Danh sách những mã cổ phiếu ngành đường mía được niêm yết trên sàn chứng khoán
LSS – CTCP Mía Đường Lam Sơn (HOSE)
SBT – CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (HOSE)
KTS – CTCP Đường Kon Tum (HNX)
QNS – CTCP Đường Quảng Ngãi (Upcom)
SLS – CTCP Mía Đường Sơn La (HNX)
BBC – CTCP Bibica (HNX)
CBS – CP Mía Đường Cao Bằng (Upcom)
Tình hình nhóm cổ phiếu ngành mía đường trong năm 2021

Tình hình nhóm cổ phiếu ngành mía đường trong năm 2021
Theo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành mía đường đều ghi nhận kết quả kinh doanh đầy tích cực trong quý III. Kết quả này có được phần lớn là do bán đường trong nước tăng trung bình 13% so với quý 2, trong bối cảnh giá đường thế giới tăng 49%/năm và tăng 10%/quý, cộng thêm tác động từ thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp.
Nhờ vậy mà nhóm cổ phiếu ngành đường mía đã có sự tăng trưởng khả quan trên thị trường chứng khoán.
Theo báo cáo từ phía Công ty Chứng khoán SSI, nguồn cung cấp mía đường trong năm 2021 của nước ta đạt 873.000 tấn, tăng 27%/năm, nhờ năng suất mía tăng do thời tiết thuận lợi đồng thời diện tích cây trồng cũng được mở rộng 17% so với năm ngoái.
Trong khi đó, thị trường quốc tế vẫn trong tình trạng thiếu cung tại niêm vụ 2021-2022, ước khoảng 3-4 triệu tấn.
Theo bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng mía thu hoạch tại Brazil ước tính giảm 10%/năm, kéo theo sản lượng xuất khẩu giảm khoảng 19%/năm với khối lượng đạt 26 triệu tấn. Dự báo tình trạng khô hạn nghiêm trọng sẽ cản trở hoạt động sản xuất mía trong niên vụ 2022-2023 của Brazil, do vậy sản lượng mía đầu ra chỉ tăng khoảng 4%/năm.
Vớ thị trường thế giới, Ấn Độ là quốc gia sản xuất đường lớn thứ hai và xuất khẩu đường lớn thứ ba. Tuy nhiên nước này dự kiến sẽ chuyển sản lượng tương đương 3,5 triệu tấn đường để sản xuất ethanol năm nay, trong khi mùa vụ mía được dự báo ổn định.
Ngoài ra nhóm nghiên cứu của SSI cũng chỉ ra quá trình điều tra trốn thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đang được các cơ quan chức năng tiến hành, thu thập bằng chứng từ các câu hỏi điều tra dành cho các công ty sản xuất, xuất khẩu nước ngoài cũng là yếu tố tác động đến giá đường trong nước thời gian qua.
Kết quả kinh doanh các doanh nghiệp ngành đường mía
Trên thị trường chứng khoán ngành đường mía, Công ty Thành Thành Công – Biên Hòa (mã giao dịch SBT) công bố doanh thu thuần và lợi nhuận ròng trong quý III/2021 của công ty mẹ đạt 4.300 tỷ đồng (tăng 18%/năm) và 195 tỷ đồng (tăng 98%/năm). Công ty lý giải về tăng trưởng doanh thu thuần là do giá bán trung bình đã tăng 36%/năm.
Với Công ty Đường Quảng Ngãi (mã giao dịch QNS), kết quả kinh doanh của công ty từ mảng đường trong quý này được ghi nhận ở mức tốt nhất từ trước đến nay. Cụ thể công ty công bố doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đạt 2.100 tỷ đồng (tăng 15%/năm) và 348 tỷ đồng (tăng 49%/năm), trong đó doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế từ mảng đường đạt 1.200 tỷ đồng và 230 tỷ đồng.
Trên cơ sở đó, nhóm phân tích của Công ty chứng khoán SSI ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2021 của công ty này đạt khoảng 1.300 tỷ đồng (tăng 23%/năm) và duy trì khuyến nghị khả quan với đối với mã QNS.
Công ty Mía đường Sơn La (mã giao dịch SLS) cũng có một quý tăng trưởng tích cực. Cụ thể kết quả kinh doanh trong quý III của công ty ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 146 tỷ đồng (tăng 35%/năm) và 33 tỷ đồng (tăng 129%/ năm). SSI cho biết ước tính năm tài chính 2022 của SLS, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 1.100 tỷ đồng (tăng 35%/năm) và 271 tỷ đồng (tăng 65%/năm).
Một số công ty mía đường khác cũng báo lãi lớn trong quý vừa qua như CTCP Mía đường Lam Sơn (mã giao dịch LSS) cũng báo cáo doanh thu quý đầu trong giai đoạn 2021-2022 đạt 303 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ, lãi ròng 7,4 tỷ đồng, tăng gấp 4,7 lần.
CTCP Mía đường Sơn La (Mã: SLS) thông tin giá đường trên thị trường thế giới tăng giúp giá bán sản phẩm đường quý này tăng so với cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, doanh thu đạt 146 tỷ đồng, tăng 35%; lãi sau thuế 33 tỷ đồng, gấp 2.3 lần.
Xem thêm: Nhận định về cổ phiếu xuất nhập khẩu trong nước
Thông tin về các doanh nghiệp trong ngành đường mía triển vọng
SBT – Công ty Thành Thành Công – Biên Hòa
Công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh tiền thân là Công ty liên doanh giữa Tập đoàn Group Sucrecries Bourbon (G.B) và Liên hiệp mía đường II (LHMĐ II) và Liên hiệp mía đường Tây Ninh (LHMĐTN). Tổng số vốn đầu tư ban đầu của Công ty là 95 triệu USD và vốn pháp định đăng ký là 28,5 triệu USD. Trong đó GB sở hữu 70% vốn điều lệ, LHMĐ II sở hữu 15% và LHMĐTN sở hữu 15%.
SBT là công ty sản xuất mía đường lớn nhất nước ta và thống lĩnh 46 thị phần trong nước. Từ giữa năm 2021 đến cuối tháng 6 năm 2921, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế sau 9 tháng đạt 10,760 tỷ, sản lượng bán ra cán mỗ 877 ngàn tấn đường.
Doanh nghiệp này còn sở hữu 3 vùng nguyên liệu 64 ngàn ha tại Việt Nam, Lào Và Cam-pu-chia. Ngoài ra phải kể đến tài sản 9 nhà máy với công suất đạt gần 4,5 tấn đường mỗi ngày. Trong đó, công suất sản xuất đường tinh luyện ước đạt 2 ngàn tấn/ngày.
Thông tin cổ phiếu
Nhóm ngành: Mía đường
Sàn giao dịch: HOSE
Mã giao dịch: SBT
Vốn điều lệ: 6,627,549,760,000 đồng
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 629,150,895 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 662,755,876 cổ phiếu
LSS – Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn tiền thân là nhà máy đường Lam Sơn được thành lập ngày 6/12/1999. Với hơn 35 năm kinh nghiệm hoạt động và sản xuất mía đường và nông sản trong nước và xuất khẩu ra thế giới, Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn luôn hy vọng mang tới cho người tiêu dùng sản phẩm đứng đầu về chất lượng đi liền với việc an toàn sức khỏe. Hơn thế nữa công ty muốn mang đến sứ mệnh nâng cao chất lượng đời sống và sự phát triển của nền kinh tế.
Ngày 1/1/2000, Công ty đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán LSS trên Sở giao dịch T.P Hồ Chí Minh ngày 21/12/2007.
Công ty luôn áp dụng công nghệ mới vào sản xuất và trồng trọt, cùng với đó không ngừng đổi mới để phù hợp và tạo ra những giá trị cho khách hàng cùng với cộng đồng. Với đội ngũ giám đốc, kỹ sư và công nhân lao động trên 1000 người, đội ngũ kỹ sư các ngành nghề chiếm 14.9%, 100% công nhân được lành nghề và trên 50% là thợ bậc cao được đào tạo một cách bài bản về chuyên môn, những công trình nghiên cứu cùng Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VASS) và các dự án hợp tác với các nước lớn như Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, công ty đòi hỏi ở chính bản thân mình sự hội nhập để học hỏi nhằm mang lại năng suất đi cùng với chất lượng, với hy vọng nâng tầm ngành mía đường và nông sản nước nhà.
Tình hình kinh doanh
Trong 6 tháng đầu năm 2021, cổ phiếu của LSS luôn xác lập đỉnh. Trên sàn HOSE thực tế đã ghi nhận những phiên giao dịch tím trần. Số lượng đặt mua cổ phiếu cũng luôn giữ ổn định ở mức 3%.
Về tình hình kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm doanh nghiệp LSS cũng ghi nhận doanh thu đạt 503,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 4,1 tỷ đồng.
Về tổng tài sản sở hữu tăng 5,4% so với đầu năm lên 2.322,4 tỷ đồng. Trong đó tài sản cố định đạt 1.174 tỷ đồng, chiếm 50,6% tổng tài sản. Các khoản thu ngắn hạn đạt 320,9 tỷ đồng, chiếm 13,8% tổng tài sản, tài sản dở dang dài hạn là 315,3 tỷ đồng, chiếm 13,6% tổng tài sản, tồn kho là 291,7 tỷ đồng, chiếm 12,6% tổng tài sản.
Thông tin cổ phiếu
Nhóm ngành: Mía đường
Vốn điều lệ: 700,000,000,000 đồng
Sàn giao dịch: HOSE
Mã giao dịch: LSS
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 70,000,000 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 70,000,000 cổ phiếu
BBC – Công ty cổ phần BIBICA (HOSE)
CTCP BIBICA được thành lập ngày 16/01/1999, ban đầu là Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng: bánh, kẹo và mạch nha của Công ty Đường Biên Hoà. Vốn điều lệ Công ty vào thời điểm ban đầu là 25 tỷ đồng.
BIBICA được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao trong suốt 20 năm. Đây là đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, hàng hóa, nhập khẩu thiết bị, công nghiệp, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong và ngoài nước.
Hiện tại công ty có 117 nhà phân phối, đại lý và 250 chuỗi siêu thị tại khắp tỉnh thành cả nước, và các thị trường châu Á, Âu, Mỹ. Đến ngày 29/3/2021 thì cổ phiếu của CTCP BIBICA mới chính thức được niêm yết, dù mới đưa lên sàn nhưng đơn vị nhận được sự săn đón của nhiều nhà đầu tư.
Cổ phiếu của doanh nghiệp này là một trong 10 mã chứng khoán đầu tiên niêm yết trên sàn Hose. Cổ phiếu của BBC đã trải qua những năng trầm giằng co giữa trồi và sụt giá. Năm 2007 đã ghi nhận mức giá 110.000 đồng/ cổ phiếu. Sau rất nhiều năm yên hơi lặng tiến thì đến nay mã BBC đã có những dấu hiệu phục hồi đáng kể. Theo đó, năm 2020, doanh nghiệp đạt lợi nhuận 97,1 tỷ, vượt 10,4% kế hoạch năm.
Bên cạnh đó nhờ dự đoán xu hướng lãi suất tiền gửi sẽ giảm mạnh trong năm 2020, công ty đã chủ động phân bổ các khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư sản phẩm trái phiếu với kỳ hạn dài, giúp giữ lãi suất ở mức cao so với mức bình quân của thị trường, đảm bảo lợi ích cho cổ đông.
Thông tin cổ phiếu
Mã cổ phiếu: BBC
Nhóm ngành: bánh kẹo
Sàn niêm yết: HNX
Vốn điều lệ: 154.207.820.000 đồng
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 15.420.782 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 15.420.782 cổ phiếu
SLS – Công ty cổ phần Mía đường Sơn La
Công ty cổ phần Mía đường Sơn La tiền thân là Nhà máy Đường trực thuộc Nông trường quốc doanh Tô Hiệu Sơn La quản lý, được khởi công xây dựng ngày 16/9/1995.
Ngày 12/8/1997, UBND tỉnh Sơn La đã Quyết định Thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Mía đường Sơn La trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La quản lý.
Ngày 26/11/2007, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã phê duyệt phương án cơ cấu tài chính và chuyển đổi sở hữu Công ty Mía đường Sơn La từ Công ty 100% vốn Nhà nước sang công ty cổ phần, Nhà nước chiếm 58,68% vốn điều lệ.
Ngày 31/10/2015, Công ty Mua bán nợ Việt Nam đại diện phần vốn góp Nhà nước đã chính thức thoái hết phần vốn góp của Nhà nước tại Công ty cổ phần mía đường Sơn La. Công ty cổ phần mía đường Sơn La không còn vốn nhà nước tại thời điểm này.
Theo báo cáo thường niên niên vụ 2019 – 2020, Mía đường Sơn La ghi nhận doanh thu 1.048 tỷ đồng, tăng 19,5% so với năm trước và vượt 23,3% kế hoạch năm. Lãi ròng đạt 119 tỷ đồng, tăng 89% và vượt 367% chỉ tiêu cả năm.
Trong giai đoạn 2020 – 2021, doanh nghiệp mía đường Sơn La đã đặt mục tiêu doanh thu gần 820 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 26 tỷ đồng.
Thông tin cổ phiếu
Nhóm ngành: Mía đường
Sàn giao dịch: HNX
Mã giao dịch SLS
Vốn điều lệ: 97,919,450,000 đồng
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 9,791,945 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 9,791,945 cổ phiếu
KTS – Công ty cổ phần Đường Kon Tum
Công ty cổ phần Đường Kon Tum ngày nay tiền thân là Công ty Mía Đường Kon Tum thành lập ngày 10/7/1995. Đến ngày 01/7/2008 tiến hành cổ phần trở thành Công ty cổ phần đường Kon Tum. Công ty nằm ở vùng cực bắc tây nguyên, xa các trung tâm thương mại lớn, giao thông trắc trở, trình độ dân trí thấp, sản xuất manh mún, chi phí vận chuyển hàng hoá cao, làm tăng giá thành sản phẩm, sau thời gian hơn mười năm thành lập trải qua những thăng trầm của Công ty nói riêng cũng như ngành mía đường nói chung, đến nay Công ty chúng tôi có những thuận lợi nhất định như có đội ngũ công nhân kỹ thuật trẻ có tay nghề cao, có khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật mới nhanh chóng, từ thiết bị công nghệ nhập từ Trung Quốc với công suất thiết kế 1.000 tấn mía cây/ngày, tỷ lệ thu hồi là 11-12 mía/đường qua thời gian không ngừng cải tiến thiết bị, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất đến nay công suất ép của nhà máy đạt 1.500 tấn mía /ngày, tỷ lệ thu hồi dưới 10 mía/đường.
Trước đó niên vụ 2019 – 2020 tình hình kinh doanh của doanh nghiệp KTS cũng không khả quan do sức ép từ đường nhập lậu giá rẻ. Nhưng kể từ khi chính sách áp thuế chống phá giá được áp dụng thì mã KTS đã ghi nhận nhiều phiên bùng nổ về giá. Mức tăng rất ấn tượng 33%.
Thông tin cổ phiếu
Nhóm ngành: Mía đường
Sàn giao dịch: HNX
Mã giao dịch: KTS
Vốn điều lệ: 50,700,000,000 đồng
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 5,070,000 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 5,070,000 cổ phiếu
Xem thêm: Cổ phiếu ngành điện gió có nên đầu tư hay không?
Có nên đầu tư cổ phiếu ngành mía đường không?
Tiềm năng của cổ phiếu ngành mía đường
Theo Bộ Công Thương việc quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số mã sản phẩm đường mía có xuất xứ Thái Lan ở mức 47,64% gây nên sự bùng nổ của cổ phiếu ngành mía đường Việt Nam.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã có những biện pháp áp thuế cao hơn trong thời hạn 5 năm với đường thô. Theo phía chứng khoán SSI cho rằng điều này là động lực thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu mía đường trong nước để đảm bảo nguồn cung so với việc nhập khẩu đường thô về để luyện.
Việc này bảo vệ đường trong nước với nguy cơ bị đường nhập lậu phá giá. Từ đó các nhà máy đường có lợi lợi thế về quy mô trong sản xuất đường RS và RE sẽ có lợi thế về giá thành hơn so với các nhà máy nhỏ và sẽ được hưởng lợi hơn từ chính sách mới này.
Đường Việt Nam còn có cơ hội xuất nhập khẩu phân khúc chất lượng cao sang các nước Châu Âu nhờ hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam. Ngoài ra đường nước ta còn có thể cập bến sang Trung Quốc khi nước này quyết định gia tăng trữ lượng đường trong niên vụ tới sau ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và lũ lụt.
Rủi ro đầu tư
Ngành đường Việt Nam vẫn phải chịu ảnh ảnh hưởng vào giá đường thế giới. Đã từng ghi nhận ở niêm vụ năm 2018 – 2019 vì sự sụt giảm giá đường nghiêm trọng khiến ngành đường trong nước chịu nhiều tổn thất. Hơn nữa từ đầu năm 2020, thuế nhập khẩu đường từ các nước ASEAN đã giảm xuống còn 5% và khi hạn ngạch được xóa bỏ.
Không chỉ vậy, đường Thái Lan với giá rẻ đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm đường nội địa. Cụ thể ghi nhận những thiệt hại nặng nề của ngành đường mía trong nước như bị suy giảm sản lượng, công suất, thị phần, doanh thu và lợi nhuận
Như vậy bài viết trên đây là tổng hợp những mã cổ phiếu ngành đường mía tiềm năng trên sàn chứng khoán cũng như tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp do biên tập viên trên trang daututietkiem.vn biên soạn và tổng hợp. Hy vọng bài viết vừa rồi quý bạn đọc có thể nắm được tình hình ngành đường mía nước ta và lựa chọn cho mình mã cổ phiếu phù hợp trong ngành này.