Tình hình cổ phiếu TTF hiện nay ra sao? Có nên đầu tư hay không? 

0
Cổ phiếu

Thông tin về Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành

Thông tin về Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành

Thông tin về Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành

Năm 1993, Công ty tư nhân chế biến gỗ xuất khẩu Trường Thành được thành lập tại Đắk Lắk, nay chuyển thành Công ty cổ phần Trường Thành, gọi tắt là TTDL 1. Năm 2000, Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành thành lập tại Thành Bình Chuẩn, Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Năm 2003 chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, tháng 11/2007 chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành.

Ngành nghề kinh doanh: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoại thất, các loại ván sàn gỗ, sản phẩm khác như gỗ xẻ S4S, các chi tiết nhỏ bằng gỗ,…

Thông tin về cổ phiếu TTF của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành

Ngày giao dịch đầu tiên: 18/02/2008

Giá đóng cửa phiên GD đầu tiên (nghìn đồng): 70.0

Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu: 15,000,000

Tình hình cổ phiếu TTF hiện nay ra sao?

Cổ phiếu TTF hiện nay nằm trong danh sách 65 cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ (cắt margin) trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) trong quý 1/2023. Sàn HOSE đang duy trì trạng thái cảnh báo đối với các hoạt động của TTF theo nghị quyết số 253/QĐ-SGDHCM ngày 19/04/2022 của HOSE. 

Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/06/2022 là âm 3.041,7 tỷ đồng, căn cứ theo Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2022. Cổ phiếu chưa tuân thủ quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31 tháng 03 năm 2022 của Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Tình hình cổ phiếu TTF hiện nay

Tình hình cổ phiếu TTF hiện nay

Tình hình kinh doanh của TTF trong năm 2022

Tình hình kinh doanh trong quý 3 của TTF đạt 356,9 tỷ đồng, có mức tăng nhẹ 4,3% so với cùng kỳ tuy nhiên lại có sự sụt giảm so với mức 624,4 tỷ trong quý 2. Do hai quý đầu năm tăng trưởng khả quan nên doanh thu lũy kế 9 tháng của TTF vẫn tăng trưởng khá tốt với trên 38.8% so với cùng kỳ năm 2021. Giá vốn hàng bán trong 9 tháng đầu năm 2022 là 1.287 tỷ đồng, mức tăng khá mạnh 45,2% vậy nên lợi nhuận gộp chỉ đạt 228,8 tỷ đồng, có phần tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2021. 

Giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn doanh thu nên tỷ suất lợi nhuận trên lợi nhuận gộp 9 tháng của TTF giảm xuống 15,1% so với mức 18,8% cùng kỳ. Hoạt động tài chính của TTF mang lại 25 tỷ đồng doanh thu trong 9 tháng đầu năm, tăng 69,7%, trong khi chi phí tài chính tăng mạnh hơn +81,7 so với cùng kỳ (chủ yếu do chi phí lãi vay tăng cao). Lũy kế 9 tháng chi phí bán hàng duy trì khá tốt, chỉ tăng 1,1% so với cùng kỳ, ở mức tăng của doanh thu. 

Sau khi trừ các khoản chi phí, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh chính của TTF lỗ lần lượt là 1,8 tỷ đồng trong quý III và 14,5 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Chính lợi nhuận từ các hoạt động khác (công ty cũng không công bố rõ trong BCTC) đã giúp TTF tránh lỗ và đạt lợi nhuận sau thuế khá khiêm tốn (quý 3 là 2,7 tỷ USD, lũy kế 9 tháng 7,2 tỷ USD). Do đó, tỷ suất lợi nhuận ròng cũng rất mỏng, chỉ 0,48% trong ba quý đầu năm 2022.

Tình hình tài chính 

Tổng tài sản của TTF đạt 3.051 tỷ đồng vào cuối quý III, tăng nhẹ 7,5% so với đầu năm. Các vị trí có mức tăng mạnh nhất so với đầu năm là tài sản tài chính dài hạn (tăng 392% chủ yếu nhờ cổ phần trong công ty liên doanh, liên kết tăng mạnh) và tài sản tài chính ngắn hạn (tăng 147%, với chủ yếu là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn). Tuy nhiên hàng tồn ở cuối quý 3 giảm 21% so với đầu năm ở mức 737 tỷ đồng. Về cơ cấu, tài sản của TTF chủ yếu là tài sản ngắn hạn (chiếm hơn 65%), trong đó hàng tồn kho và phải thu khách hàng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, lần lượt là 24,2% và 21,5%. Tài sản cố định cũng chiếm tỷ trọng đáng kể với mức 12,2%, cùng với đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng chiếm tỷ trọng gần 12% tổng tài sản sau khi tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm.

Về nguồn vốn, tổng nợ của TTF đến cuối quý 3 là 2.588 tỷ đồng, tăng 8,6% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng rất cao lên đến 85% tổng nguồn vốn, tuy nhiên nợ của TTF chủ yếu là khoản nợ thương mại như phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, phần còn lại vay ngân hàng chỉ 60 tỷ đồng vào cuối quý III. Một điểm đáng chú ý đó là khoản người mua trả tiền trước dài hạn lên tới 1.032 tỷ đồng (chiếm gần 34% tổng nguồn vốn). Đây là khoản đặt cọc của Vinhomes để mua các sản phẩm của TTF, tuy nhiên TTF vẫn phải trả lãi cho Vinhomes đối với khoản đặt cọc này. Tại thời điểm cuối quý III, quy mô vốn của TTF chỉ đạt 462 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,5% so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu của công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi khoản lỗ lũy kế lên tới 3.039 tỷ đồng từ lịch sử hoạt động kém hiệu quả ở những năm trước đây. 

Tình hình dòng tiền

Tổng lưu chuyển dòng tiền thuần trong 9 tháng đầu năm 2022 của doanh nghiệp ở mức 9,7 tỷ đồng, số dư tiền và tương đương tiền cuối quý III đạt 253,2 tỷ đồng (tăng 4% so với đầu năm). Về cơ cấu dòng tiền, mặc dù kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm của TTF không quá là khả quan thế nhưng hoạt động kinh doanh của công ty vẫn tạo ra dòng tiền khá tốt với 268,5 tỷ đồng so với mức âm 96,8 tỷ của cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu do lượng tiền công ty mua bán từ đối tác tăng (các khoản trả phải tăng), cùng với giá trị hàng tồn kho của TTF giảm mạnh kể từ đầu năm.

Nhìn chung, kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng đầu năm 2022 của TTF không mấy khả quan. Điểm sáng duy nhất là việc doanh thu lũy kế 9 tháng của TTF có sự cải thiện đáng kể tăng 39% so với cùng kỳ. Thế nhưng, những chi phí như vật liệu, quản lý doanh nghiệp hay lãi vay tăng khiến kết quả hoạt động kinh doanh của TTF ở mức âm. Công ty chỉ thoát lỗ và lãi nhẹ sau khi cộng thêm thu nhập từ các hoạt động khác. Đến cuối quý III vẫn còn nhiều vấn đề và rủi ro. Tỷ lệ nợ phải trả của công ty lên tới 80% tổng tài sản. Mặc dù tổng số nợ phải trả của công ty thì vay ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp, thay vào đó là các khoản phải trả thương mại, tuy nhiên áp lực về khả năng thanh khoản vẫn sẽ lớn khi các khoản nợ đến hạn trả. Ngoài ra, số lỗ lũy kế lên đến hơn 3.000 tỷ đồng khiến cho vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chỉ còn lại 462 tỷ đồng, điều này có thể hạn chế khả năng tiếp cận thêm nguồn vốn từ tín dụng. 

Trên đây là những thông tin về cổ phiếu TTF cũng như tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2022. Hy vọng tìm hiểu vừa rồi có thể giúp nhà đầu tư nắm được tình hình về mã cổ phiếu TTF này. Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào đến vấn đề đầu tư cổ phiếu hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé. 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC