Top những mã cổ phiếu ngành hàng hải tiềm năng

0
Cổ phiếu

Danh sách các mã cổ phiếu ngành hàng hải được niêm yết trên sàn 

CLL – CTCP Cảng Cát Lái

DVP – CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ

DXP – CTCP Cảng Đoạn Xá

CDN – CTCP Cảng Đà Nẵng

PDN – CTCP Cảng Đồng Nai

NAP – CTCP Cảng Nghệ Tĩnh

VGP – CTCP Cảng Rau Quả

PHP – CTCP Cảng Hải Phòng

CCP – CTCP Cảng Cửa Cấm Hải Phòng

CCR – CTCP Cảng Cam Ranh

CCT – CTCP Cảng Cần Thơ

CMP – CTCP Cảng Chân Mây

DNL – CTCP Logistics Cảng Đà Nẵng

DVC – CTCP Thương mại Dịch vụ Tổng hợp Cảng Hải Phòng

IST – CTCP ICD Tân Cảng Sóng Thần

PSN – CTCP Cảng Dịch vụ Dầu khí Tổng hợp PTSC Thanh Hóa

PSP – CTCP Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ

QSP – CTCP Tân Cảng Quy Nhơn

SAC – CTCP Xếp dỡ và Dịch vụ Cảng Sài Gòn

SGP – CTCP Cảng Sài Gòn

TCW – CTCP Kho Vận Tân Cảng

TNP – CTCP Cảng Thị Nại

Tình hình ngành hàng hải nước ta 

Tình hình ngành hàng hải nước ta

Tình hình ngành hàng hải nước ta

Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch tuy nhiên tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam vẫn đạt hơn 703 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Đặc biệt, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế của đội tàu biển Việt Nam đạt mức tăng trưởng hiếm có, tăng tới 54% (đạt gần 5 triệu tấn) so với năm 2020. Các mặt hàng chủ yếu vận tải trên các tuyến đi: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và một số tuyến châu Âu…

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 của Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT), ông Nguyễn Đình Việt, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, trong năm 2021 hoạt động hàng hải chịu tác động lớn từ dịch COVID-19, song tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam vẫn ước đạt hơn 703 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020.

Trong đó, hàng xuất khẩu đạt hơn 184 triệu tấn, tăng 4%; hàng nội địa đạt gần 303 triệu tấn, tăng 5%. Riêng hàng container ước đạt gần 24 triệu TEUs, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển cũng có sự khởi sắc trong đại dịch, ước đạt 156,5 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020.

Trong đó, sản lượng hàng container của đội tàu biển Việt Nam ước đạt hơn 3 triệu TEUs, tăng tới 12% so với năm trước. Đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam hiện vẫn đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu chuyên dụng như LPG, xi măng rời…

Đặc biệt khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển cũng có nhịp tăng trưởng hiếm có, tăng tới 54% (đạt gần 5 triệu tấn) so với năm 2020. Các mặt hàng chủ yếu vận tải trên các tuyến đi: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và một số tuyến châu Âu.

Bên cạnh đó, việc khai thác hệ thống cảng biển hiệu quả đã giúp Việt Nam thu hút được khoản đầu tư rất lớn từ xã hội hóa lên tới 84% trong tổng số 250.000 tỷ đồng kinh phí dành cho đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải trong 10 năm vừa qua.

Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết ngành cảng biển vẫn đang duy trì triển vọng khả quan, tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển nội địa dự báo ở mức tăng trưởng hai con số 15% và 14% trong năm 2021 và 2022, tăng trưởng sản lượng container vận tải được hỗ trợ bởi sự kỳ vọng các hoạt động sản xuất công nghiệp dần phục hồi.

Dự báo của VDSC dựa trên kỳ vọng Việt Nam hoàn thành lộ trình tiêm chủng cho 70% dân số vào cuối quý 1/2022. Công ty cũng đánh giá vai trò của cảng nước sâu trong hệ thống cảng biển Việt Nam ngày càng quan trọng khi nâng cao hiệu quả của các hãng tàu và đáp ứng hoàn hảo cho các tuyến vận tải kết nối Việt Nam với các đối tác thương mại quan trọng. 

Về vận tải container nội địa, tăng trưởng sản lượng container vận tải được hỗ trợ bởi sự kỳ vọng các hoạt động sản xuất công nghiệp dần phục hồi.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trong 10 tháng năm 2021, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước tính đạt 587 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi sản lượng nhiều mặt hàng cảng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thì hàng container vẫn duy trì được đà tăng trưởng 2 con số với khối lượng 10 tháng ước tính đạt gần 20,3 triệu TEU, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020.

Xem thêm: Danh sách mã cổ phiếu ngành hóa chất tiềm năng nên đầu tư

Thị trường cổ phiếu ngành hàng hải hiện nay 

Cổ phiếu ngành hàng hải và logistics tính trong 7 tháng đầu năm và 2021 có sự tăng mạnh, đến cuối năm thì có sự chững lại khi nước ta bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch bùng phát lần thứ 4.

Tính chung trong cả năm 2021, ngành cảng biển và logistics đã tăng 94% so với năm 2020 và cao hơn 60% so với chỉ số VN-Index.

Trong số đó, các cổ phiếu vận tải biển có mức tăng giá tốt nhất, bao gồm HAH (+295%), VOS (+722%), VNA (+673%) và MVN (+205%). Bên cạnh đó, các cổ phiếu khác trong ngành cũng tăng trưởng khả quan, như GMD (+44%), VSC (+45%), SGP (+183%), PHP (+72%) và TMS (+142%).

Theo báo cáo phân tích từ phía Công ty Chứng khoán SSI, sản lượng container qua các cảng biển tăng 26% trong 6 tháng đầu năm và giảm 8% trong 6 tháng cuối năm, dẫn đến mức tăng trưởng cả năm 2021 là 6%.

Tuy nhiên về cuối năm, các cảng nước sâu đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt trội trong tình hình nhu cầu vận chuyển bằng tàu mẹ tiếp tục gia tăng do 12 lượng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng mạnh. Theo đó khu vực Cảng Cái Mép dẫn đầu về tăng trưởng 12% về sản lượng trong 11 tháng của năm 2021. Cụm cảng sông ở Hải Phòng cũng khôi phục đà tăng tốt với 13% trong 11 tháng.

Số liệu từ SSI cho thấy phần lớn các công ty trong ngành có mức tăng trưởng lợi nhuận cao và biên lợi nhuận được cải thiện trong năm 2021, trong đó các công ty vận tải biển có mức tăng trưởng lợi nhuận hàng đầu nhờ phục hồi bất ngờ trong thời điểm dịch bệnh. Công ty cũng phân tích mức định giá P/E (hệ số giá/lợi nhuận) của các công ty vận tải biển vẫn ở mức hợp lý, ngay cả khi giá cổ phiếu tăng mạnh. Tuy nhiên, mức tăng giá mạnh tại nhiều cổ phiếu cảng biển đã đưa định giá P/E của các cổ phiếu này lên mức cao nhất trong lịch sử.

Một số cổ phiếu doanh nghiệp ngành hàng hải tiềm năng

 SGP – Công ty Cảng Sài Gòn

Công ty Cảng Sài Gòn với tên gọi ban đầu là Thương Cảng Sài Gòn, với lịch sử hình thành từ hơn 150 năm trước. Công ty hoạt động trong lĩnh vực rộng lớn gồm các khu vực Tp. HCM, các vùng lân cận và đồng bằng sông Mekong với tổng sản lượng hàng hóa hàng năm hơn 10 triệu tấn. Cảng Sài Gòn có vai trò và nhiệm vụ quan trọng phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế nói chung cho toàn khu vực Phía Nam của đất nước.

Trong năm 2021, hoạt động kinh doanh của công ty có sự phục hồi, kết quả kinh doanh khả quan đạt lợi nhuận sau thuế cao và đến quý 2 của năm 2021 thì doanh thù vẫn tăng ở mức đều, không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng từ đại dịch. Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ khai thác cảng tăng 73,3 tỷ đồng, giá vốn hàng bán tăng thấp hơn dẫn đến lợi nhuận gộp tăng mạnh.

Thông tin cổ phiếu 

Mã cổ phiếu: SGP

Sàn niêm yết: Upcom

Nhóm ngành: Vận hành cảng biển
Vốn điều lệ: 2,162,949,610,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 216,294,961 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 216,278,461 cổ phiếu

DVP – Công ty phát triển cảng Đình Vũ

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ được thành lập ngày 11/11/2002 với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, các cổ đông sáng lập bao gồm Cảng Hải Phòng, Tổng công ty Vật tư nông nghiệp, Cảng cổ phần Đoạn Xá, Cảng cổ phần Vật Cách, công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp cảng HP và cán bộ công nhân viên Cảng Hải phòng.

Trong năm 2021, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn rất khả quan dù tình hình dịch bệnh vẫn liên tục diễn ra, quý I/2021 lợi nhuận trước thuế đem về 65 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Với một kết quả kinh doanh khả quan, giá cổ phiếu cho thấy sự tăng trưởng từ 3 năm trở lại đây. Như vậy cổ phiếu công ty cảng đình Vũ cũng được đánh giá là tiềm năng và tốt trên thị trường.

Về lịch chia cổ tức của công ty, trong năm 2021 có 2 đợt chia cổ tức. Từ năm 2010 đến nay hoạt động chia cổ tức thường xuyên và chủ yếu là chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ khá cao. Vậy nên cổ phiếu của công ty này luôn được thị trường sẵn đón với tính cạnh tranh cao.

Thông tin cổ phiếu

Nhóm ngành: Vận hành cảng biển

Mã cổ phiếu: DVP

Sàn niêm yết: Hose

Vốn điều lệ: 400,000,000,000 đồng
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 40,000,000 cổ phiếu 

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 40,000,000 cổ phiếu

PDN – Công ty Cảng Đồng Nai

Công ty Cảng Đồng Nai được thành lập ngày 06/06/1989, ngành nghề kinh doanh chính của công ty là kinh doanh khai thác cầu cảng kho bãi; xếp dỡ và vận tải hàng hoá trong và ngoài cảng; dịch vụ sửa chữa phương tiện xếp dỡ và vận tải; Tổ chức dịch vụ dịch vụ giải trí cho thuyền viên: cửa hàng miễn thuế, câu lạc bộ thủy thủ Khảo sát thiết kế, thi công các công trình giao thông; Mua bán nhập khẩu gỗ tròn, sắt thép các loại, hàng nông sản (trừ bông vải, hạt điều)…

Từ đầu năm 2021, cổ phiếu của Cảng Đồng Nai có mức tăng khá mạnh, tuy không nhiều. So với cùng kỳ năm ngoái, trong quý II/2021 doanh thu của công ty Cảng Đồng Nai tăng mạnh, lãi sau thuế 92 tỷ đồng tăng 35% so với cùng kỳ, EPS đạt 4.360 đồng. Từ năm 2016 đến nay công ty Cảng Đồng Nai duy trì đà tăng trưởng cao, và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đặc biệt khi lượng đơn hàng tại cảng ngày càng tăng, tạo điều kiện tốt nhất cho công ty cảng này gia tăng về cổ phiếu.

Thông tin cổ phiếu

Nhóm ngành: Vận hành cảng biển

Mã CK: PDN

Sàn niêm yết: Hose

Vốn điều lệ: 185,219,800,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 18,521,954 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 18,521,954 cổ phiếu

Xem thêm:

Có nên đầu tư cổ phiếu ngành hàng hải không? 

Về bản chất ngành cảng biển thì đây vốn là ngành:

  • Có hoạt động kinh doanh lâu năm 
  • Được hình thành và là một trong những kênh vận chuyện chủ chốt hàng hóa quốc tế
  • Hoạt động với nhiều lĩnh vực khác nhau: Vận chuyển, kho bãi, giao nhận hàng hóa
  • Là kênh vận chuyển hàng hóa đặc thù như dầu khí, các sản phẩm hạng nặng như vật liệu xây dựng, sắt thép…

Cùng với đó với những lợi thế phát triển như hiện nay thì ngành cảng biển đó là chính là nó hoạt động tốt, kinh doanh tốt hơn so với cảng hàng không. Đa số cảng biển sẽ hoạt động giao nhận, tiến xuất nhập khẩu tốt hơn so với hàng không. Vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, chi phí rẻ, thời gian nhanh chóng, ít thủ tục hơn vận chuyển hàng không rất nhiều.

HIện nay nhiều nước cũng ưu tiên vận chuyển đường thủy, nên đây được xem là tiềm năng của ngành cảng biển. Sẽ còn rất phát triển khi nhu cầu về xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng tăng mạnh, khi các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sang thị trường châu Âu ngày càng nhiều.

Trên đây là danh sách cổ phiếu ngành cảng biển, cùng với đó là một số thông tin về doanh nghiệp cũng như tình hình cổ phiếu ngành cảng biển nước ta trong năm vừa qua. Hy vọng thông tin trên bạn đọc có thể lựa chọn cho mình mã cổ phiếu phù hợp nếu muốn đầu tư vào ngành hàng hải. Chúc các bạn đầu tư thành công. 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC