Mã chứng khoán FPT – Có nên đầu tư không?

0
Cổ phiếu

Đôi nét về Công ty Cổ phần FPT

Công ty Cổ phần FPT

Công ty Cổ phần FPT

FPT được thành lập vào ngày 13/09/1988 với tên gọi Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm (The Food Processing Technology Company) và hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sấy, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa.

Mở chi nhánh đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 13/03/1990. Đến ngày 27/10/1990 đổi thành Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ (tên giao dịch quốc tế: The Corporation for Financing Promoting Technology) với Công nghệ thông tin là hoạt động kinh doanh cốt lõi. 

Đến tháng 4/2002 FPT trở thành công ty cổ phần với tên Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (tên tiếng Anh giữ nguyên).

Năm 1998 FPT trở thành 1 trong 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam.

Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT lên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Ngày 19/12/2008, đổi tên thành Công ty cổ phần FPT (FPT Corporation).

Mã chứng khoán FPT

Ngày 13/12/2006 Công ty Cổ phần FPT chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán FPT. Với tổng khối lượng niêm yết là 60.810.230 đơn vị với giá niêm yết là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Giá của mã chứng khoán FPT hiện tại là 95.800 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch là 1.160.00 (theo ghi nhận ngày 10/12/2021).

Mã chứng khoán FPT

Cập nhật tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần FPT

Triển vọng tích cực; nâng khuyến nghị lên mua vào 

HSC nâng khuyến nghị đối với FPT nên mua vào (tăng tỷ trọng, đồng thời tăng 30% giá mục tiêu theo phương pháp DCF từ 99.000đ lên 128.500đ), tiềm năng tăng giá là 33%. Nhờ năng lực kỹ thuật cải thiện và nhu cầu tăng vọt trong kỷ nguyên số mới nên triển vọng lợi nhuận của FPT rất khả quan.

Phân tích KQKD 9 tháng đầu năm 2021: Mảng cốt lõi bù đắp đầu tư thua lỗ

FPT công bố kết quả kinh doanh (KQKD) 9 tháng đầu năm 2021 đạt 24.953 tỷ đồng doanh thu thuần (so với cùng kỳ tăng 17,9%) và đạt 3.031 tỷ đồng lợi nhuận thuần (so với cùng kỳ tăng 18,6%), lần lượt đạt 72,2% và 67,8% dự báo cả năm 2021. Lợi nhuận thuần thấp hơn dự báo khoảng 5%, tuy nhiên doanh thu sát với dự báo.

Nhìn chúng trong số các hoạt động kinh doanh cốt lõi, KQKD mảng CNTT và viễn thông sát với dự báo, trong khi mảng giáo dục vượt dự báo. 

Tuy nhiên, mảng duy nhất có KQKD thất vọng là thua lỗ trong hoạt động đầu tư tài chính. FPT không công bố danh mục đầu tư, bao gồm Cổ phần trong một số doanh nghiệp công nghệ mới. Theo HSC, trong danh mục đầu tư của FPT có một số doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

Dự báo KQKD Q4/2021 và cả năm 2021 

Nhu cầu CNTT tiếp tục tăng mạnh trong Q4/2021. Từ đầu năm đến nay đạt khoảng 12,8 nghìn tỷ đồng giá trị hợp đồng mới ký từ mảng CNTT toàn cầu (tăng 33,5% so với cùng kỳ), trong khi mang giáo dục vẫn ổn định nhờ tổng số sinh viên tuyển sinh (so với cùng kỳ tăng 40%).

Tuy nhiên, theo dự báo của HSC mảng viễn thông sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm lại sau khi hưởng lợi đáng kể từ nhu cầu giải trí và kết nối gia tăng trong giai đoạn mọi người buộc phải ở nhà để thực hiện các biện pháp phong tỏa. Theo HSC, nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông sẽ suy yếu sau khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng đáng kể.

Trong mô hình dự báo, HSC: 

  • Duy trì dự báo mảng CNTT và viễn thông do chúng tôi đã bao gồm tác động của dịch COVID-19 lên nhu cầu của thị trường và năng lực phân phối của FPT đối với 2 mảng này.
  • Nâng dự báo mảng giáo dục do số lượng sinh viên tuyển sinh mới cao hơn so với dự báo của chúng tôi (tăng 40% so với cùng kỳ so với tăng 30% so với cùng kỳ trong dự báo của chúng tôi). 
  • Hạ dự báo KQKD mảng đầu tư trong Q4/2021 do chúng tôi tin rằng môi trường kinh doanh trong nước sau giai đoạn phong tỏa vẫn có nhiều thách thức đối với hầu hết các công ty khởi nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo lỗ từ mảng đầu tư sẽ giảm so với Q3/2021.

Tóm lại, dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 HSC hạ 6,1%, xuống 4.200 tỷ đồng (tăng trưởng 18,7%) so với dự báo trước đó là 4.471. tỷ đồng (tăng trưởng 26,4%).

Giai đoạn 2022-2024: Triển vọng tươi sáng

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy môi trường kinh doanh thay đổi, hỗ trợ cho ngành CNTT nói chung và chuyển đổi số nói riêng, các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi các giải pháp CNTT tiên tiến để duy trì khả năng cạnh tranh. HSC tin rằng làn sóng chuyển đổi số đang diễn ra và sẽ đạt đỉnh điểm trong 3 đến 4 năm tới. Nhu cầu toàn cầu về dịch vụ CNTT sẽ tiếp tục tăng và FPT có vị thế rất tốt để hưởng lợi. Lợi nhuận mà FPT có thể thu được sẽ phụ thuộc vào khả năng mở rộng năng lực phân phối. 

Chi tiêu cho CNTT trên toàn cầu sẽ vẫn mạnh mẽ trong giai đoạn 2021-2025

Các doanh nghiệp buộc phải đổi mới để thích nghi với thực tế mới để duy trì hoạt động do hoạt động kinh doanh bị gián đoạn kéo dài.

Nhiều doanh nghiệp tin tưởng rằng các tình trạng giãn cách hay ngừng hoạt động do đại dịch COVID-19 đã qua, do đó sẵn sàng đẩy mạnh đầu tư vào CNTT hơn so với 2 năm trước đó. Mô hình làm việc từ xa hoặc tại nhà ngày càng có nhiều doanh nghiệp tập trung vào, môi trường hoạt động an toàn được nâng cao và hiệu quả hoạt động kinh doanh tối đa hóa.

Theo dự báo của Công ty phân tích Gartner, trong năm 2021 chi tiêu CNTT toàn cầu sẽ tăng trưởng 8,6%. Đây là mức tăng trưởng mạnh so với năm 2020. Trong thời gian tới, Gartner dự báo trong giai đoạn 2022-2025 thị trường này sẽ tăng trưởng từ 5%/năm trở lên. Trọng tâm đầu tư đang chuyển từ phần cứng sang phần mềm, các dịch vụ dựa trên điện toán đám mây và các dịch vụ quản lý. Trong giai đoạn 2022-2025, chi tiêu cho phần mềm được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 11-12,5%.

Biểu đồ dự báo chi tiêu cho CNTT toàn cầu của Gartner (tỷ đồng)

Biểu đồ dự báo chi tiêu cho CNTT toàn cầu của Gartner (tỷ đồng)

Một nền tảng toàn cầu kết nối người mua và người bán công nghệ – Spiceworks Ziff Davis (SWZD), trong báo cáo “Thực trạng CNTT năm 2022”, một báo cáo thường niên về ngân sách đầu tư vào CNTT và xu hướng công nghệ trong tương lai, cho thấy trong năm 2022 chi tiêu cho CNTT của phần lớn (53%) doanh nghiệp tại Bắc Mỹ và Châu Âu dự báo sẽ tăng. Trong năm 2022, trong số những doanh nghiệp dự định tăng chi tiêu cho CNTT, ngân sách dành cho CNTT dự kiến sẽ tăng 31% tại Bắc Mỹ và 21% tại châu Âu.

Năng lực công nghệ và phân phối của FPT đang dần cải thiện

Tại Việt Nam, FPT đang sở hữu nguồn nhân lực CNTT lớn nhất và lành nghề nhất, từ năm 1999 đến nay từ chưa đầy 100 kỹ sư tăng lên khoảng 25.000.

Công ty dự kiến sẽ mở rộng lực lượng lao động bằng cách tiếp nhận thêm 5.000-8.000 nhân viên mỗi năm trong giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch tuyển dụng đầy tham vọng được hỗ trợ bởi trường đại học riêng, trường Đại học FPT là trường đại học thuộc sở hữu doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam. Hiện đang đào tạo 40.000 sinh viên và số lượng sinh viên theo học chuyên ngành kỹ sư phần mềm chiếm đến ⅔.

Với nguồn nhân lực dồi dào, FPT đang từng bước đẩy mạnh năng lực công nghệ của mình. Hiện FPT có một danh mục các sản phẩm và giải pháp tự phát triển được xây dựng dựa trên các Công nghệ mới nhất như Trí tuệ nhân tạo (AI), Low Code, blockchain và Internet of Things (IoT).

Vào đầu năm 2019, năng lực chuyển đổi số của FPT chính thức được công nhận trên toàn cầu khi Công ty trở thành một trong những đối tác được chứng nhận đầu tiên của Airbus cho Chương trình Đối tác Skywise. 

FPT cũng đã mở rộng mạng lưới phân phối toàn cầu tới 21 địa điểm: Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á, Úc và Ấn Độ, và hiện có sự kết hợp tốt giữa các mô hình phân phối ra nước ngoài, trong khu vực và tại chỗ để hỗ trợ khách hàng 24/7 với mức chi phí bổ sung thấp.

Triển vọng khi đầu tư vào mã chứng khoán FPT

HSC duy trì dự báo năm 2022-2023, đưa ra dự báo năm 2024

HSC duy trì dự báo trong năm 2022 và 2023, lợi nhuận thuần sẽ tăng trưởng lần lượt 28,9% và 28,8%. Bên cạnh đó HSC cũng đưa ra dự báo lần đầu cho năm 2024 với lợi nhuận thuần tăng trưởng 28,0%. Trong giai đoạn 2020-2024, tốc độ tăng trưởng gộp bình quân lợi nhuận thuần được dự báo sẽ đạt 26,0%.

Bảng hoạt động kinh doanh và dòng tiền 

Do bản chất kinh doanh là cung cấp dịch vụ dựa vào con người nên thường số dư tiền mặt của FPT tương đối thấp. Phần lớn tiền mặt theo dạng tiền gửi có kỳ hạn là do Công ty nắm giữ.

Trong khi đó, các khoản phải thu ngắn hạn và nợ ngắn hạn tăng theo doanh thu và tương đương lần lượt 20% và 28% doanh thu.

Hàng năm, dòng tiền từ HĐKD của FPT khoảng 5 nghìn tỷ đồng. Vốn đầu tư cơ bản mỗi năm khoảng 4 nghìn tỷ đồng, phần lớn dùng cho mở rộng năng lực viễn thông và một phần nhỏ dùng để mở rộng các cơ sở và trung tâm phân phối phần mềm.

Với dòng tiền mạnh, tỷ lệ lợi nhuận chi trả cổ tức của FPT được kỳ vọng sẽ duy trì trong khoảng 35-55% (tương đương với lợi suất cổ tức từ 2,0%-3,0%) trong giai đoạn dự báo của HSC, đối với một công ty CNTT hàng đầu đây là một tỷ lệ hợp lý.

Định giá và khuyến nghị

HSC nâng khuyến nghị đối với FPT nên Mua vào (từ Tăng tỷ trọng, đồng thời nâng 30% giá mục tiêu lên 128.500đ (tiềm năng tăng giá 33%, từ 99.000đ trước đó) sau khi chúng tôi chuyển năm CƠ SỞ định giá sang năm 2022.

HSC duy trì giả định đối với mô hình DCF với lãi suất phi rủi ro là 3,0%, phần bù rủi ro Vốn CSH là 7,0%, hệ số beta là 1,0 lần và tốc độ tăng trưởng dài hạn là 3,0%. Tuy nhiên, năm cơ sở định giá chuyển sang năm 2022. Từ đó, nâng 30% giá mục tiêu trong 12 tháng tới lên 128.500đ, 33% tiềm năng tăng giá.

Bối cảnh định giá

Trong 12 tháng qua và từ đầu năm, cổ phiếu FPT đã tăng mạnh lần lượt 111% và 89%, vượt trội đáng kể so với thị trường. Điều này phản ánh việc đánh giá lại toàn bộ ngành CNTT trên toàn cầu; trong suốt giai đoạn đại dịch, so với các lĩnh vực khác lợi nhuận của ngành CNTT đã tăng vượt trội.

HSC dự báo trong vài quý tới lợi nhuận của FPT sẽ tăng trưởng không quá mạnh so với thị trường, do hưởng lợi trong giai đoạn phong tỏa và so với các ngành khác ít biến động hơn. Do đó, gần đây giá cổ phiếu tương đối yếu. Tuy nhiên, theo HSC, triển vọng của FPT vẫn rất tích cực. Công ty hưởng lợi trong “kỷ nguyên số mới” – Tin rằng nhu cầu đối với CNTT sẽ là xu hướng tất yếu và bền vững trong dài hạn.

Hiện, FPT đang giao dịch với P/E dự phóng 2021 là 20,9 lần, trong năm 2022 giảm xuống 17,5 lần, tương đương với P/E trượt dự phóng 1 năm là 18,0 lần, cao hơn 1,8 lần độ lệch chuẩn so với mức bình quân là 12,1 lần, (tính từ tháng 10/2019).

Tại giá mục tiêu mới, so với thị giá hiện tại giá của cổ phiếu FPT có tiềm năng tăng là 33%. Theo HSC, nhờ năng lực kỹ thuật cải thiện và nhu cầu dịch vụ của Công ty tăng vọt nên FPT sẽ tiếp tục được đánh giá lại. 

Kết luận

Trên đây là tình hình kinh doanh của mã chứng khoán FPT cùng với đó là những dự báo tăng trưởng của FPT trong những năm tới. Hy vọng qua bài viết bạn đọc quan tâm đã nắm được thông tin và hiểu rõ hơn về tình hình của mã chứng khoán FPT. 

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC