Mã cổ phiếu POW – Nhận định trong việc đầu tư 

0
Cổ phiếu

Đôi nét về Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam 

Đôi nét về Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

Đôi nét về Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (hay được gọi với cái tên PV Power) tiền thân là Công ty TNHH MTV trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Được thành lập năm 2007 với số vốn điều lệ là  23.418.716.000.000 đồng. 

Hiện nay Công ty đang quản lý và vận hành 7 nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt là 4,205 MW, bao gồm điện khí, than và thủy điện. 

Thông tin về mã cổ phiếu POW 

Ngày 14/1/2019, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE), với khối lượng cổ phiếu được niêm yết hơn 2,34 tỷ cổ phiếu và mã giao dịch là POW. 

Giá tham chiếu trong ngày đầu tiên giao dịch là 14.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức vốn hóa thị trường gần 35.000 tỷ đồng. Biên độ giao dịch là ±20%, kết thúc phiên giao dịch trong ngày đầu trên sàn HOSE, POW ghi nhận với giá 15.600 đồng/cổ phiếu. 

Và ở thời điểm ghi bài (ngày 8/12/2021), cổ phiếu POW ở mức giá 15.100 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch trong ngày là 41,633,300. 

Thông tin về cổ phiếu POW

Thông tin về cổ phiếu POW

Tình hình kinh doanh 

Trong quý III/2021, POW công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận tăng 359% so với cùng kỳ đạt mức 483 tỷ đồng, cùng với đó doanh thu thuần là 5,343 tỷ đồng (giảm 4,8% so với cùng kỳ). 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần là 20,967 tỷ đồng (giam 3,8% so với cùng kỳ), lợi nhuận thuần là 1,842 tỷ đồng (tăng 41,4% so với cùng kỳ). 

Sản lượng tiêu thụ điện của POW trong quý III/2021

Trong quý III/2021, sản lượng điện tiêu thụ của POW là 2.734 triệu kWh (giảm 34,9% so với cùng kỳ), nguyên nhân do công ty khống bán điện trên thị trường cạnh tranh mà chỉ bán theo hợp đồng cho EVN

Trong quý III/2021, sản lượng điện tiêu thụ của POW là 2,734 triệu kWh (giảm 34,9% so với cùng kỳ), do công ty không bán điện trên thị trường cạnh tranh mà chỉ bán điện cho EVN theo hợp đồng. Giá bán điện bình quân đạt 1.954 đồng/kWh, tăng 46,3% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận gộp trên đơn vị đạt 308 đồng/kWh, tăng 136,6% so với cùng kỳ. Đối với các đơn vị phát điện, EVN không chỉ thanh toán sản lượng điện theo hợp đồng mà còn chi trả cho công suất khả dụng của từng hệ thống. Do đó, giá bán và lợi nhuận gộp của sản xuất theo hợp đồng luôn ở mức thấp, trong khi đó do ảnh hưởng của các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội toàn quốc vào tháng 3 năm 2021, nhu cầu sử dụng điện rất thấp, do đó giá điện trên thị trường đang cạnh tranh thấp hơn giá thành sản xuất của nhiều nhà máy nhiệt điện. Chỉ các nhà máy thủy điện có chi phí vận hành tháp mới chủ động bán điện trên thị trường cạnh tranh vào quý 3/2021. 

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, sản lượng tiêu thụ là 12,206 triệu kWh (giảm 19,2% so với cùng kỳ). Giá bán điện bình quân là 1.705đồng/kWh (tăng 20,6% so với năm trước). Giá bán tăng chủ yếu do giá khí đốt tự nhiên đối với nhà máy nhiệt điện tăng 38% và giá bán than đối với nhà máy nhiệt điện than POW tăng 5%. Lợi nhuận gộp trên đơn vị điện đạt 234 đồng/kWh (cùng kỳ tăng 22,8%).

Có nên mua cổ phiếu POW không?

Với kết quả kinh doanh và dự báo trong năm tới, thì về phần lợi nhuận trong năm 2022 sẽ được phục hồi mạnh nhờ vào quá trình Việt Nam chuyển đổi sang điện LNG trong năm tới. Tuy nhiên vẫn phải cân nhắc thêm bởi vẫn có một vài trường hợp rủi ro đối với dự báo như: 

– Phương pháp kế toán của Hợp đồng mua bán điện (PPA) cho nhà máy điện Cà Mau 1 và 2 được áp dụng từ hồi tháng 7 năm 2021 và đến ngày ký hợp đồng chính thức. 

– Khoản bồi thường bảo hiểm cho tình tranh gián đoạn kinh doanh của Vũng Áng 1 phải trả trong năm 2022. 

Theo phía công ty chứng khoán HSC dự báo, thì giá mục tiêu khi sau khi cập nhật mô hình định giá từ giữa năm 2022 đến cuối năm 2022 sẽ tăng. HSC giảm dự báo mức lợi nhuận sau thuế sau lợi ích  CĐTS năm 2021 là 15% và năm 2022 là 14%, do vấn đề kỹ thuật tại nhà máy nhiệt điện Vũng Áng vào năm 2021 cùng với sự phục hồi yếu hơn tại Nhơn Trạch 1 trong năm 2022.

Trong năm 2022 lợi nhuận sau thuế sau lợi ích CĐTS tăng 26% YoY, chủ yếu do sản lượng điện thương phẩm tăng khoảng 30%, tương ứng với mức 85% so với lúc trước khi diễn ra đại dịch vào năm 2019. 

Lợi nhuận sau thuế sau lợi ích CĐTS được kỳ vọng sẽ phục hồi với tốc độ tăng trưởng kép trong năm 2021 đến 2025 sẽ đạt 19%, cơ sở này dựa trên kỳ vọng khắc phục được sự cố Vũng Áng và lợi nhuận bồi thường bảo hiểm vào năm 2022. Sản lượng điện hợp đồng của Nhơn Trạch 1 sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2023 và lợi nhuận đóng góp từ Nhơn Trạch 3 và 4 lần lượt vào năm 2024, 2025. 

Như vậy theo đánh giá về cổ phiếu POW hiện nay thì phía HSC nâng mức giá mục tiêu lên 2%, đặc biệt nhận định đây là cơ hội đầu tư, cùng với đó tin rằng trogn quý IV/2021 và năm 2022 sau khi các biện pháp phong tỏa giãn cách xã hội được gỡ bỏ thì dự báo lợi nhuận của mã cổ phiếu sẽ tăng mạnh. 

Xem thêm:

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC