Cổ phiếu ngành đường sắt có nên đầu tư hay không?

0
Cổ phiếu

Tình hình các doanh nghiệp ngành đường sắt 

Tình hình các doanh nghiệp ngành đường sắt

Tình hình các doanh nghiệp ngành đường sắt

Nói về ngành đường sắt thì chắc hẳn ngành này trên thị trường sẽ rất nhà đầu tư quan tâm đến bởi một vài lý do sau, do lượng cổ phiếu lưu hành bên ngoài nhiều dẫn đến việc thanh khoản thấp, do nhiều doanh nghiệp đường sắt trong nhiều năm nay đã thu lỗ, thậm chí có những doanh nghiệp đã phải rút khỏi sàn chứng khoán. 

Thế nhưng khi đợt dịch Covid-19 bùng phát, ngành vận tải gặp khó khăn thì lúc này cũng là lúc giá cước vận tải tăng cao, ngành vận chuyển, logistic lên ngôi.

Trên thị trường chứng khoán hiện nay vẫn còn một số doanh nghiệp ngành đường sắt còn giao dịch trên sàn, nhưng phần lớn trong số đó đều không cập nhật kết quả kinh doanh theo quý, hiện tại có 3 doanh nghiệp là Đường sắt Hà Nội (HRT), đường sắt Sài Gòn (SRT) và Tổng công ty Công trình đường sắt (RCC) đã cập nhật kết quả kinh doanh quý 3/2021 và 9 tháng đầu năm.

Nhìn chung trong 9 tháng đầu năm 2021, ngoài Tổng công ty công trình đường sắt có lãi, thậm chí lãi tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, thì cả Đường sắt Hà Nội và Đường sắt Sài Gòn đều còn kinh doanh thua lỗ. Tuy vậy nếu xét kỳ, việc thua lỗ của cả HRT và SRT đều giảm thiểu rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong năm 2021, Công ty đường sắt Sài Gòn ghi nhận doanh thu trong quý 3 giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, còn 132,4 tỷ đồng, trong khi giá vốn cao hơn nên công ty đã lỗ gộp hơn 17 tỷ đồng từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Nhờ chi phí tài chính, chi phí bán hàng và cả chi phí quản lý doanh nghiệp giảm so với cùng kỳ nên lỗ quý 3 của SRT còn 37,6 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 16 tỷ đồng so với số lỗ 53,7 tỷ đồng trong quý 3/2020.

Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2021 doanh thu SRT vẫn giảm 33% so với cùng kỳ, còn gần 649 tỷ đồng. Nhờ chi phí vốn giảm, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm nên lỗ 9 tháng còn hơn 61 tỷ đồng, giảm được gần một nửa so với số lỗ 113 tỷ đồng ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2021. Đặc biệt trong báo cáo tài chính ghi nhận khoản thu nhập khác hơn 27 tỷ đồng, trong đó có hơn 24 tỷ đồng là tiền phạt thu được (từ phí trả vé).

Công ty đường sắt Hà Nội (HRT) trong quý III/2021 cũng giảm 38% so với cùng kỳ còn 283 tỷ đồng. Và khác với Đường sắt Sài Gòn, lãi gộp của HRT vẫn có mức đạt 27 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ nhờ chi phí vốn giảm sâu.

Trong quý III do ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch bệnh ở các tỉnh thành phía Nam, nên sức ảnh hưởng của doanh nghiệp đường sắt Sài Gòn lớn hơn rất nhiều so với Đường sắt Hà Nội. Nhờ cắt giảm thêm cả chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp nên quý 3 Đường sắt Hà Nội chỉ còn lỗ hơn 12,7 tỷ đồng, giảm lỗ 35 tỷ đồng, tương ứng giảm khoảng 73% so với số lỗ 47 tỷ đồng ghi nhận trong quý 3 năm ngoái. Tính chung trong 9 tháng, Đường sắt Hà Nội đạt 1.081 tỷ đồng doanh thu, giảm 26,7% so với cùng kỳ. Nhờ cắt giảm chi phí, cộng thêm khoản thu nhập khác hơn 25 tỷ đồng, từ đây dẫn đến lũy kế 9 tháng HRT cũng cũng chỉ còn hơn 88 tỷ đồng, giảm được 52 tỷ đồng so với số lỗ 140 tỷ đồng ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2020.

Mặc dù tình hình 2 doanh nghiệp HRT và SRT đều ghi nhận lỗ, dù có sự cải thiện mạnh so với cùng kỳ thì Tổng công ty công trình đường sắt (RCC) lại ghi nhận doanh thu lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 đạt 386 tỷ đồng (tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 32 tỷ đồng, tăng trưởng 38% so với số lãi hơn 23 tỷ đồng ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2020, chỉ EPS đạt 2.018 đồng.

Số lãi của Tổng công ty công trình đường sắt còn đáng kể hơn khi trong quý III và trong 9 tháng đầu năm 2021 không ghi nhận khoản doanh thu tài chính 113 tỷ đồng do thu lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán. Dù vậy chi phí tài chính cũng giảm mạnh nhờ hoàn nhập dự phòng đầu tư chứng khoán.

Xem thêm: Những mã cổ phiếu ngành đường mía tiềm năng nên đầu tư

Thông tin những doanh nghiệp ngành đường sắt trên thị trường chứng khoán 

HRT – Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội

Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội là Công ty hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nắm cổ phần chi phối. Công ty gồm có 15 chi nhánh trực thuộc, trong đó có 11 chi nhánh Vận tải đường sắt và 04 Chi nhánh toa xe. Trong thời gian tới, Công ty sẽ đưa vào hoạt động Trung tâm kinh doanh vận tải đa phương thức với mục tiêu phát triển toàn diện các nhu cầu về vận tải và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Hoạt động kinh doanh chính là: Vận tải hành khách đường sắt: Kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải theo phương thức trong nước và liên vận quốc tế; Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo, đóng mới và sửa chữa các phương tiện, thiết bị, phụ tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Giao thông vận tải

Sàn giao dịch: Upcom 

Vốn điều lệ: 800,589,700,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 80,058,970 cổ phiếu 

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 80,058,970 cổ phiếu 

SRT – Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn

Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn được thành lập ngày 1/2/2016, tiền thân là Công ty TNHH MTV Vận tải đường sắt Sài Gòn. Ngành nghề kinh doanh chính là vận tải hành khách, hàng hóa, hành lý bằng đường sắt trên phạm vi cả nước và quốc tế; kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ vận tải. Công ty chúng tôi có 9 Đơn vị trực thuộc được phân bổ tại khắp các vùng miền trên cả nước.

Công ty Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn là công ty nhà nước, hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Công ty được hình thành trên cơ sở tổ chức lại các ga cấp 1, các xí nghiệp vận tải, dịch vụ, đầu máy, toa xe hạch toán phụ thuộc của Xí nghiệp Liên hợp Vận tải đường sắt khu vực 3, Xí nghiệp Liên hợp Vận tải đường sắt khu vực 2 từ tháng 10/2003 và của Công ty TNHH một thành viên Vận tải hàng hoá đường sắt, Liên hiệp Sức kéo đường sắt chuyển sang từ 01/4/2014.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Đường sắt
Sàn giao dịch: Upcom 

Vốn điều lệ: 503,100,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 50,310,000 cổ phiếu 

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 50,310,000 cổ phiếu

HHR – Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Hải 

Công ty cổ phần Đường sắt Hà Hải tiền thân là Đoạn công vụ trực thuộc Tổng cục đường sắt (nay là Tổng Công ty đường sắt Việt Nam), được thành lập tháng 8 năm 1945, ban đầu với 250 lao động và trang thiết bị thô sơ, nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ duy tu sửa chữa bảo dưỡng Đường sắt khu vực Hà Nội. 

Từ sau 30/4/1975, đất nước hoàn toàn giải phóng bắt đầu việc khai thác Đường sắt Bắc – Nam, Tổng cục đường sắt quyết định đổi tên Đoạn công vụ thành Đoạn cầu đường Hà Hải. – Tháng 01 năm 1986, theo Quyết định số 021/QĐ – TCCB ngày 06/01/1986 của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải giao thêm nhiệm vụ quản lý cầu Long Biên cho Đoạn cầu đường Hà Hải đồng thời giải thể Xí nghiệp cầu Long Biên, lúc này Đoạn cầu đường Hà Hải đổi tên thành Xí nghiệp đường sắt Hà Hải, trực thuộc Tổng cục đường sắt.

Ngày 07/01/2016, Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với số vốn điều lệ là 13.800.000.000 đồng. Ngày 08/11/2016, ủy ban chứng khoán nhà nước đã ban hành công văn và chấp thuận hồ sơ đăng ký của công ty đại chúng Công ty cổ phần Đường sắt Hà Hải.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Đường sắt 

Sàn giao dịch: Upcom

Vốn điều lệ: 13,800,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 1,380,000 cổ phiếu 

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 1,380,000 cổ phiếu 

Xem thêm: Danh sách những mã cổ phiếu ngành dược tiềm năng nên đầu tư

HLR –  Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Lạng

Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Lạng được thành lập từ tháng 3 năm 1955, tiền thân là Công vụ đoạn Phủ Lạng Thương. Sau hơn 60 năm thành lập và phát triển, hiện nay công ty phát triển với ngành nghề chính là quản lý, bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt, thi công xây dựng công trình về giao thông đường sắt, đường bộ, dân dụng, công nghiệp…

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Đường sắt

Sàn giao dịch: Upcom 

Vốn điều lệ: 16,500,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 1,650,000 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 1,650,000 cổ phiếu 

RAT – CTCP Vận tải và Thương mại Đường sắt 

CTCP Vận tải và Thương mại Đường sắt (RATRACO) là doanh nghiệp vận tải đường sắt được thành lập năm 2002, là một đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.

RATRACO liên tục mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh để đáp ứng kịp thời với nhu cầu đa dạng và luôn chuyển đổi của thị trường. Sau hơn 15 năm hoạt động và có được những thành tựu nổi bật, thư­ơng hiệu RATRACO đã đ­ược khẳng định qua 4 lĩnh vực hoạt động: Dịch vụ Vận tải; Dịch vụ Du Lịch; Nhà hàng và Khách sạn; Quảng cáo và Thương mại.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Giao thông vận tải

Sàn giao dịch: Upcom 

Vốn điều lệ: 59,218,410,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 5,921,841 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 5,921,841 cổ phiếu 

RCC – Công ty Cổ phần Tổng công ty Công trình đường sắt

Công ty Cổ Phần Tổng công ty Công trình đường sắt được thành lập ngày 05/11/1973, ban đầu thành lập công ty có tên là Xí nghiệp Liên hợp công trình Đường sắt. 

Năm 2004, công ty Công ty Công trình đường sắt đã tiến hành cổ phần hoá và đến tháng 5/2005 công ty chính thức trở thành Công ty cổ phần và lấy tên là Công ty cổ phần Công trình đường sắt. 

Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính của công ty là Xây dựng các công trình giao thông Đường sắt, đường bộ; Tư vấn đầu tư, Tư vấn giám sát và thiết kế các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp; Đầu tư, kinh doanh bất động sản; Sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng…

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Đường sắt

Sàn giao dịch: Upcom 

Vốn điều lệ: 154,573,830,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 15,457,383 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 15,457,383 cổ phiếu 

Vậy trên đây là những thông tin về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành đường sắt Việt Nam, cùng với đó là thông tin về doanh nghiệp ngành đường sắt có mã cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán. Với tài liệu mà tôi tìm hiểu vừa rồi, hy vọng bạn đọc có thể nắm được thêm về cổ phiếu ngành đường sắt từ đó lựa chọn được mã cổ phiếu mà mình muốn đầu tư

Xem thêm: Có nên đầu tư cổ phiếu ngành ăn uống?

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC