Danh sách những mã cổ phiếu ngành dược tiềm năng nên đầu tư

0
Cổ phiếu

Tình hình cổ phiếu dược trong năm 2021

Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 ở nước ta đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều công ty, trong đó những doanh nghiệp ngành dược cũng không ngoại lệ. 

Tuy nhiên theo phía báo cáo của Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, mặc dù nhìn chung ngành bị ảnh hưởng và giảm sút tuy nhiên đã xuất hiện nhiều yếu tố mới, kỳ vọng hỗ trợ ngành hồi phục và tăng trưởng trở lại ở quý cuối cùng và cả năm 2022 tới đây. 

Tình hình cổ phiếu ngành dược hiện nay

Tình hình cổ phiếu ngành dược hiện nay

Theo số liệu báo cáo từ các công dược ty niêm yết và dữ liệu đấu thầu thuốc của Cục Quản lý Dược Việt Nam, nhóm phân tích của SSI thống kê lũy kế 8 tháng của năm 2021, ghi nhận tổng doanh thu của nhóm ngành dược phẩm tại Việt Nam đã giảm 11% so với cùng kỳ ngoái. Trong đó, doanh thu từ các cửa hàng thuốc bán lẻ giảm 3% so với cùng kỳ và doanh thu tại bệnh viện giảm 16% so với cùng kỳ.

Báo cáo của công ty chứng khoán SSI ghi nhận các biện pháp giãn cách thắt chặt, đặc biệt là các tỉnh phía Nam đã gây ra sự gián đoạn trong hoạt động cung ứng và phân phối thuốc. Cụ thể các công ty dược ở phía Nam như  Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm (mã IMP), Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (mã DHG) và Công ty cổ phần Dược phẩm OPC (mã OPC) đã phải cắt giảm sản lượng từ 20%-30% khi thực hiện sản xuất “ba tại chỗ” trong tháng 7 và tháng 8. 

Ngoài ra nhiều bệnh viện ở phía Nam đã chuyển thành trung tâm điều trị COVID-19, điều này làm giảm phần nào doanh thu trong khu vực bởi bệnh viện là yếu tố chiếm đến 60% nhu cầu của ngành. Trong khi đó, có rất ít doanh nghiệp trong nước hưởng lợi từ hoạt động nhập khẩu vaccine hoặc thuốc điều trị COVID-19. Dù chính phủ Việt Nam cho phép các công ty trong nước nhập khẩu vaccine, nhưng thực tế chỉ có Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) thực hiện được, do quy trình nhập khẩu rất phức tạp trong khi nguồn cung vaccine khan hiếm.

Về sản xuất và nhập khẩu thuốc điều trị COVID-19 hầu hết nguồn cung đều được kiểm soát chặt bởi các công ty nhà nước, trừ trường hợp của Stellapharm, công ty được chọn là công ty tư nhân đầu tiên sản xuất thuốc điều trị covid Molnupiravir với quy mô lớn trong nước. Bên cạnh đó một số công ty trong nước như Traphaco, Dược phẩm Trung ương 2 được hưởng lợi gián tiếp thông qua việc cung cấp thực phẩm chức năng và đông dược, có tác dụng làm giảm triệu chứng của COVID-19. 

Xem thêm: Cổ phiếu ngành đường sắt có nên đầu tư hay không?

Danh sách các mã cổ phiếu ngành dược được niêm yết trên sàn chứng khoán

  • VMD – Công ty cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex – HOSE
  • VDP – Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương VIDIPHA – HOSE
  • UPH – Công ty cổ phần dược phẩm TW25 – UPCOM
  • TW3 – Công ty cổ phần dược Trung Ương 3 – UPCOM
  • TRA – Công ty cổ phần TRAPHACO – HOSE
  • SPM – Công ty cổ phần S.P.M –HOSE
  • SJF – Công ty cổ phần đầu tư Sao Thái Dương – HOSE
  • OPC – Công ty cổ phần dược phẩm OPC – HOSE
  • JVC – Công ty cổ phần thiết bị Y tế Việt Nhật – HOSE
  • HDP – Công ty cổ phần dược Hà Tĩnh – UPCOM
  • DPP – Công ty cổ phần dược Đồng Nai – UPCOM
  • DP3 – Công ty cổ phần dược phẩm Trung Ương 3 – HNX
  • DP1 – Công ty cổ phần dược phẩm Trung Ương 1 – UPCOM
  • DMC – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco – HOSE
  • DHG – Công ty cổ phần dược Hậu Giang – HOSE
  • DDN – Công ty cổ phần Dược – thiết bị y tế Đà Nẵng – UPCOM
  • DBT – Công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre – HOSE
  • DBM – Công ty cổ phần dược – Vật tư y tế Đắk Lắk – UPCOM
  • CDP – Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương Codupha – UPCOM
  • BIO – Công ty cổ phần Vắc xin và Sinh phẩm Nha Trang – UPCOM
  • AGP – Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm – UPCOM

Thông tin những mã cổ phiếu dược tốt

DBT – Công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre

Mã cổ phiếu DBT Công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre

Mã cổ phiếu DBT Công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre

Công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre tiền thân là phòng Bào chế thuốc của ban Dân Y Bến Tre được thành lập vào năm 1963. Sau nhiều năm hình thành và phát triển trên thị trường, hiện nay công ty đã trở thành điểm phân phối mạnh được nhà nước cấp phép xuất khẩu đầu tiên tại Việt Nam, cùng với đó công ty còn là cầu nối cho nhiều mối quan hệ, đối tác nước ngoài từ nhiều quốc gia trên thế giới. 

Mã cổ phiếu DBT có tình hình kinh doanh bị chịu tác động trực tiếp bởi đại dịch khiến cho giá cổ phiếu trên thị trường biến động. Cụ thể trong tháng 6/2021, các mã cổ phiếu ngành dược trong đó có DBT đều đồng loạt tăng mạnh và sau đó giảm dần khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng. 

Cổ phiếu của DBT hiện nay giao dịch ở mức giá 13.600 đồng/cổ phiếu, mức giá này không quá cao hơn nữa với kỳ vọng tăng trưởng phục hồi kinh doanh hoạt động sản xuất trở lại thì cổ phiếu này phù hợp với các nhà đầu tư mua vào và tích trữ đầu tư lâu dài. 

Đây là mã cổ phiếu có tiềm năng để đầu tư dài hạn, tuy nhiên tình hình kinh doanh của công ty vẫn còn bị hạn chế do dịch bệnh vẫn chưa được chấm dứt. Nếu đầu tư cổ phiếu DBT thì mọi người cần xem xét thời gian hợp lý khi tình hình cả nước chống dịch cũng như nguồn cầu dược y tế quay lại thì đây mới là thời điểm thích hợp để mua cổ phiếu DBT.

Thông tin cổ phiếu

  • Mã cổ phiếu: DBT
  • Sàn niêm yết: HOSE
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 14.205.116
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 14.205.116
  • Vốn hóa thị trường: 231,54 tỷ đồng

DVN – Tổng công ty dược Việt Nam

Mã cổ phiếu DVN - Tổng công ty dược Việt Nam

Mã cổ phiếu DVN – Tổng công ty dược Việt Nam

Tổng công ty Dược Việt Nam (VINAPHARM) tiền thân là Tổng công ty Dược, được thành lập vào tháng 4/1971 trên cơ sở sát nhập 3 Cục trực thuộc Bộ y tế: Cục phân phối dược phẩm, cục dược liệu, cục sản xuất. Vinapharm là 1 trong 3 đơn vị tại Việt Nam được Bộ Y tế cho phép thực hiện nghiên cứu tương đương sinh học (BA/BE).

Hiện nay công ty đang niêm yết cổ phiếu trên sàn Upcom với mã giao dịch là DVN. Cũng chịu theo tình hình xấu do đại dịch tác động, mã cổ phiếu của DVN đang có xu hướng giảm, gây khó khăn cho ngành dược khi doanh thu bị giảm trong nhiều tháng. Tuy nhiên mã cổ phiếu DVN được đánh giá là có tiềm năng trong tương lai bởi công ty này sẽ kinh doanh thêm mảng bảo quản vaccine.

Nhìn chung trong những tháng cuối năm 2021, thì tình hình ngành dược không mấy khả quan, mặc dù DNV có tiềm năng sẽ quay lại trạng thái xanh trong tương lai nhưng vẫn cần có thời gian chờ đợi những đợt nới lỏng giãn cách, cũng như nhu cầu y tế của người tiêu dùng tăng lại. Xét về mặt lâu dài thì có thể thấy cổ phiếu này đáng để đầu tư trong nhóm.

Thông tin niêm yết

  • Mã cổ phiếu: DVN
  • Sàn niêm yết: UPCOM
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 237.000.000
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 237.000.000
  • Vốn hóa thị trường: 5.925 tỷ đồng

Xem thêm: Tình hình cổ phiếu ngành thức ăn chăn nuôi có nên đầu tư không?

VMD – Công ty cổ phần y dược phẩm Vimedimex

Mã cổ phiếu VMD - Công ty cổ phần y dược phẩm Vimedimex

Mã cổ phiếu VMD – Công ty cổ phần y dược phẩm Vimedimex

Công ty cổ phần y dược phẩm Vimedimex được thành lập ngày 06/11/1984 theo quyết định của Bộ Y tế. Đây là doanh nghiệp nhà nước và cũng là Công ty Xuất nhập khẩu đầu tiên của Bộ Y tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam.

VMD là cổ phiếu nằm trong danh sách được bộ y tế cấp phép kinh doanh dịch vụ bảo quản Vaccine trong thời gian dịch bệnh còn hoành hành. Trong 6 tháng đầu năm 2021, cổ phiếu có sự tăng trưởng vượt bậc, tuy nhiên do ảnh hưởng bởi tình giãn giãn cách, dừng hoạt động sản xuất do chính phủ ban hành thì cổ phiếu của VMD có sự sụt giảm. 

Tuy nhiên trong những tháng cuối năm cổ phiếu của VMD đã có sức bật trở lại. Qua 5 lần tăng vốn, tới tháng 10.2017, vốn điều lệ Vinmedinex đạt hơn 154.4 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của nhà nước cũng giảm từ 51% xuống 19,49%. Chuỗi tăng giá không ngừng của VMD bắt đầu từ ngày 9.8 đến 6.9, tức 18 phiên liên tiếp. Trong đó, VMD tăng trần 17/18 phiên.

Tuy nhiên, sau phiên 6.9 bất ngờ xuất hiện xu hướng giảm khi giá chạm sàn 76.700 đồng/cổ phiếu, khối lượng mua tăng lên 155.100 cổ phiếu. Đóng cửa 7.9, VMD giảm tiếp còn 71.400 đồng/cổ phiếu. Công ty Vimedimex đã thỏa thuận thành công nhập khẩu 10 triệu liều vaccine COVID-19 Janssen, 5 triệu liều vaccine COVID-19 Pfizer và 10 triệu liều vaccine COVID-19 Sputnik V.

Thông tin niêm yết cơ bản

  • Mã chứng khoán: VMD
  • Sàn niêm yết: HOSE
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 15.440.268
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 15.440.268
  • Vốn hóa thị trường: 602 tỷ đồng

TRA – Công ty Cổ phần Traphaco 

Công ty Cổ phần Traphaco

Mã cổ phiếu TRA – Công ty Cổ phần Traphaco

Công ty cổ phần TRAPHACO tiền thân là Tổ sản xuất thuốc thuộc Ty Y tế Đường sắt được thành lập ngày 28/11/1972. Ngày 01/01/2000 CTCP Dược và Thiết bị vật tư y tế TRAPHACO chính thức bắt đầu hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với 45% vốn Nhà nước. Ngày 05/07/2001 CTCP Dược và Thiết bị vật tư Y tế TRAPHACO đổi tên thành CTCP TRAPHACO. 

Trong năm 2021, đặc biệt vào cuối tháng 8 cổ phiếu TRA đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ khi tăng 17% so với tuần trước lên 91.800 đồng/cổ phiếu. Ngày 25, 26 và 30/8 chứng kiến 3 phiên tăng kịch trần. Đặc biệt ngày 31/8, TRA trao tay lên đến 124.100 cổ phiếu với giá 101.100 đồng/cổ phiếu. So với thời điểm đầu năm, cổ phiếu TRA đã tăng khoảng 34% và đang tiến gần về đỉnh lịch sử được thiết lập năm 2017.

Hiệu ứng tăng giá không đến từ vaccine mà xuất hiện khi đối tác chiến lược Daewoong Hàn Quốc (nắm giữ 15% cổ phần Traphaco) hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 2B thuốc điều trị COVID-19 CoviBlock. Nếu thuốc COVID-19 của Daewoong Pharma thành công, Traphaco có thể sẽ là đơn vị phân phối hoặc thậm chí nhận chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam.

Thông tin cổ phiếu 

  • Nhóm ngành: Dược phẩm
  • Vốn điều lệ: 414,536,730,000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 41,453,673 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 41,450,540 cổ phiếu 

Có nên đầu tư vào cổ phiếu ngành dược hay không?

Tiềm năng cổ phiếu ngành dược 

Với nhu cầu sử dụng và tiêu thụ thuốc và vật tư y tế tại Việt Nam, có thể thấy rằng cổ phiếu ngành dược có tiềm năng và khả năng hoạt động tốt trong dài hạn. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid 19 là “nhát dao” ảnh hưởng lớn đến ngành dược nước ta, nhu cầu khám chữa bệnh cũng sụt giảm trong bối cảnh dịch bệnh, giãn cách xã hội kéo dài nhiều tháng khiến tình hình cổ phiếu trong nhiều phiên giao dịch phải lao đao trong nhiều ngày.

Cụ thể, trong tháng 6, Bộ Y tế ủy quyền kinh doanh vắc xin cho một số công ty dẫn đến hàng loạt cổ phiếu tăng giá rồi tiếp tục giảm khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang, có lúc phải bán tháo cổ phiếu. 

Cổ phiếu ngành dược chỉ thực sự trở lại khi ở các trung tâm thành phố và các tỉnh thành khác chống chọi lại với đại dịch được. Thế nên đầu tư cổ phiếu ngành dược ngay lúc này thật ra cũng có thể khá khó và có thể gây thua lỗ cho nhiều nhà đầu tư, tương lai được dự đoán cổ phiếu ngành dược sẽ quay đầu và tăng trưởng nhưng vẫn còn nhiều nhân tố tác động.

Tuy nhiên điểm tích cực hiện nay là dịch bệnh đang dần được kiểm soát do độ phủ của vacxin, vậy nên cổ phiếu ngành dược có thể sẽ quay trở lại mức giá tăng trưởng. Điểm sáng được nhận định tích cực khi nhu cầu khám chữa bệnh tăng lại, những chỉ tiêu cho chăm sóc sức khỏe và vật phẩm thuốc chữa bệnh cho người dân đều có thể tăng trở lại. 

Xem thêm: Có nên đầu tư cổ phiếu ngành ăn uống không?

Những hạn chế trong việc đầu tư vào ngành dược 

Cổ phiếu ngành dược đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt bùng phát Covid-19, khi mà mọi người đang lao vào chống dịch, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều thông tin trái chiều cho rằng cổ phiếu ngành dược vẫn chưa được củng cố.

Do sự bùng phát hiện nay vẫn chưa được kiểm soát, nhu cầu từ ngành dược phẩm vẫn ở mức thấp mà không có tác động tích cực nào. Ngành công nghiệp dược phẩm vẫn còn tiềm năng tăng trưởng, với chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe dự kiến ​​đạt 23 tỷ USD vào năm 2022, theo dự báo dài hạn cho tương lai.

Chỉ khi tình hình Covid 19 ổn định và nhu cầu khám chữa bệnh tăng cao thì tình hình kinh doanh ngành dược mới được cải thiện và cổ phiếu ngành dược thực sự có tiềm năng tăng trưởng và khả quan trở lại. 

Như vậy trên đây là những mã cổ phiếu ngành dược và nhận định về tình hình ngành dược trong năm 2021, hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn đọc nắm được thông tin cổ phiếu trong ngành này. Dù là đầu tư vào ngành nào đi nữa thì trước khi bỏ vốn vào một mã cổ phiếu nào nhà đầu tư nên cân nhắc và đánh giá tiềm năng và rủi ro, để có những lựa chọn thích hợp khi đầu tư.

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC