Có nên đầu tư cổ phiếu EVN hay không?

0
Cổ phiếu

Đôi nét về Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Electricity, hay được viết tắt EVN, được thành lập ngày 25/06/2010, vốn là một doanh nghiệp trực thuộc sự quản lý của nhà nước hạng đặc biệt của Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh đa ngành. Tiền thân của tập đoàn chính là Tổng công ty Điện lực Việt Nam, tính từ trước tháng 9 năm 2006. 

Đôi nét về Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Đôi nét về Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn là sản xuất, điều độ, mua bán buôn điện năng, xuất nhập khẩu điện năng, đầu tư và quản lý các dự án điện. Hiện nay Tập đoàn có hệ sinh thái rộng lớn với việc sở hữu các nhà máy phát điện, hệ thống truyền tải điện, hệ thống điện lưới phân phối điều hành điện lưới quốc gia, cùng với đó xuất khẩu điện năng sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia, và đảm bảo việc thực hiện cung cấp điện cho cả nước theo yêu cầu từ chính phủ Việt Nam. 

Tổng hợp những công ty trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam

Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia EVNNPT

Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia EVNNPT

Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia EVNNPT

Công ty Truyền tải điện quốc gia EVNNPT, chính thức được đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2008 dựa theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Tổng công ty EVN là chủ sở hữu. EVNNPT giữ vai trò nhất định của Nhà nước trong lĩnh vực truyền tải điện, với chức năng nhiệm vụ chính là quản lý vận hành và đầu tư phát triển lưới điện truyền tải có cấp điện áp từ 220kV trở lên trên phạm vi toàn quốc, cùng với đó là việc liên kết với lưới điện truyền tài các nước trong khu vực. 

Mục tiêu của EVNNPT là vươn lên hàng đầu Châu Á về dịch vụ truyền tải điện, theo đó Công ty tiếp tục tập trung vào phát triển mạng lưới truyền tải điện hiện đại, cùng với đó xây dựng đội ngũ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này để đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chuẩn về kĩ thuật cũng như chất lượng, độ tin cậy cung cấp điện. 

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc EVNNPC

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc EVNNPC

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc EVNNPC

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc EVNNPC tiền thân là Công ty Điện lực 1 được thành lập nhằm tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của tập đoàn Điện lực Việt Nam tại các công ty TNHH MTC Điện lực Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình, hoạt động theo hình thức Công ty mẹ – Công ty con.

 EVNNPC là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh và phân phối điện năng, kinh doanh công nghệ thông tin và một số lĩnh vực kinh doanh sản xuất khác trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố miền Bắc. Là một đơn vị chủ chốt với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm cùng sự hậu thuẫn vững chắc từ Tập đoàn EVN, công ty đã thực hiện tốt vai trò chính của ngành nghề kinh tế mũi nhọn khi thực hiện đảm bảo an ninh năng lượng của Quốc gia

Tổng Công ty Điện lực miền Trung EVNCPC

Tổng Công ty Điện lực miền Trung EVNCPC

Tổng Công ty Điện lực miền Trung EVNCPC

Tổng công ty Điện lực miền Trung EVNCPC, tiền thân là Công ty Điện lực 3, được thành lập ngày 07/10/1975, là một doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề trong đó ngành chính vẫn là sản xuất và kinh doanh điện trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố miền Trung – Tây Nguyên.

Ban đầu với nguồn tài sản chỉ là những tổ máy phát điện diesel cũ kỹ và nhỏ lẻ, lưới điện manh mún, điện năng cung cấp trong toàn khu vực chưa đầy 100 triệu kWh. Thế nhưng đến nay trải qua hơn 40 năm EVNCPC đã  phát triển lớn mạnh, hiện nay công ty đã đưa điện lưới quốc gia đến 100% số huyện, 99,8% số xã và số hộ nông thôn có điện đạt 98,52%; sản lượng điện thương phẩm thực hiện trong năm 2015 đạt hơn 13,5 tỷ kWh.

Kể đến những thành tựu của EVNCPC, công ty đã sản xuất thành công công tơ điện tử và phát triển các công nghệ đo đếm hiện đại, nổi bật là hệ thống MDMS phục vụ đọc, quản lý số liệu đo đếm công tơ đối với các khách hàng trọng điểm các điểm đo đầu nguồn. Hệ thống RF-MESH giúp thu thập chỉ số công tơ từ xa hoàn toàn tự động bằng công nghệ không dây theo kiểu mắt lưới (tên thương mại là RF-SPIDER), hệ thống cũng có khả năng thu thập dữ liệu hoàn toàn tự động, không cần phải đầu tư bất kỳ đường truyền nào từ đó giúp nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng dịch vụ đến với khách hàng. 

Tổng Công ty Điện lực miền Nam EVNSPC

Tổng Công ty Điện lực miền Nam EVNSPC

Tổng Công ty Điện lực miền Nam EVNSPC

Tổng công ty Điện lực miền Nam EVNSPC được thực hiện dựa trên việc thành lập cơ sở tổ chức lại Công ty Điện lực 2 cùng với đó tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai. EVNSPC hiện quản lý lưới điện phân phối từ 110kV trở xuống và kinh doanh bán điện trên địa bàn 21 tỉnh và thành phố phía Nam.

Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội EVNHANOI

Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội EVNHANOI

Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội EVNHANOI

Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, được thành lập ngày 05/2/2010. Tiền thân là Nhà máy đèn Bờ Hồ, khởi công xây dựng từ năm 1892. Công ty có nhiệm vụ quản lý vận hành kinh doanh bán điện và đầu tư phát triển lưới điện từ cấp điện áp 220kV trở xuống trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cùng với việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như chất lượng của sản phẩm. Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã và đang tiếp tục nâng cao hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 ÷ 2008, cùng với đó đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật áp dụng cho việc sản xuất kinh doanh, để nâng cao độ tin cậy của mạng lưới điện đảm bảo vận hành cung ứng điện liên tục, cung ứng điện an toàn, ổn định trên địa bàn Tp. Hà Nội

Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh EVNHCMC

Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh EVNHCMC

Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh EVNHCMC

Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh EVNHCMC là một công ty trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Hệ sinh thái bao gồm 7 phòng, 5 khu khai thác và 2 đội với số lượng khoảng 1000 cán bộ công nhân viên, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc, có nhiệm vụ quản lý phân phối, kinh doanh, cải tạo và phát triển lưới điện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại sao nên đầu tư vào ngành điện? 

Ngành điện là một ngành chiếm vị trí quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn đến doanh thu cũng như an ninh năng lượng quốc gia, các công ty thuộc ngành này đều phải chịu sự quản lý của nhà nước vậy nên công tác cổ phần hóa, đăng ký giao dịch cổ phiếu cũng như việc thoái vốn nhà nước tại các công ty trong lĩnh vực này khá là khó khăn. 

Thế nhưng trong thời gian gần đây việc cổ phần hóa và niêm yết của các doanh nghiệp ngành điện đang được ủng hộ lớn từ các đơn vị, qua đó nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Nhiều doanh nghiệp nổi lên

Hiện nay Nhà nước đang tích cực được tự do hóa ngành điện thì đây được coi là cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp ngành này, cùng với đó dễ dàng tiếp cận với việc mua cổ phần cũng dễ dàng hơn.

Cổ phiếu trong ngành này được nhắc đến nhiều khi hai Tổng công ty phát điện hàng đầu Việt Nam là PV Power và EVNGENCO 3 cùng lúc IPO, từ đó kéo theo sự chú ý của nhiều mã cổ phiếu ngành điện khác. 

Một vài công ty đáng chú ý như PV Power, EVNGENCO 3, CTCP Tư vấn Xây dựng Điện 2, Tổng công ty Điện lực – TKV. Từ khi lên sàn chứng  khoán đến nay đều có sức thu hút đối với các nhà đầu tư. Trước kia thì cổ phiếu nhóm ngành này được xem là khá kén chọn đối với các nhà đầu tư, tuy nhiên những thay đổi lớn về tự do hóa ngành Điện cũng như sự nổi lên của nhiều doanh nghiệp lớn sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn trong ngành này ở thời gian tới.

Triển vọng trong ngành điện

Xét về tiềm năng tăng trưởng của ngành điện, theo báo cáo của VCSC cho biết sản lượng điện tiêu thụ năm 2017 vào khoảng 159 tỷ đồng. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu điện hiện nay, cùng với đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng mạnh. Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tính sơ bộ cũng chiếm đến 2/3 tổng vốn FDI được ghi nhận. Mặt khác, giá bán lẻ điện của Việt Nam hiện tại đang thấp hơn 50% so với mức mức trung bình ở các nước Châu Á – Thái Bình Dương. 

Các nhà máy điện do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ hiện đang cung cấp 62% sản lượng điện toàn hệ thống (năm 2007 sản lượng là 42.146 triệu KW). Các nhà máy điện của EVN hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong việc cung cấp điện sản xuất 11% hệ thống (sản xuất năm 2007 là 7.121 triệu KW). 

Ngoài ra việc mua điện từ các nhà máy điện không phải do EVN cung cấp chiếm 27% toàn hệ thống (sản lượng năm 2007 là 17,996 triệu KW). 

Theo kế hoạch, năm 2007, EVN sẽ cân đối 24 đơn vị thành viên, năm 2008 hiện còn 5 đơn vị thành viên vận hành, 9 dự án thực hiện với tổng công suất 2.358 MW. Năm 2009 sản lượng điện tăng thêm là 2.739 MW và năm 2010 sản lượng điện tăng thêm là 4.747 MW. 

Do đặc thù của ngành điện, các công việc, dự án đòi hỏi mức vốn cao, trong khi vốn cổ phần của EVN cuối năm 2007 là khoảng 56.000 nghìn tỷ đồng. Do đó, nhu cầu vốn đầu tư là rất cấp thiết. Riêng năm 2007, tổng nhu cầu vốn đầu tư của Tập đoàn là 39,043 nghìn tỷ đồng, bao gồm 34,143 nghìn tỷ đồng đầu tư mới để xử lý nợ. Vốn vay cả gốc và lãi là 4.900 tỷ đồng. Năm 2008 tổng vốn đầu tư của tập đoàn là 47.637 tỷ đồng, trong đó đầu tư mới là 41.484 tỷ đồng, trả nợ vay cả gốc và lãi là 6.153.000 triệu đồng.

Tập đoàn cân đối vốn đầu tư từ các nguồn: khấu hao 11.000 triệu đồng. Thu nhập đầu tư từ việc cổ phần hóa là 6,550 tỷ đồng, kinh phí đã bố trí (tái định cư và đền bù) là 792 tỷ đồng, nợ vay 29,295 tỷ đồng.

Tính riêng năm 2007, EVN dự kiến ​​lỗ khoảng 4,5 tỷ đồng từ việc mua điện từ các công ty đại chúng và các nhà máy điện (bao gồm cả điện nhập khẩu) với giá mua cao, mức này cao hơn nhiều so với giá bán buôn điện.

Cơ hội đầu tư 

Riêng giai đoạn từ năm 2011-2015, EVN đã đầu tư 25 dự án với tổng công suất 27.545 MW. Tổng nhu cầu đầu tư của EVN trong các năm 2008-2015 là khoảng 780 tỷ đồng. Ngoài vốn chủ sở hữu, EVN và các đơn vị thành viên cần thêm 480 tỷ đồng để đầu tư vào các dự án năng lượng. 

Để bảo toàn nguồn vốn này, EVN đã đề xuất nhiều giải pháp huy động vốn lên Chính phủ để đảm bảo từng dự án theo kịp tiến độ, đồng thời nhà đầu tư nước ngoài có thể mang lại tối đa 30% vốn bằng cách tiếp tục hợp tác với các đối tác theo nguyên tắc tỷ lệ sở hữu đa số trên 50% tại EVN. Cùng với đó EVN được lựa chọn và quyết định các cổ đông, cho phép tham gia cổ phần tại tất cả các công ty điện lực, bán 49% vốn để huy động vốn tối đa của công ty và bán 49% cổ phần tại một số nhà máy điện công suất thấp. Tại cuộc họp giữa Thủ tướng và các tập đoàn, tổng công ty mới đây, EVN kiến nghị Chính phủ ban hành cơ chế giá điện tự điều chỉnh theo các nhân tố đầu vào và theo thị trường điện, biểu giá bán lẻ điện theo hướng giá bán lẻ điện khác nhau trên các địa bàn khác nhau.

Trong những phương thức huy động vốn đầu tư, EVN lựa chọn phương án thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia phát triển điện lực và phát triển thị trường điện. Theo đó EVN đang phối hợp xây dựng tổ hợp nhà máy điện Cà Mau và các dự án điện Ô Môn và Nhơn Trạch với PetroVietnam. EVN từ 14% tổng sản lượng được đưa vào lưới điện quốc gia năm 2006, các nhà cung cấp điện khác ngoài EVN sẽ tăng trưởng lên 33% vào năm 2010. Cùng đó bản thân chính các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng muốn tham gia đầu tư vào ngành điện nhiều hơn. 

Xem thêm:

Như vậy vừa rồi là những thông tin về các Công ty trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng như đánh giá nhận định về việc đầu tư vào ngành điện ở nước ta hiện nay. Hy vọng bài viết mà Daututietkiem.vn chia sẻ bạn có thể biết thêm thông tin về thị trường cũng như lựa chọn cơ hội đầu tư cổ phiếu đúng đắn cho bản thân trong ngành này. 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC