Có được nâng lô giao dịch lên 1000 cổ phiếu không?

0
Cổ phiếu

Lô 100 cổ phiếu là gì? 

Lô 100 cổ phiếu là gì?

Lô 100 cổ phiếu là gì?

Thuật ngữ lô cổ phiếu vốn rất phổ biến và được áp dụng trong các hình thức đầu tư. Theo đó lô cổ phiếu được hiểu là số lượng cổ phiếu tối thiểu ít nhất mà nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch khi đặt lệnh mua bán.

Lô cổ phiếu được các cơ quan tài chính quy định nhằm loại bỏ các trường hợp giao dịch với số lượng quá ít khiến chi phí giao dịch tăng ở mức cần thiết. Theo đó bắt đầu từ năm 2021, quy định chung cho cả 3 sàn giao dịch HoSE, HNX, Upcom với 1 lô sẽ đồng bộ là 100 đơn vị. Như vậy, với 1 khớp lệnh được thực hiện, nhà đầu tư sẽ phải giao dịch với số lượng ít nhất là 100 cổ phiếu hoặc bội số của 100.

Bạn đang xem Có được nâng lô giao dịch lên 1000 cổ phiếu không?

Quy định giao dịch lô cổ phiếu 

Trong việc đầu tư, lô chứng khoán, cổ phiếu bạn sẽ biết thêm về hai loại cụ thể là lô chứng khoán là lô chẵn và lô lẻ.

Theo đó lô chẵn, lô lẻ là một hình thức đặt lệnh với số lượng đơn vị cổ phiếu giao dịch cụ thể. Lô chẵn, lô lẻ được quy định dựa theo số lượng cổ phiếu giao dịch trong mỗi lần khớp lệnh, 

  • Lô chẵn chứng khoán nghĩa là bạn mua 100 cổ phiếu/lần giao dịch hoặc là bội số của 100 như 500, 1000, 1200 Cổ phiếu/lần giao dịch …
  • Lô lẻ chứng khoán nghĩa là bạn mua 1 – 99 cổ phiếu/lần giao dịch

Lô lẻ chẵn cổ phiếu là gì? 

Mỗi sàn giao dịch chứng khoán sẽ có 1 đơn vị giao dịch tiêu chuẩn, mỗi đơn vị sẽ bao gồm số lượng số lượng cổ phiếu cụ thể. Cổ phiếu lô chẵn được quy định trong hầu hết các sàn giao dịch cổ phiếu cụ thể, loại lô này được quy định trong hầu hết các sàn giao dịch là 100 cổ phiếu. Việc quy định lô chẵn sẽ ngăn chặn được các nhà đầu tư thực hiện mua các lô lẻ. Nhờ vậy mà quá trình giao dịch sẽ dễ dàng hơn. Sự chuẩn hóa này góp phần tăng tính thanh khoản cũng như giảm đi sự chênh lệch, giúp thị trường giao dịch hiệu quả hơn.

Quy định lô chẵn ở 2 sàn giao dịch lớn tại Việt Nam:

  • Sàn HOSE: 10 đơn vị (cổ phiếu, chứng chỉ đóng quỹ, ETF) cho 1 lô trong 1 lần giao dịch khớp lệnh. Khối lượng tối đa trong 1 lệnh đặt là 500.000 đơn vị giao dịch. Ngoài ra, khối lượng giao dịch theo hình thức thỏa thuận tối thiểu từ 20.000 đơn vị giao dịch.
  • Sàn HNX: Lô chẵn được quy định là 100 đơn vị giao dịch cho 1 lô. Khối lượng giao dịch theo hình thức thỏa thuận là 5000 đơn vị giao dịch.

Lô lẻ cổ phiếu là gì? 

Lô lẻ cổ phiếu là các giao dịch được phát sinh với số lượng cổ phiếu nhỏ hơn 1 đơn vị hay là 1 lô giao dịch. Như vậy giao dịch cổ phiếu lô lẻ sẽ có số lượng cổ phiếu từ 1 – 99 đơn vị.

Việc xuất hiện cổ phiếu lô lẻ là do trả cổ tức bằng cổ phiếu, tách cổ phiếu phát hành cổ phiếu thường hay thực hiện quyền mua cổ phiếu. Nói một cách khác thì nhà đầu tư đầu tư vào 1 doanh nghiệp thì bên cạnh lợi nhuận thu được trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư còn có thể được chia cổ tức hoặc cổ đông nhận được các cổ phiếu ưu đãi được phát hành.

Quy định về lô lẻ chứng khoán trên thị trường tại Việt Nam:

  • Sàn chứng khoán HOSE: Khối lượng quy định 1 lô là từ 1 – 9 cổ phiếu cho 1 lần đặt lệnh.
  • Sàn HNX: Số lượng cổ phiếu của 1 lô lẻ là từ 1 – 99 cổ phiếu.

Có được nâng lô giao dịch lên 1000 cổ phiếu không?

Có được nâng lô giao dịch lên 1000 cổ phiếu không?

Có được nâng lô giao dịch lên 1000 cổ phiếu không?

Theo thống kê các cổ phiếu đang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, có khoảng 12 cổ phiếu có thị giá trên 100.000 đồng/cổ phiếu, 52 cổ phiếu có thị giá từ 50.000-100.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ vốn hóa của mỗi nhóm này so với vốn hóa toàn HOSE là 27% mỗi nhóm.

Nếu như lô giao dịch tối thiểu cổ phiếu trên sàn HOSE được nâng lên 1.000 cổ phiếu, thì đồng nghĩa các nhà đầu tư sẽ có vốn dưới 50 triệu đồng sẽ không giao dịch được khoảng 64 cổ phiếu, chiếm 54% vốn hóa HOSE.

Tuy nhiên trên thị trường không ít các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ làm quen và tham gia thị trường với số vốn chỉ khoảng 20 – 30 triệu đồng. Nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường năm 2020, chỉ khoảng sau 6 tháng, tài khoản cũng đã gia tăng lên đáng kể.

Thế nhưng về vấn đề tiền nong với các nhà đầu tư thì sẽ gây bất lợi cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ. 

Hiện nay có nhiều nhà đầu tư ưa thích cổ phiếu đầu ngành, kinh doanh tăng trưởng và không có quá nhiều thời gian để theo dõi bảng chứng khoán hàng ngày, thì phương pháp đầu tư tích lũy tài sản được lựa chọn. Bằng việc mua vài chục cổ phiếu đều đặn mỗi tháng với chi phí không quá lớn (đối với lô 10 cổ phiếu trước đây), và khoảng vài chục triệu từ khoảng tháng 1/2021 (khi lô giao dịch đã nâng lên 100 cổ phiếu). Và giờ nếu là lô 1.000 cổ phiếu, họ sẽ không còn cơ hội tích lũy cổ phiếu đầu ngành, thị giá lớn. 

Và nếu như nâng lô tối thiểu lên 1000 cổ phiếu bắt buộc phải thực hiện để giữ thị trường, giải quyết nghẽn lệnh thì việc xử lý lô lẻ như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư cần được lưu tâm thực hiện theo hướng tiện lợi, sát với giá thị trường nhất.

Theo góc độ của nhiều nhà đầu tư, việc nâng lô cổ phiếu giao dịch có thể sẽ dẫn đến nhiều tình huống tranh chấp do tổng số tiền phải bỏ ra khá lớn. Chẳng hạn như nhà đầu tư có 900 cổ RAL và nắm giữ với kỳ vọng giá là 230.000 đồng/cổ phiếu, thì lúc này lô tối thiểu được khớp lệnh là 1.000 cổ phiếu, như vậy sẽ gặp khó khăn trong lúc bán khi mà quy định bán lô lẻ chưa có. Đặc biệt, khi các công ty chứng khoán thu mua lại, nhà đầu tư có thể chịu thiệt thòi do giá thu mua thấp hơn hẳn so với thị giá và mất rất nhiều thời gian để bán được.

Cùng với đó việc nâng lô giao dịch tối thiểu lên 1.000 sẽ phát sinh lô lẻ rất nhiều. Trước kia nâng từ 10 lên 100/lô đã phát sinh cổ phiếu lẻ mà nhiều công ty vẫn chưa xử lý hết, tuy nhiên ghi nhận phản hồi thì nhà đầu tư vẫn chấp nhận vì số lượng cổ phiếu lô lẻ không quá nhiều. Và một khi nâng lô lên 1.000 cổ phiếu thì số lượng lô lẻ sẽ nhiều hơn, tương ứng với giá trị cũng sẽ cao hơn điều này khiến một số công ty chứng khoán không có hoạt động tự doanh (một số CTCK nước ngoài hiện không tự doanh – PV) thì nay cũng phải có để thực hiện thu mua lô lẻ”. 

Trên thực tế, việc thu mua cổ phiếu lẻ của nhà đầu tư thường các công ty chứng khoán khi mua thì đưa giá thấp hơn thị giá, thậm chí chỉ bằng 60-70% thị giá và nếu như chỉ một vài cổ phiếu thì nhà đầu tư sẽ không quan tâm, nhưng nếu đến hàng trăm với giá trị nhiều triệu đồng thì câu chuyện sẽ rất khác.

Để giải quyết được vấn đề này thì kèm theo đề xuất nâng lô lên 1.000 cổ phiếu cũng có giải pháp đi kèm là thêm khung thời gian cho các giao dịch dưới 1.000 cổ phiếu sau giờ giao dịch chính thức. 

Quan điểm của chuyên gia về việc nâng lô cổ phiếu 

Theo ông Lê Hải Trà – Tổng giám đốc Sàn giao dịch chứng khoán HOSE thì cho biết nhà đầu tư nhỏ sẽ được bảo vệ tốt hơn khi nâng lô thông qua việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ phát hành bởi các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp. Điều này gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của ngành quản lý quỹ và gia tăng lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường theo đúng mục tiêu của Chính phủ. Lãnh đạo HoSE cho biết việc tăng lô lên 1.000 có thể giảm 40-50% số lệnh giao dịch, mở đường cho những tầm cao mới của thanh khoản thị trường. Các thị trường phát triển như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore… cùng đều trải qua lộ trình này.

Cũng theo Tiến sĩ Trần Xuân Nam – Chủ tịch công ty tư vấn Saonam cho rằng quan điểm của HoSE đang đi ngược với định hướng kiến tạo thị trường chứng khoán thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.

Ông Nam lý giải, hầu hết người Việt Nam đều tiết kiệm và chỉ giải ngân cho những việc quan trọng. Thói quen này dần thay đổi nhờ sự bùng nổ của thị trường chứng khoán. Những nhà đầu tư non trẻ số tiền ít nhưng nhờ “tích tiểu thành đại” nên khoảng một năm nay chứng khoán đã hút rất nhiều tiền nhàn rỗi và chuyển thành vốn cho doanh nghiệp niêm yết. Cơ quan điều hành thị trường vì thế không thể xem thường sự đóng góp của nhóm nhà đầu tư này.

Ông Nam nói, “Ngành chứng khoán hô hào mục tiêu tăng số lượng nhà đầu tư trên thị trường từ 3% lên 5% dân số vào năm 2025, nhưng tiếp tục nâng lô thì chẳng những người mới không vào mà còn khiến người cũ bỏ đi”, cùng với đó khẳng định phương án nâng lô sẽ ảnh hưởng nhiều đến nhà đầu tư nhỏ thậm chí bất cập hơn việc để thị trường giao dịch như hiện tại và chấp nhận nghẽn khi thanh khoản lên 15.000-18.000 tỷ đồng.

Theo ông, hệ lụy đầu tiên khi thị trường có thể xuất hiện đợt bán tháo trước khi quyết định nâng lô có hiệu lực để tránh tình trạng chôn vốn, sở hữu cổ phiếu nhưng không giao dịch được. Điều này dẫn đến việc chứng khoán nhanh chóng hạ nhiệt, thiếu vắng nhà đầu tư nhỏ thì những nhà đầu lớn, có kinh nghiệm dày dặn trên trường chứng khoán sẽ không có nhiều cơ hội kiếm lời. Và hệ lụy dài hơn là cơ quan điều hành thị trường có thể cần thời gian lâu để xây dựng lòng tin với nhà đầu tư trong nước và thu hút họ quay lại.

Về phía ông Lê Vũ Kim Tinh – Giám đốc chi nhánh Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS), không phủ nhận lợi ích của việc nâng lô lên 1.000 giúp giảm căng thẳng cho sàn TP. HCM thế nhưng ông cũng cho rằng hành động này sẽ biến thị trường chứng khoán thành sân chơi dành riêng cho người giàu. Thị trường đang hấp dẫn thế nhưng nếu nâng lô lên 1.000 thì dòng tiền sẽ bị chững lại. Cũng cho biết thêm nếu phương án này được triển khai, công ty chứng khoán sẽ là bên chịu thiệt vì hụt chi phí giao dịch. Việc giải quyết lô lẻ như thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, vừa đảm bảo lợi ích cho công ty chứng khoán cũng trở thành vấn đề không nhỏ. 

Một số công ty đang tổ chức thu lô lẻ (dưới 100 cổ phiếu) định kỳ vài lần trong năm, nhưng thường chọn lúc thị trường giảm mạnh để mua giá thấp chứ không cố định thời điểm. Việc này nhằm mục đích chính là hỗ trợ nhà đầu tư, trong khi công ty chứng khoán không tha thiết bởi lợi nhuận rất nhỏ và tốn kém nhân lực thực hiện.

Về giải pháp, theo ông Tinh, đánh giá việc tạm thời chuyển một số cổ phiếu ra sàn Hà Nội, tạo bảng riêng và giao dịch với tất cả điều kiện giống như tại HOSE là phương án tối ưu trong ngắn hạn. Nếu sàn HOSE quyết tâm nâng lô, ông đề xuất nên linh động điều chỉnh giá. Những cổ phiếu có thị giá càng cao thì lô càng thấp và ngược lại. 

Ví dụ những mã trên 100.000 đồng thì giữ nguyên lô 100, từ 50.000 – 100.000 đồng thì nâng lô 200, còn với những mã dưới mức giá này thì có thể lên tối đa là 500. Theo cách này thì bình quân giá trị mỗi lệnh khoảng 10 triệu, hợp với phần đông nhà đầu tư. 

Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn, nếu bạn nào có thắc mắc về đầu tư cổ phiếu hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé

Xem thêm:

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC