Cổ phiếu mới lên sàn là những cổ phiếu ban đầu có mức giá thấp tuy nhiên xét về tốc độ tăng giá cổ phiếu thì khá nhanh bởi sự mới mẻ trên thị trường nên thu hút nhiều nhà đầu tư. Thế nhưng không phải những cổ phiếu nào mới lên sàn cũng đều có sự tăng trưởng mạnh, vậy nên nhà đầu tư nên tìm hiểu và biết cách định giá cổ phiếu để tránh mua phải những mã cổ phiếu không tốt gây nên rủi ro. Để tránh những trường hợp đáng tiếc như vậy thì bài viết dưới đây bạn có thể tham khảo về kinh nghiệm khi mua cổ phiếu mới lên sàn để hiểu rõ hơn.
Cổ phiếu mới lên sàn là gì?

Cổ phiếu mới lên sàn là gì
Cổ phiếu mới lên sàn là cổ phiếu vừa được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, HNX hay Upcom được các công ty vừa tiến hành chào bán ra công chúng lần đầu. Các doanh nghiệp sau một thời gian làm hồ sơ đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, khi được chấp thuận niêm yết sẽ thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng để kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư khác nhau.
Các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán thực chất sẽ phải trải qua sự kiểm định nghiêm ngặt mà Sở chứng khoán đề ra, bởi điều kiện niêm yết khá khắt khe cho nên có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký niêm yết cũng như có kế hoạch niêm yết chứng khoán nhưng không được chấp nhận. Vậy nên những doanh nghiệp có cổ phiếu được lên sàn sẽ là những doanh nghiệp có lịch sử hình thành lâu đời nhưng giờ mới đủ điều kiện hoặc có đủ kế hoạch gọi vốn nên nhà đầu tư đảm bảo yên tâm về tính minh bạch của cổ phiếu.
Ưu điểm của cổ phiếu mới lên sàn
Đối với những cổ phiếu mới lên sàn thì thường có mức giá khá cao lúc đầu niêm yết bởi đó là mức giá kỳ vọng của doanh nghiệp phát hành cũng như thông qua định giá của họ đối với doanh nghiệp của mình như thế nào. Thế nhưng thực chất mức giá lần đầu niêm yết là mức giá thực của cổ phiếu, bởi sẽ được tính toán dựa trên số vốn hóa và số lượng cổ phiếu phát hành.
Cổ phiếu được định giá thực
Cổ phiếu khi được niêm yết trên sàn thì giá trị thực của cổ phiếu hoặc gần với giá trị thực của doanh nghiệp nhất. Cổ phiếu được tính dựa trên vốn hóa thị trường của doanh nghiệp đó chia cho số lượng cổ phiếu phát hành. Như vậy mức giá đó không có sự tác động của các yếu tố như:
- Những tin tức xấu về tình hình tài chính
- Không có sự tác động của nhu cầu người đầu tư cổ phiếu
- Không có sự thay đổi đột ngột nào về lợi nhuận
Về cơ bản thì cổ phiếu được niêm yết sẽ qua đợt thẩm định của Sở giao dịch mới có thể thực hiện thế nên ở thời điểm đó chỉ số tài chính của công ty tương đối tốt, các nhà đầu tư có thể dễ dàng nhìn nhận cổ phiếu hơn bởi tính minh bạch, cổ phiếu không bị định giá quá cao hay quá thấp so với giá trị của doanh nghiệp.
Cổ phiếu có giá rẻ
Về cơ bản thì cổ phiếu mới lên sàn sẽ khá rẻ bởi nhiều nhà đầu tư chưa biết đến mã cổ phiếu đó. Sau khi cổ phiếu có phiên giao dịch đầu tiên thì cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh theo tình hình chung của thị trường, có thể sẽ giảm xuống hay tăng lên tùy thuộc vào lượng người đầu tư.
Về cơ bản thì những cổ phiếu này trước đó được kỳ vọng rất lớn thì sau khi phát hành cổ phiếu mới có thể đẩy giá lên cao nhờ nhu cầu người mua, sự kỳ vọng của thị trường quá lớn còn các cổ phiếu không được nhà đầu tư chú ý thì mức giá luôn thấp. Đây cũng là cơ hội đầu tư của nhiều người bởi không dễ gì mua được cổ phiếu giá rẻ.
Với những cổ phiếu niêm yết giá rẻ nếu nhận được nhiều sự quan tâm thì sẽ tạo nên đợt sóng giá mới có thể tăng trưởng trong thời gian ngắn. Tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu này thường không phụ thuộc vào sự phát triển hay tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà dựa vào nhà đầu tư, họ chính là những người đẩy giá cổ phiếu lên cao hay xuống thấp.
Có nên mua cổ phiếu mới lên sàn không?
Với những mã cổ phiếu mới lên sàn chứng khoán thì rất khó để định giá bởi dữ liệu thị trường chưa có mấy. Và việc đầu tư vào đây sẽ dựa trên trên tiềm năng cũng như những triển vọng mình dự đoán đối với doanh nghiệp đó, thông qua các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn chọn một mã cổ phiếu tốt thì nên chọn mua cổ phiếu có niêm yết mức giá ban đầu thấp như vậy có thể tránh được rủi ro cho mình khi giá cổ phiếu rớt xuống dưới giá niêm yết ban đầu.
Cách tốt nhất bạn nên để cổ phiếu đó giao dịch trên thị trường một thời gian xem như nào rồi mới ra quyết định đầu tư. Và lưu ý thì việc đầu tư bạn cần chọn đầu tư dài hạn bởi chỉ trong thời gian ngắn thì khó mà kiếm được lợi nhuận cho mình.
Một ví dụ điển hình như cổ phiếu của Công ty cổ phần Gạch Khang Minh (trên sàn HNX có mã giao dịch là GKM) niêm yết trên sàn HNX vào ngày 17/07/2017 với giá 11.000 đồng/cổ phiếu. Ngay từ lúc mới lên sàn, cổ phiếu này đã thu hút nhiều nhà đầu tư mua liên tục dẫn đến giá cổ đứng ở giá 21.600 đồng, giá cổ phiếu đã tăng lên mức 51%,tuy nhiên lại khối lượng giao dịch chỉ ở mức 20.000 cổ phiếu/ngày. Từ đó có thể thấy tính thanh khoản của cổ phiếu cực thấp trên thị trường, không có sự luân chuyển.
Nhược điểm của cổ phiếu mới lên sàn
Tính thanh khoản của cổ phiếu
Đôi khi cổ phiếu tăng cao nhưng khi đó khối lượng giao dịch cổ phiếu mỗi ngày hay trong mỗi phiên giao dịch chỉ rơi vào tầm 10 – 20 cổ phiếu, như vậy có thể thấy đối với việc thanh khoản thì có lẽ cổ phiếu này khó mà thu được lợi nhuận về cho mình.
Nhà đầu tư cũng nên lưu ý là cổ phiếu mà không có sự luân chuyển như vậy, không có sự mua bán thì khó mà tồn tại lâu với mức giá hiện tại. Với số lượng giao dịch ít như vậy thì muốn bán cũng không thể bán được. Vậy nên mọi người cần có sự tính toán kỹ lưỡng trước khi mua, tốt nhất để cho cổ phiếu đó trải qua nhiều phiên giao dịch mới nên mua.
Dễ trượt giá cổ phiếu
Sau thời gian tăng trưởng mạnh mẽ thì cổ phiếu thì việc trượt giá do không còn đòn bẩy nào cho cổ phiếu tăng thì tất nhiên sẽ bị trượt giá, nếu bạn mua phải cổ phiếu đang trong lúc trượt giá như vậy sẽ phải chịu lỗ rất nhiều. Vậy nên mối lo ngại về trượt giá cổ phiếu luôn là vấn đề lo ngại đối với các cổ phiếu mới lên sàn giao dịch, đặc biệt là những mã cổ phiếu mới lên sàn giao dịch trong ngày đầu tiên có mức tăng nhanh chóng.
Kinh nghiệm lựa chọn cổ phiếu mới lên sàn tiềm năng
Dựa vào tình hình doanh nghiệp
Các doanh nghiệp khi thực hiện IPO cổ phiếu (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu) mục đích thường sẽ là để gọi vốn cho doanh nghiệp và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Trường hợp những doanh nghiệp đó làm ăn tốt, có dòng tiền ổn định, việc huy động vốn để triển khai các dự án mới một cách minh bạch thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Tuy nhiên đối với trường hợp doanh nghiệp có khoản nợ khổng lồ, hay khó khăn về tài chính muốn huy động vốn để trả nợ thì bạn nên cân nhắc mua cổ phiếu của công ty đó vì khả năng rủi ro trong tương lai là rất lớn.
Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là tài liệu mà nhà đầu tư cổ phiếu nên xem xét, đặc biệt đối với những doanh nghiệp mới lên sàn bởi các dữ liệu thị trường của cổ phiếu này thấp, không nhiều và đầy đủ như cổ phiếu niêm yết đã lâu trước đó. Nên xem báo cáo tài chính doanh nghiệp ít nhất là 5 năm trở lại đây để có cái nhìn chính xác đánh giá tổng quan về tình hình của doanh nghiệp. Sau tiếp đến là báo cáo tài chính những quý gần nhất xem có sự thay đổi nào không, từ đó đưa ra các tính toán cũng như suy luận về sự phát triển của doanh nghiệp hiện nay, triển vọng và tiềm năng như thế nào với sức mạnh tài chính như vậy.
Định giá cổ phiếu của P/E và P/B
Để đánh giá cổ phiếu được chính xác bạn có thể tính toán được chỉ số PE và PB của cổ phiếu ngay từ những phiên đầu tiên cho đến thời điểm mọi người lựa chọn mua cổ phiếu. Việc chọn mua cổ phiếu trên giá trị thực của doanh nghiệp thì có thể đem đến rủi ro rất nhiều, cổ phiếu thường tăng giá có mục đích thường không dựa trên các yếu tố mà doanh nghiệp có mà dựa trên tác động của thị trường, của số đông các nhà đầu tư.
Thế nên nếu mua cổ phiếu ở mức giá ban đầu cao, cổ phiếu cao hơn so với giá trị sổ sách thì khi trượt giá có thể bạn phải chịu khoản lỗ ngay từ khoảng thời gian ngắn.
Bạn nên chọn những cổ phiếu mới lên sàn định giá ở mức thấp và định giá dưới giá trị của doanh nghiệp bởi những mã như vậy có tiềm năng đầu tư và sinh lời lâu dài.
Tuy nhiên, nếu bạn chọn mua cổ phiếu dưới giá trị thực thì cần cân nhắc những vấn đề sau:
- Cổ phiếu dưới 9.000đ
- Tổng khối lượng giao dịch 30 phiên gần nhất phải đạt trên 20.000 cổ phiếu
- Lợi nhuận 3 năm gần nhất của công ty phát hành là không có khoản lỗ nào
Không chọn những cổ phiếu có mức thanh khoản thấp hoặc cổ phiếu có sự tăng giá bất thường bởi những cổ phiếu như vậy có thể là do tin tức từ thị trường thổi phồng. Thế nên xác định cổ phiếu trên chỉ số P/B hay P/E rất quan trọng.
Đánh giá tiềm năng trong ngành
Một cổ phiếu tốt thường sẽ thuộc những nhóm ngành có triển vọng. Cùng với đó có thể so sánh các cổ phiếu cùng ngành hiện đang niêm yết trên sàn qua đó mọi người có thể đảm bảo được trong tương lai cổ phiếu sẽ tăng trưởng. Bạn có thể tham khảo các mã cổ phiếu thuộc các nhóm ngành sau: Công nghệ, Logistics, xuất nhập khẩu, bất động sản, xây dựng, du lịch….
Vậy trên đây là những thông tin cũng như chia sẻ về kinh nghiệm khi mua cổ phiếu mới lên sàn. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn đọc có thêm kiến thức về việc mua cổ phiếu cũng như biết cách phòng trừ rủi ro khi đầu tư. Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn, nếu bạn nào có thắc mắc về đầu tư cổ phiếu hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé
Xem thêm: