Các mã cổ phiếu tiềm năng trong ngành bảo hiểm có nên đầu tư không?

0
Cổ phiếu

Tình hình ngành bảo hiểm trong năm 2021

Tình hình cổ phiếu trong ngành bảo hiểm

Tình hình cổ phiếu trong ngành bảo hiểm

Trong ngành bảo hiểm thông thường lợi nhuận đến từ 2 nguồn chính đó là hoạt động thu phí bảo hiểm, bao gồm thu hoa hồng tái bảo hiểm và đầu tư tài chính chủ yếu vào tiền gửi và trái phiếu chính phủ. 

Trong quý II/2021, doanh thu của 12 công ty bảo hiểm được niêm yết trên sàn tăng 3,8% so với quý trước và tăng 9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên hoạt động bảo hiểm của các công ty này đã ghi nhận lỗ và ở mức 1.201 tỷ đồng trong quý/2021. Mức lỗ này tăng 12,7% so với quý trước và giảm 28,8% so với cùng kỳ. Trong khi đó, thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính tăng trưởng thấp do mặt bằng lãi suất thấp từ khoản tiền gửi vào và lợi tức trái phiếu chính phủ. Hai yếu tố này đã làm cho lợi nhuận của ngành bảo hiểm bị giảm, cụ thể tổng lợi nhuận sau thuế trong quý II đã giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù hoạt động từ doanh thu phí bảo hiểm mới của ngành này vẫn tăng trưởng đều đặn. Thế nhưng một điểm tích cực là trong 6 tháng đầu năm, các công ty bảo hiểm đã đạt 71,4% chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch năm 2021.

Theo công ty chứng khoán Rồng Việt cho rằng, các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt đã ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành, dẫn đến sự suy yếu trong các động lực tăng trưởng doanh thu bảo hiểm (cả nhân thọ và phi nhân thọ). Trong quý III/2021, nhiều doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động kinh doanh với công suất thấp, giá đầu vào cao và chi tiêu cho phòng chống lây nhiễm đang làm giảm lợi nhuận và do đó, thu nhập của người lao động giảm, dẫn đến việc cắt giảm các nhu cầu không thiết yếu, bao gồm bảo hiểm. Các chương trình đầu tư công của chính phủ bị chậm lại.

Theo phía FiinGroup, giá cổ phiếu trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ trừ các mã như BVH, VNR, PRE thì đều tăng 19,7% từ đầu năm và 9,9% từ đầu tháng 7/2021 khi trên thị trường VN-Index lần lượt tăng 25,7% và giảm 4,5%. Các mã cổ phiếu trong ngành này được định giá ở mức 1,7x, thấp hơn rất nhiều so với nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán trong cùng ngành tài chính. Nếu tính chung thì tổng giá trị vốn hóa của nhóm ngành này chỉ tăng 2,8% kể từ đầu năm (phần lớn do thị giá BVH giảm gần 20%).

Hơn nữa vốn hóa của ngành này trên thị trường chứng khoán còn rất nhỏ chỉ khoảng 1% tổng vốn hoá thị trường. Điều này cho thấy dư địa phát triển của cổ phiếu ngành bảo hiểm còn lớn hơn so với thị trường và tiềm năng của ngành này trong thời gian sắp tới. 

Trên thực tế cổ phiếu ngành này giảm sút một phần là do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, các công ty bảo hiểm phải đối mặt với sự giảm sút trong thu nhập của khách hàng, nguy cơ lạm phát và gia tăng các khoản bồi thường. Ngoài ra mặt bằng lãi suất thấp là lợi thế cho mô hình của ngân hàng và công ty chứng khoán thế nhưng lại là yếu tố làm cho lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính và tiền gửi kém đi. Hơn nữa giao dịch cổ phiếu trên thị trường đối với các mã cổ phiếu ngành bảo hiểm cũng bị giảm sút bởi hoạt động mua bán của các cổ đông.        

Xem thêm: Tình hình cổ phiếu ngành thức ăn chăn nuôi có nên đầu tư không?

Danh sách các mã cổ phiếu ngành bảo hiểm được niêm yết trên sàn chứng khoán 

BIC – Tổng CTCP Bảo hiểm ngân hàng Đầu tư và phát triển VN (HOSE)

BMI – Tổng CTCP Bảo Minh (HOSE)

BVH – Tập đoàn Bảo Việt (HOSE)

MIG – Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (HOSE)

PGI – Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (HOSE)

PTI – Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX)

PVI – CTCP PVI (HNX)

VNR – Tổng CTCP tái Bảo hiểm quốc gia Việt Nam (HNX)

ABI – CTCP bảo hiểm ngân hàng Nông nghiệp VN

BLI – Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long

AIC – Tổng CTCP Bảo hiểm hàng không

Các mã cổ phiếu ngành bảo hiểm tốt trên sàn chứng khoán

MIG – Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội 

Cổ phiếu MIG - Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội

Cổ phiếu MIG – Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội tiền thân là Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội, được thành lập ngày 22/02/2007. Công ty ban hành với hơn 80 sản phẩm bảo hiểm đầu tiên được nhiều dùng tin tưởng lựa chọn. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hiện nay MIG đã phát triển mạnh mẽ với mạng lưới rộng khắp với 60 Công ty thành viên tại khắp các tỉnh thành trên cả nước, xứng đáng là đơn vị bảo hiểm tốt nhất cho các đơn vị thuộc Bộ quốc phòng. Trong năm 2020 MIG là đơn vị cán mốc lịch sử với doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng.

Mặc dù trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra khá phức tạo trên khắp cả nước, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng do hoạt động kinh doanh ngưng trệ, tuy nhiên MIG vẫn có thể bứt phá và ghi nhận kết quả kinh doanh đáng chú ý: 

  • Doanh thu bảo hiểm gốc tăng trưởng 14.4%.
  • Lợi nhuận trước thuế tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.
  • Tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng trung bình 5% của ngành bảo hiểm phi nhân thọ.
  • Lãi gộp từ hoạt động tài chính phí ủy thác đầu tư tăng gấp 3 lần cùng kỳ, đạt 4 tỷ đồng.
  • Tổng tài sản tăng 7% so với đầu năm, đạt 5.930 tỷ đồng.

Thông tin niêm yết

  • Mã cổ phiếu: MIG
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Vốn điều lệ: 1.300.000.000.000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 143.000.000 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 143.000.000 cổ phiếu

BIC – Tổng CTCP Bảo hiểm ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 

Mã cổ phiếu BIC - Tổng CTCP Bảo hiểm ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Mã cổ phiếu BIC – Tổng CTCP Bảo hiểm ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Công ty là sự hợp tác giữa ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV và công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE thành lập nên một công ty liên doanh bảo hiểm Việt Úc. Đến tháng 10/2010, công ty chuyển đổi từ công ty có vốn 100% từ nhà nước sang cổ ty cổ phần và đối tên thành Tổng CTCP Bảo hiểm ngân hàng Đầu tư và phát triển VN.

Từ khi hoạt động đến nay, công y mở rộng quy mô hoạt động trên khắp cả nước với hơn 21 đơn vị và 91 phòng kinh doanh, cung cấp 100 loại sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ về bảo hiểm con người, tài sản và trách nhiệm.

Trong năm 2020, theo báo cáo kinh doanh, BIC đã gia tăng thị phần lên tới 4.3 % thị phần doanh thu bảo hiểm gốc, từ vị trí thứ 8 lên đứng vị trí thứ 7 trên thị trường. Mặc dù do ảnh hưởng bởi dịch bệnh thế nhưng BIC vẫn ghi nhận thành tựu cao cụ thể như sau:

  • Tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 8% so với năm 2019, đạt 57.102 tỷ đồng
  • Tổng tài sản tăng 5.8% so với cùng kỳ năm trước
  • Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 17.3%
  • Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 375 tỷ đồng, tăng 38.8% so với năm 2019

Thông tin cổ phiếu

  • Mã cổ phiếu: BIC
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Vốn điều lệ: 1.172.768.950.000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết:  276.895 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 276.895 cổ phiếu

BMI – Tổng CTCP Bảo Minh

Mã cổ phiếu BMI - Tổng CTCP Bảo Minh

Mã cổ phiếu BMI – Tổng CTCP Bảo Minh

Công ty cổ phần Bảo Minh được thành lập vào ngày 28/11/1994, công ty sở hữu 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ tài chính. Sang đến năm 2004 chính thức chuyển đổi sang dạng mô hình công ty cổ phần, từ đây đẩy mạnh, phát triển thêm nhiều lĩnh vực và nâng vốn điều lệ từ 434 tỷ đồng lên 755 tỷ đồng. Đến năm 2008, Bảo Minh chính thức niêm yết cổ phiếu của mình trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE. 

Năm 2021 vừa qua, hoạt động kinh doanh của BMI khả quan ghi nhận doanh thu đạt 5.025 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 227 tỷ đồng tăng 19% so với năm 2020.

Thông tin cổ phiếu 

  • Mã cổ phiếu: BMI
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Vốn điều lệ: 913.540.370.000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 109.623.985 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 109.623.985 cổ phiếu

Xem thêm: Những mã cổ phiếu ngành bia tiềm năng trên thị trường

BLI – Tổng CTCP bảo hiểm Bảo Long

Mã cổ phiếu BLI - Tổng CTCP bảo hiểm Bảo Long

Mã cổ phiếu BLI – Tổng CTCP bảo hiểm Bảo Long

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long tiền thân là Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng, được thành lập ngày 11/07/1995. Công ty là đơn vị hoạt động đầu tiên trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam. Cho đến năm 2012 thì chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần, cung cấp với hơn 100 sản phẩm khác nhau bao gồm các sản phẩm bảo hiểm và tái bảo hiểm cho thị trường trong nước và quốc tế. 

Đến năm 2016 thì mức vốn điều lệ của công ty đã nâng lên vượt bậc đạt 500 nghìn tỷ đồng. Điều này đã khẳng định mức độ uy tín và phát triển mạnh mẽ của công ty. 

Trong quý II/2021, công ty ghi nhận mức kinh doanh tương đối tốt cụ thể như sau: 

  • Doanh thu thuần đạt 266 tỷ đồng tăng 12% so với cùng kỳ, đạt 266 tỷ đồng
  • Lãi ròng đạt 21.5 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ năm trước
  • Lợi nhuận trước thuế tăng 30%, đạt 78.2 tỷ đồng
  • Lợi nhuận sau thuế tăng 28%, đạt 62.5 tỷ đồng

Thông tin cổ phiếu

  • Mã cổ phiếu: BLI
  • Sàn niêm yết: Upcom
  • Vốn điều lệ: 600.000.000.000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 000.000 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 59.999.474 cổ phiếu

Kỳ vọng tăng trưởng cổ phiếu ngành bảo hiểm trong tương lai

Trong năm 2021, nhiều công ty chứng khoán nhận định, một số các doanh nghiệp có kế hoạch thoái vốn như BMI, PTI, BVH, MIG, đây được coi là động lực tăng giá ngắn hạn cho cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. 

Theo dự kiến của các cơ quan chức năng nhà nước, Luật Kinh doanh Bảo hiểm sửa đổi sẽ được ban hành trong năm 2022 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2023. 

Dự án Luật kinh doanh bảo hiểm được sửa đổi lần này quy định một số lĩnh vực mã các công ty bảo hiểm không được đi vay để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán, hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác, trừ trường hợp vay đối với trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc kho tàng.

Theo phía công ty chứng khoán SSI cho rằng, đây là một bước tích cực cho sự phát triển dài hạn của ngành Bảo hiểm, kỳ vọng Luật Kinh doanh bảo hiểm mới không chỉ giúp các doanh nghiệp phát triển tốt hơn trong thời gian tới mà còn tạo ra làn sóng M&A giữa các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhóm châu Âu vào Việt Nam.

Hiện tại thì cổ phiếu ngành Bảo hiểm có xu hướng tăng giảm đan xen nhau, tuy nhiên trong giai đoạn này là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu bảo hiểm cho góc nhìn trung hạn. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong quý III khá tích cực khi báo lãi tăng trưởng hai con số. Thậm chí, có doanh nghiệp tăng trưởng 3 con số như Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PGI), tăng trưởng lợi nhuận trước thuế quý III/2021 tới 260% so với cùng kỳ năm 2020. Các doanh nghiệp khác như Tổng CTCP Bảo hiểm Quân Đội (HOSE: MIG) ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận 87% so với cùng kỳ, CTCP PVI (HNX: PVI) tăng 86%… Riêng đối với PVI, những cổ đông lớn vẫn đang liên tục đăng ký mua vào.

Về cơ bản, mức tăng trưởng lợi nhuận của nhóm bảo hiểm tăng nhưng còn thua xa với các ngành tài chính khác như ngân hàng hay chứng khoán. Do đó, ít được nhiều nhà đầu tư quan tâm lựa chọn. Tuy nhiên xét về lâu dài thì cổ phiếu ngành bảo hiểm tiềm ẩn nhiều cơ hội để sinh lời. Bên cạnh đó nhà đầu tư cũng nên trang bị cho mình kiến thức và thời điểm thích hợp để mua bán cổ phiếu như vậy mới có khả năng sinh lời cao. Vậy bài viết trên đây là chia sẻ về các mã cổ phiếu tốt trong ngành bảo hiểm trên thị trường các bạn có thể tham khảo. Hy vọng bạn có thể lựa chọn cho mình mã cổ phiếu hợp lý. Chúc các bạn đầu tư thành công. 

Xem thêm: Thông tin 10 mã cổ phiếu ngành bao bì nên đầu tư

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC