảng 2,4 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, tiền lời khoảng 500 triệu đồng”, anh Nhàn chia sẻ.

Gia đình anh Nguyễn Văn Trường và chị Trịnh Thị Hoa ngụ tại thôn 11, xã Đạ Kho, huyện ĐạTẻh (Lâm Đồng)

Theo chị Hoa (vợ anh Trường) cho biết: “Nhờ chăm sóc đúng quy trình, kỹ thuật chăn nuôi và tuân thủ cách vệ sinh, xử lý chuồng trại cũng như phòng bệnh hại, nên lứa nào gà cũng lớn nhanh và ít bị dịch bệnh. Đặc biệt, gà nuôi theo hướng sinh học cho thịt dai và thơm ngon, nên bán được giá cao hơn hẳn cách nuôi gà truyền thống.” 

Hiện tại, với đàn gà 1.500 đang vào thời điểm xuất bán, sau khi trừ các chi phí, lứa gà này mang lại cho gia đình anh nguồn lãi khoảng gần 100 triệu đồng.

Anh cũng Trường chia sẻ: “Cứ mỗi năm, gia đình anh xuất bán được 3 lứa gà thịt. Phần lớn, gà của gia đình anh Trường được các mối thương lái từ Đồng Nai, Bình Phước tìm đến tận nhà để thu mua với giá từ 85 – 87 ngàn đồng/kg. Nhờ vậy mà gia đình tôi thu lãi từ việc nuôi gà thả vườn đạt khoảng 300 – 400 triệu đồng/năm. Từ khi nuôi gà thả vườn theo mô hình an toàn sinh học đến giờ, kinh tế gia đình tôi đã ổn định và khấm khá lên hẳn”.

Chị Bùi Thị Thủy, xóm Trung (xã Bình Cảng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương với mô hình nuôi gà thả vườn

Chị Thủy sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nông nghiệp nên ngay từ nhỏ chị đã quen với công việc của nhà nông. Tuy nhiên, đến năm 2014 chị mới thực sự bắt tay vào phát triển kinh tế từ nuôi gà. 

Khi đó, nhận thấy điều kiện tự nhiên ở Bình Cảng có nhiều thế mạnh để phát triển chăn nuôi, chị đã mạnh dạn vay vốn đầu tư xây chuồng nuôi gà và nhập gà giống. Sau thời gian học hỏi, với số vốn gần 100 triệu đồng, chị Thủy cùng gia đình tiếp tục đầu tư nuôi gà theo quy mô trang trại, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường.

Hiện tại, cứ 3 – 4 tháng, đàn gà của chị đã có thể xuất bán. Trung bình mỗi con khi xuất nặng khoảng 1,7 kg. Sau khi đã trừ các khoản chi phí, trung bình mỗi năm chị thu về khoảng trên 170 triệu đồng. Từ vài trăm con, đến nay, đàn gà của gia đình chị đã mở rộng trên 3.000 con các loại, mỗi năm xuất từ 2 – 3 lứa.

Vợ chồng ông Trần Văn Vượng ở thôn 2, xã Tân Long, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) khá thành công với mô hình nuôi gà thả vườn

Ông Trần Văn Vượng kể, cách đây hơn 3 năm, cùng với số vốn tích cóp, ông vay thêm từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Sơn 100 triệu đồng để san ủi mặt bằng, xây dựng chuồng trại và nhập con giống về nuôi.  Đến nay, diện tích mô hình nuôi gà của gia đình ông Vượng là trên 4.600 m2, trong đó 2.000m2 ông xây dựng thành 3 ô chuồng để nuôi kế các lứa gà và diện tích còn lại thì để gà thả vườn. Hai năm đầu tiên, mỗi năm ông Vượng xuất từ 2 – 5 lứa gà và mỗi lứa 800 con. Năm sau, ông xuất được 8 – 10 lứa/năm, mỗi lứa trên 1.000 con. 

Ông cho biết, nuôi gà thả vườn khoảng 3 – 3,5 tháng là có thể xuất chuồng, nhờ thả nuôi nhiều lứa lớn nhỏ khác nhau nên trại gà thường xuyên có đủ gà thương phẩm cung ứng cho thị trường tại tỉnh.

Xem thêm: Làm giàu từ mô hình nuôi yến trong nhà 

Kinh nghiệm làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn

Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi gà thả vườn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Quan tâm đến điều kiện nuôi

Trước khi bắt tay vào thực hiện mô hình gà thả vườn, bạn cần phải chuẩn bị một số điều kiện vật chất như thức ăn, chuồng nuôi và thuốc cần thiết….

– Về điều kiện chuồng nuôi: 

Bạn nên thiết kế chuồng nuôi sao cho đảm bảo kín ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Nền chuồng phải cao và có khả năng thoát nước khi làm vệ sinh. Đối với nền chuồng, bạn nên rải rơm và trấu để gà được giữ ấm.

Chuồng cần phải xây ở chỗ cao, theo hướng Đông hoặc Đông Nam là tốt nhất bởi đây sẽ là nơi tránh mưa nắng và ngủ đêm cho gà.

– Về điều kiện chăn thả: 

Bạn có thể thả gà trong vườn rộng. Hơn nữa, nếu vườn còn trồng trọt một số loại cây trồng, để đảm bảo gà không phá hoại rau màu thì bạn nên quây riêng khu vực nuôi.

– Máng ăn, máng uống: 

Với mô hình gà thả vườn, máng ăn và máng uống cho gà có thể được đặt ở góc vườn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thiết kế thêm máng ăn treo ở chuồng, giúp cung cấp thức ăn cho gà trong những ngày điều kiện thời tiết xấu.

Chọn con giống

Chọn con giống

  • Nuôi gà thả vườn thành phẩm bán lấy thịt thì nên chọn các giống gà: Gà chọi Lai, gà Tam Hoàng, gà mía…
  • Đối với gà thả vườn nuôi bán để lấy trứng thì nên chọn những giống gà như: Gà Ai Cập, gà Ri, gà lai hay những loại gà có sản lượng trứng tốt.
  • Những loại gà thả vườn đặc sản có chất lượng cao: Gà Đông Tảo, gà Hồ.

Mật độ chăn nuôi gà thả vườn

Mật độ nuôi gà thả vườn sẽ tùy thuộc vào loại giống gà cũng như điều kiện thời tiết:

  • Mùa hè: Đối với thời tiết nóng nực của mùa hè thì có thể giảm số lượng chăn nuôi xuống dưới khoảng 10% số lượng gà.
  • Mùa thu đông: Có thể nuôi mật độ dày hơn, có nhốt 40 – 50 con/m2 khi gà từ 1 – 10 ngày tuổi; 11 – 30 ngày tuổi nhốt 20 – 25 con/m2; 31 – 45 ngày tuổi nhốt 15 – 20 con/m2 và 46 – 60 ngày tuổi nhốt 12 – 15 con/m2.

Cách cho gà ăn

  • Giai đoạn nuôi gà con (1 – 21 ngày tuổi): Ở giai đoạn này, gà ăn ít nhưng sẽ phải ăn nhiều lần. Nên rải thức ăn vào khay và mỗi ngày nên cung cấp đồ ăn 3 – 4 lần. Không giữ lại thức ăn thừa sau mỗi lần để nhằm đảm bảo vệ sinh cho đàn gà.
  • Giai đoạn gà giò (22 – 42 ngày): Bước vào giai đoạn này, gà đã bắt đầu ăn được gạo, thóc và rau xanh. Do đó, bạn nên bổ sung các loại thức ăn này để tăng cường chất dinh dưỡng cho gà.
  • Giai đoạn gà thịt (42 ngày trở lên): Ở giai đoạn này ăn rất nhiều gà sẽ ăn rất nhiều, gấp đôi so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, ở giai đoạn này bạn cần phải bổ sung chất đạm và nhiều loại rau xanh để đảm bảo gà nặng ký và chắc xương.

Chuồng trại cho gà

Trong quá trình chăn nuôi bạn nên lưu tâm đến vấn đề vệ sinh chuồng trại:

  • Khi lót chuồng bạn nên rắc thuốc bột để khống chế vi khuẩn lây lan. Khoảng 5 – 7 ngày thì nên thay lót ổ một lần.
  • Rắc thêm trấu vào nền để giúp chuồng trại không bị hôi tanh và ruồi muỗi.
  • Ở vườn gà không nên để các vũng đọng nước, bởi nếu gà uống phải có thể bị đi ngoài.

Vệ sinh phòng bệnh

Để gà có thể phát triển khỏe mạnh và sinh trưởng nhanh thì chuồng nuôi cũng như vườn thả phải luôn sạch sẽ, khô ráo, tránh tình trạng ao tù nước đọng trong khu vườn thả. Ngoài ra, bạn cần cung cấp cho gà nguồn thức ăn tốt, nước sạch. 

Mặt khác, ngay khi gà có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, bạn cần thực hiện cách ly và cho gà uống thuốc ngay để tránh lây lan mầm bệnh ra cho cả đàn.

Kết luận 

Vừa rồi là một số thông tin về cách làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn mà Daututietkiem.vn muốn chia sẻ đến bạn đọc.  Qua đó có thể thấy, nghề nuôi gà thả νườn là một hướng đi bền vững và là mô hình làm giàu vô cùng hiệu quả mà bạn có thể cân nhắc. Chúc bạn thành công.

Xem thêm:

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC