Mã cổ phiếu ngành điện lực có nên đầu tư hay không?

0
Cổ phiếu

Tình trạng ngành điện lực hiện nay

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong năm 2021 sản lượng tiêu thụ trên toàn quốc đã tăng đáng kể. Theo đó có những thời điểm iểm công suất tiêu thụ đạt đỉnh với sản lượng điện tiêu thụ toàn quốc là 42.146 MW, trong ngày 21/6/2021. Sản lượng điện thương phẩm tháng 8/2021 ước tính đạt 19,2 tỷ kWh, lũy kế 8 tháng đạt 151,49 tỷ kWh, tăng 6,4% so với cùng kỳ. Lượng điện tiêu thụ tại miền Bắc, miền Trung tăng trưởng cao do các đợt nắng nóng với công suất đỉnh đạt 21.782 MW. Tuy nhiên ở khu vực miền Nam lại sụt giảm kể từ khi thành phố có lệnh giãn cách xã hội từ chính phủ. 

Tình hình ngành điện lực Việt Nam hiện nay

Tình hình ngành điện lực Việt Nam hiện nay

Báo cáo từ tập đoàn điện lực Việt Nam từ EVN cho biết, lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, nhiệt điện khí huy động chỉ chiếm khoảng 11,4% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống, huy động điện than chiếm 49,2%, huy động thủy điện vẫn tiếp tục đà tăng từ quý I/2021 và tăng khoảng 20% so với cùng kỳ 2020, chiếm hơn 26% tổng sản lượng điện huy động.

Theo Bộ Công Thương, hình hình tiêu thụ điện năng ngày tăng, công suất dự phòng điện trên toàn quốc là một thách thức đối với ngành điện. Nếu xét các nguồn năng lượng năng lượng tái tạo thì khả năng cung ứng điện vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên nếu không tính đến hệ thống điện miền Bắc và miền Nam sẽ thiếu công suất dự phòng, đặc biệt là vào những buổi tối khi không có hệ thống lưu trữ điện mặt trời. Điều này đã khiến ngành điện phải tăng số lần khởi động các tổ máy thủy điện và nhiệt điện để đảm bảo nguồn cung. Bên cạnh đó sự gia tăng của năng lượng tái tạo đã khiến cho các nhà máy điện than, khí thải phải giảm công suất để nhường cho hoạt động từ các nguồn năng lượng tái tạo. 

Để đảm bảo nguồn cung ứng điện, trong giai đoạn năm 2021-2025, Bộ Công Thương đã chỉ đạo xem xét cơ chế phù hợp hơn đối với các nguồn năng lượng tái tạo, cùng với đó đẩy nhanh tiến độ các nhà máy điện hóa lỏng. Bởi đây cũng là mảng phát triển trọng tâm của Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 trong dự án nhiệt điện với tổng công suất 1.500 MW, dự án sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và dự kiến bắt đầu vận hành trong giai đoạn 2023-2024. 

Xem thêm: Cổ phiếu nhóm ngành cảng biển? Nhận định trong việc đầu tư

Danh sách các mã cổ phiếu điện lực niêm yết trên sàn HOSE 

BTP – CTCP Nhiệt điện Bà Rịa

CHP – CTCP Thủy điện Miền Trung

CNG – CTCP CNG Việt Nam

DRL – CTCP Thủy điện – Điện Lực 3

KHP – CTCP Điện lực Khánh Hòa

NT2 – CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2

PGC – Tổng Công ty Gas Petrolimex – CTCP

PGD – CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam

POW – Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP

PPC – CTCP Nhiệt điện Phả Lại

S4A – CTCP Thủy điện Sê San 4A

SBA – CTCP Sông Ba

SHP – CTCP Thủy điện Miền Nam

SJD – CTCP Thủy điện Cần Đơn

TBC – CTCP Thủy điện Thác Bà

TMP – CTCP Thủy điện Thác Mơ

VPD – CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam

VSH – CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Danh sách các mã cổ phiếu điện lực niêm yết trên sàn HNX 

CJC – CTCP Cơ điện Miền Trung

DTK – Tổng Công ty Điện lực TKV – CTCP

HJS – CTCP Thủy điện Nậm Mu

NBP – CTCP Nhiệt điện Ninh Bình

PCG – CTCP Đầu tư Phát triển Gas Đô thị

PGS – CTCP Kinh doanh Khí Miền Nam

PIC – CTCP Đầu tư Điện lực 3

PPE – CTCP Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam

PPS – CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam

PVG – CTCP Kinh doanh LPG Việt Nam

SEB – CTCP Đầu tư và Phát triển Điện Miền Trung

Danh sách các mã cổ phiếu điện lực niêm yết trên sàn Upcom

DNH –  CTCP Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi

EAD – CTCP Thủy điện Điện lực Đắk Lắk

EIC – CTCP EVN Quốc tế

GHC – CTCP Thủy điện Gia Lai

GSM – CTCP Thủy điện Hương Sơn

HND – CTCP Nhiệt điện Hải Phòng

HPD – CTCP Thủy điện ĐăK Đoa

ISH – CTCP Thủy điện Srok Phu Miêng IDICO

ND2 – CTCP Đầu tư và Phát triển Điện Miền Bắc 2

PEC – CTCP Cơ khí Điện lực

QPH – CTCP Thủy điện Quế Phong

QTP – CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh

SP2 – CTCP Thủy điện Sử Pán 2

TDB – CTCP Thủy điện Định Bình

UEM – CTCP Cơ điện Uông Bí – Vinacomin

Các mã cổ phiếu ngành điện lực nên đầu tư năm 2022

HNA – Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na 

Mã cổ phiếu HNA - Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na

Mã cổ phiếu HNA – Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na

Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na được thành lập bởi 2 cổ đông sáng lập là Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA) và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), công ty được thành lập ngày 16/5/2007. Ngoài các công ty sáng lập ra Thủy điện Hủa Na còn có các cổ đông góp vốn khác là Ngân hàng Thương Mại cổ phần Quân đội (MB), Công ty cổ phần Lilama 10, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn( SCB), Công ty Cổ phần Đầu tư và Tài chính (FIC), Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Dầu khí Việt Nam.

Dự án thủy điện Hủa Na hiện đang giải quyết các vấn đề điện cho tỉnh Nghệ An, đây là dự án án nằm trong chương trình trọng điểm phát triển kinh tế xã hội, an ninh năng lượng của quốc gia và tỉnh Nghệ An. Công ty hoạt động với công suất lớn, vị trí thuận lợi và phát triển công suất cao mỗi năm. 

Thông tin cổ phiếu

  • Sàn niêm yết: Upcom
  • Mã cổ phiếu: HNA
  • Nhóm ngành: Điện năng
  • Vốn điều lệ: 2,352,322,100,000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 235,232,210 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 235,232,210 cổ phiếu

VSH – Cổ phiếu công ty thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Mã cổ phiếu VSH - Cổ phiếu công ty thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Mã cổ phiếu VSH – Cổ phiếu công ty thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Công ty thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh tiền thân là Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn trực thuộc Công ty Điện Lực III. Công ty được xây dựng ngày 15/9/1991, và bắt đầu đi vào sản xuất và hòa lưới điện quốc gia ngày 04/12/1994. 

Năm 1999 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống điện và tận dụng kinh nghiệm tích lũy trong việc quản lý vận hành nhà máy điện của đội ngũ quản lý của Nhà máy Vĩnh Sơn, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn quản lý và vận hành dự án Nhà máy Thuỷ điện Sông Hinh.

Vào năm 2006, Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE với mã giao dịch VSH, hiện nay cổ phiếu đang được giao dịch với mức giá 28.900 đồng/cổ phiếu, với khối lượng 11.000 cổ phiếu/ngày. Hoạt động chia cổ tức của công ty cũng khá đều đặn và đa phần là chia bằng tiền mặt, như vậy với đánh giá chung thì cổ phiếu VSH có tiền năng và hoạt động kinh doanh của công ty cũng khá tốt. 

Đặc biệt doanh nghiệp này đã từng lỗ đến 2 tỷ đồng trong quý II năm 2020 thì sang năm 2021 lại ghi nhận lãi 135 tỷ. Kéo theo 6 tháng đầu năm đạt 236 tỷ đồng (tăng hơn 7.539%). Như vậy tuy chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh thế nhưng tình hình kinh doanh của VSH vẫn ghi nhận tốt, giữ được phong độ tăng trưởng. 

Thông tin niêm yết 

  • Sàn niêm yết: Hose
  • Mã chứng khoán: VSH
  • Nhóm ngành: Thủy điện
  • Vốn điều lệ: 2,362,412,460,000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 236,241,246 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 236,241,246 cổ phiếu

REE – Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh 

Mã cổ phiếu REE -Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh

Mã cổ phiếu REE – Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh

Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh được được thành lập từ năm 1977 với tên gọi ban đầu là Xí Nghiệp quốc doanh cơ điện lạnh thuộc sở hữu Nhà nước. Công ty là một trong những lĩnh vực chính như dịch vụ cơ điện công trình (M&E), chuyển sản xuất, lắp ráp và kinh doanh hệ thống điều hòa không khí thương hiệu Reetech, ngoài ra còn phát triển, quản lý bất động sản, cùng cơ sở hạ tầng điện và nước. 

Ngày 28/07/2000, Công ty bắt đầu niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch Tp. Hồ Chí Minh với mã giao dịch REE. Trong ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu REE ghi nhận với giá 16.000 đồng/cổ phiếu. 

Và sau 20 năm cổ phiếu tiếp tục niêm yết thêm. vào ngày 12/11/2020, công ty tiếp tục niêm yết cổ phiếu. Trong ngày giao dịch này REE ghi nhận vi giá đóng cửa là 44.500 đồng, đây là mức cao nhất trong lịch sử cổ phiếu sau hơn 20 năm niêm yết trên sàn chứng khoán. 

REE vốn nằm trong top 30 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường (tại thời điểm ngày 31/12/2020, giá trị vốn hóa của REE ghi nhận là 15.176 tỷ đồng). 

Hiện nay cổ phiếu REE đang giao dịch trên thị trường với mức giá 65.600 đồng/cổ phiếu. Đây có thể nói là mức giá tương đối cao. Xét về độ tăng trưởng của cổ phiếu thì REE được đánh giá là có tiềm năng và đây cũng xem là cổ phiếu an toàn trên thị trường. Công ty hiện đứng đầu về cung cấp thiết bị máy móc công trình điện lực thì trong tương lai tới khi các dự án mới cũng như các công trình về điện tái tạo thì lợi thế đối với công ty này là rất lớn, nên vẫn có nhiều kỳ vọng cho cổ phiếu công ty này.

Thông tin cổ phiếu

  • Mã cổ phiếu: REE
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Nhóm ngành: Cơ khí Lắp máy
  • Vốn điều lệ: 3,100,588,410,000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 310,058,841 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 309,050,926 cổ phiếu

Xem thêm: Nhận định về mã cổ phiếu REE có nên đầu tư hay không?

QTP – Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh 

Mã cổ phiếu QTP - Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh

Mã cổ phiếu QTP – Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh được chính phủ cho phép thành lập vào ngày 04/02/2002 dựa trên thông báo số 20/VPCP-TB dưới hình thức công ty cổ phần với các cổ đông sáng lập gồm Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Than Việt Nam, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam và các doanh nghiệp khác có năng lực về vốn tham gia thực hiện dự án.

Nhiệt điện Quảng Ninh là một trong những cái tên được đánh giá cao về cổ phiếu ngành điện hiện nay. Cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn giao dịch Upcom từ năm 2017, và đến nay đã có 2 đợt chia cổ tức cho cổ đông. 

Trong năm 2021, hoạt động kinh doanh của QTP ổn định, dòng tiền gửi có kỳ hạn đã làm gia tăng doanh thu tài chính của công ty. vào quý II/2021, công ty ghi nhận 4.265 tỷ đồng doanh thu trong nửa đầu năm, lãi sau thuế hơn 310 tỷ đồng tăng gấp 15 lần so với nửa đầu năm ngoái. Với xu hướng khan hiếm về nguồn khí đốt tự nhiên như hiện nay thì cổ phiếu của QTP sẽ có cơ hội bởi công ty sẽ tăng mạnh trong mảng xuất khẩu. 

Thông tin niêm yết 

  • Sàn niêm yết: Upcom
  • Mã cổ phiếu: QTP 
  • Nhóm ngành: Truyền tải và phân phối điện năng
  • Vốn điều lệ: 4,500,000,000,000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 450,000,000 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 450,000,000 cổ phiếu

POW – Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam 

Mã cổ phiếu POW - Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

Mã cổ phiếu POW – Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (hay được gọi với cái tên PV Power) tiền thân là Công ty TNHH MTV trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Được thành lập năm 2007 với số vốn điều lệ là 23.418.716.000.000 đồng. 

Hiện nay Công ty đang quản lý và vận hành 7 nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt là 4,205 MW, bao gồm điện khí, than và thủy điện. Công ty có nhiều dự án trọng điểm như Nhà máy Thủy điện Hủa Na, Nhà máy Điện Nhơn Trạch 2, Nhà máy Phong điện Phú Quý… với tiềm lực mạnh, sở hữu tổng dự án lớn của cả nước nên đây là mã cổ phiếu an toàn cho nhiều nhà đầu tư ngành điện.

Ngày 14/1/2019, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE), với khối lượng cổ phiếu được niêm yết hơn 2,34 tỷ cổ phiếu và mã giao dịch là POW. 

Giá tham chiếu trong ngày đầu tiên giao dịch là 14.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức vốn hóa thị trường gần 35.000 tỷ đồng. Biên độ giao dịch là ±20%, kết thúc phiên giao dịch trong ngày đầu trên sàn HOSE, POW ghi nhận với giá 15.600 đồng/cổ phiếu. 

Hiện tại giá cổ phiếu đang giao dịch ở mức 16.650 đồng/cổ phiếu, nếu xét về tổng thể thì cổ phiếu này là cơ hội cho các nhà đầu tư khi đầu tư dài hạn. Trong năm quý III/2021 POW công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận tăng 359% so với cùng kỳ đạt mức 483 tỷ đồng, cùng với đó doanh thu thuần là 5,343 tỷ đồng (giảm 4,8% so với cùng kỳ). 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần là 20,967 tỷ đồng (giam 3,8% so với cùng kỳ), lợi nhuận thuần là 1,842 tỷ đồng (tăng 41,4% so với cùng kỳ). 

Thông tin cơ bản

  • Nhóm ngành: Phát triển điện năng
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Mã cổ phiếu: POW
  • Vốn điều lệ: 23,418,716,000,000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 2,341,871,600 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 2,341,871,600 cổ phiếu

PC1 – Công ty cổ phần Xây lắp điện 1

Mã cổ phiếu PC1 - Công ty cổ phần Xây lắp điện 1

Mã cổ phiếu PC1 – Công ty cổ phần Xây lắp điện 1

Công ty Cổ phần xây lắp điện được thành lập vào ngày 2/3/1963, trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển với nhiệm vụ ban đầu là xây lắp các công trình truyền tải điện quốc gia, Công ty Cổ phần xây lắp điện I (PCC1) hiện nay đã chứng tỏ năng lực của mình trong một số các lĩnh vực kinh tế khác nhau và xếp hạng thứ 185 trong TOP 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam với quy mô hơn 20 đơn vị thành viên và đạt doanh thu trên 3000 tỷ đồng.

Hiện nay hoạt động kinh doanh chính của công ty là xây lắp điện mà còn mở rộng sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đầu tư năng lượng, đầu tư bất động sản, tư vấn và dịch vụ.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Xây dựng chuyên biệt

Vốn điều lệ: 2,351,602,450,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 235,159,649 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 235,159,649 cổ phiếu

GEG – công ty cổ phần Điện Gia Lai

Mã cổ phiếu GEG - công ty cổ phần Điện Gia Lai

Mã cổ phiếu GEG – công ty cổ phần Điện Gia Lai

Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEG) được thành lập vào tháng 6 năm 1989 với vốn điều lệ 3.037 tỷ đồng, tiền thần là Công ty Thủy Điện Gia Lai – Kon Tum trực thuộc UBND tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Hoạt động kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng. Trải qua hơn 30 năm thay đổi và phát triển, hiện tại GEC đang sở hữu trực tiếp và gián tiếp 14 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, 2 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 168 MW. 

Vào năm 2010, công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Công ty đã trực tiếp đầu tư và góp vốn đầu tư xây dựng 15 nhà máy thủy điện với tổng công suất hơn 84.5 MW.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Phát triển điện năng

Vốn điều lệ: 2,982,927,060,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 303,715,526 cổ phiếu 

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 303,716,210 cổ phiếu

Xem thêm: Nhận định về cổ phiếu ELC có nên đầu tư hay không?

Có nên đầu tư vào cổ phiếu ngành điện lực không? 

Đối với nhóm ngành điện lực đây là một ngành đóng vai trò chủ chốt, là nguồn cung ứng điện chính cho cả nước vậy nên hoạt động kinh doanh của ngành này luôn trong trạng thái ổn định. 

Ngành điện lực chủ yếu nhờ vào điều kiện bên ngoài, cụ thể từ năng lượng tự nhiên như nước, gió năng lượng mặt trời, đây là một ngành liên quan đến nhà nước và chủ yếu là phục vụ cho người dân, các sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành này là nhu cầu thiết yếu hiện nay đối với các ngành khác, đặc biệt là khai thác và sản xuất.

Cơ hội đầu tư trong ngành điện lực 

Kinh tế đang dần được hồi phục trở lại
Sau nhiều tháng ngừng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đặc biệt các hoạt động sản xuất ở khu vực phía Nam nước ta bị ngưng trệ khiến cho hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp đóng băng. Tuy nhiên độ khoảng tháng 10/2021 trở đi, mọi hoạt động đang dần được nới lỏng do tình hình kiểm soát dịch đang được thắt chặt, mọi công tác tiêm vacxin đang được đẩy mạnh vậy nên đất nước đã bớt lo phần nào, hoạt động giãn cách xã hội cũng dần hủy bỏ, doanh nghiệp bắt đầu trở lại với công việc của mình. 

Điều kiện thuỷ văn thuận lợi (La Nina)

Đây là ngành phải chịu tác động lớn từ tự nhiên, thời tiết thế nên hiện tượng La Nina chính là cơ hội để có nguyên liệu tạo nên điện năng, nhiệt năng…. Tuy rằng điều kiện thời tiết thất thường sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến người dân, nhưng đối với doanh nghiệp khai thác điện lực thì lượng mưa lớn sẽ tạo ra lượng nước và gió nhiều, các nhà máy điện sẽ có nhiều năng lượng để sản xuất điện hơn. 

Phía Châu Âu đang khan hiếm khí đốt 

Ở các nước Châu Âu và nhiều nước trên thế giới hiện đang khan hiếm khí đốt, điều này chính là điều kiện để giá khí đốt tăng cao. Mọi nhu cầu tăng thì giá sẽ tăng và người có lợi nhất vẫn và các công ty khai thác và sản xuất. Với nước ta, là một nước có nguồn tài nguyên lớn đặc biệt là về khí đốt, thế nên đây sẽ là cơ hội lớn cho nước ta. Bên cạnh đó thì cũng đi kèm với nhiều thách thức vì phải theo kịp xu hướng, nếu không doanh nghiệp trong ngành có thể sẽ đứng trước bờ vực phá sản. 

Thị trường Trung Quốc thiếu hụt điện 

Việc Trung Quốc thiếu hụt điện có thể sẽ ảnh hưởng đến các vùng lân cận. Vậy nên cơ hội để nước ta xuất khẩu điện và các thiết bị điện lực sang Trung Quốc sẽ là hướng đi chủ đạo của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, hơn nữa đây là cơ hội để có thể xuất khẩu các loại khí đốt, điện, năng lượng sạch…

Như vậy trên đây là những thông tin về cổ phiếu ngành điện lực cũng như tình hình ngành điện Việt Nam hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nắm thêm thông tin về ngành này từ đây lựa chọn cho mình những mã cổ phiếu hợp lý để đầu tư

Xem thêm: Nhận định về cổ phiếu TV2 có nên đầu tư hay không?

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC