Mã cổ phiếu DPM có nên đầu tư hay không?

0
Cổ phiếu

Đôi nét về Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí

Đôi nét về Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí

Đôi nét về Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, tên giao dịch quốc tế là PetroVietnam Fertilizer and Chemicals Corporation (viết tắt PVFCCo). Là một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Được thành lập ngày 19/01/2004, tuy nhiên đến ngày 31/8/2007 Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi trở thành Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí và vận hành theo mô hình công ty cổ phần.

Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất kinh doanh phân bón, các sản phẩm hóa chất phục vụ ngành Dầu khí, nông nghiệp. Các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất phân bón, hóa chất khác có liên quan để phục vụ ngành nông nghiệp. Cùng với đó doanh nghiệp cũng sản xuất và kinh doanh ngành điện.

Thông tin cổ phiếu DPM 

Ngày 05/11/2007, Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán DPM, khối lượng cổ phiếu niêm yết là 380,000,000. Trong ngày giao dịch đầu tiên DPM ghi nhận với giá 95.000 đồng/cổ phiếu. 

Và tại thời điểm viết bài, cổ phiếu đang giao dịch với mức giá 49.900 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch trong ngày là 6,057,700. 

Thông tin về cổ phiếu DPM

Thông tin về cổ phiếu DPM

Hướng dẫn xem giá cổ phiếu DPM

Để có thể cập nhật thông tin về cổ phiếu cũng như so sánh mức giá qua các năm, các bạn có thể tra thông tin qua website cafef.vn 

Bước 1: Tra cứu thông tin chứng khoán vào hộp tìm kiếm 

Cách tra cứu cổ phiếu

Cách tra cứu cổ phiếu

Bước 2: Search mã chứng khoán, cổ phiếu D2D, tại đây bạn có thể xem lịch sử cổ phiếu theo từng ngày kể cả ngày đầu tiên lên sàn.

Cách tra cứu cổ phiếu trên cafef

Cách tra cứu cổ phiếu trên cafef

Thông tin lịch sử cổ phiếu DPM

Thông tin lịch sử cổ phiếu DPM

Tình hình kinh doanh 

Theo công bố kết quả kinh doanh trong quý III/2021, DPM ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 484 tỷ đồng, tăng 116% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, doanh thu thuần đạt 2.682 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Kết quả tăng trưởng như vậy là nhờ giá bán bình quân và sản lượng tiêu thụ mạnh mẽ. 

Trong 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần tăng 29,6% so với cùng kỳ lên mức 7.558 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.512 tỷ đồng, tăng 111% so với cùng kỳ. 

Ở quý III/2021, mặc dù các biện pháp phong tỏa và giãn cách khiến kế hoạch kinh doanh vẫn còn hạn chế tuy nhiên sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm chủ lực của công ty vẫn tăng. Sản lượng tiêu thụ urê tăng 9% so với cùng kỳ, các sản lượng tiêu thụ hỗn hợp NPK tăng 28%. Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm khác như UFC85 và NH3 cũng tăng mạnh. 

Dự báo tăng trưởng 

Theo ước tính từ phía trung tâm chứng khoán HSC dự báo doanh thu điều chỉnh tăng 40% và 42% ước tính 2021 và 2022, tương ứng với 2,9 nghìn tỷ đồng (tăng 246% YoY) và 2,7 nghìn tỷ đồng (giảm 6% YoY). Mặc dù về giả định giá cho urea có thể sẽ tăng vượt trội trong quý IV/2021, và giá urea trong nửa đầu năm 2022 có thể cao hơn nửa đầu năm 2021, từ đó giúp tăng trưởng lợi nhuận nửa đầu năm 2022 tăng 68% so với cùng kỳ. Từ phía công ty cũng chia sẻ về giá cước phí vận chuyển 2022 có thể không đổi so với 2021 bởi công ty đã chốt đủ số lượng khí từ các mỏ có chi phí thấp. 

Tuy nhiên vẫn còn nhiều rủi ro giảm bởi Nhà nước có thể sẽ can thiệp vào thị trường phân bón để hạ giá trong nước, hỗ trợ cho việc ủng hộ trong lúc dịch bệnh (trong năm giá gạo đã giảm từ tháng 4/2021). Do giá gạo giảm vậy nên Nhà nước có thể yêu cầu các nhà sản xuất phân bón quốc doanh giảm giá phân bón để hỗ trợ nông dân.

Định hướng phát triển trong tương lai 

Về kế hoạch trong giai đoạn 2021-2025, DPM đặt mục tiêu sẽ giữ thị phần các sản phẩm đã đạt được, cùng với đó tiêu thụ các sản phẩm sản phẩm. 

– Về doanh thu lĩnh vực hóa chất chiếm 70% tổng doanh thu. 

– Tiến hành mở rộng thị trường phân bón ra các nước Đông Bắc Á và Nam Á.

– Về sản lượng tiêu thụ các sản phẩm phân bón, hóa chất, tăng sản lượng tiêu thụ so với giai đoạn năm 2016-2020.

– Phát triển cơ sở vật ở vật chất, kỹ thuật, nhà máy như Nhà máy đạm Phú Mỹ, NPK và các NM hóa chất. 

– Nâng sản lượng sản lượng sản xuất NPK Phú Mỹ lên 500.000 tấn/năm.

– Phát triển sản xuất các loại sản phẩm hóa chất, hóa dầu có quy mô lớn công nghệ hiện đại, tiến tới ngang bằng với lĩnh vực phân bón.

– Triển khai các dự án đầu tư phân bón trên nền urê và NPK và hóa chất mới. 

Như vậy trên đây là những thông tin về cổ phiếu DPM của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, cũng như tình hình kinh doanh và định hướng của công ty trong thời gian tới. Hy vọng qua bài viết bạn có thể nắm được mã cổ phiếu của công ty này trong giai đoạn hiện nay. Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn, nếu bạn có thắc mắc nào liên quan đến đầu tư cổ phiếu, hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé. 

Xem thêm:

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC