Danh sách mã cổ phiếu ngành hóa chất tiềm năng nên đầu tư năm 2022

0
Cổ phiếu

Tình hình kinh doanh các công ty trong ngành hóa chất trong năm 2021

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Việt Nam ghi nhận mức nhập siêu 1,7 tỷ USD trong tháng 7, đây là mức cao thứ 2 tính từ đầu năm (sau mức nhập siêu trong tháng 5/2021) do xuất khẩu giảm mạnh đối với khối doanh nghiệp trong nước và chậm lại ở khối FDI. Xuất khẩu vẫn tăng trưởng nhưng cũng bị chững lại do COVID-19, các nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn trong việc xuất khẩu bị chậm lại trong tháng 7 như điện thoại, linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử linh kiện. 

Tuy nhiên vẫn có nhóm ngành duy trì tăng trưởng xuất khẩu, trong đó nổi bật nhất là lĩnh vực hóa chất. Trên thị trường nhiều doanh nghiệp hóa chất ghi nhận doanh thu tích cực trong quý II/2021 cụ thể như: 

CTCP Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) gây ấn tượng nhất khi doanh thu thuần riêng quý II/2021 đạt 2.039 tỷ đồng, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Khấu trừ các chi phí và thuế, lãi sau thuế DGC là 333 tỷ đồng, tăng 23,7%. DGC cho hay việc đổi mới công nghệ sản xuất đã giúp công ty tiết giảm được chi phí điện năng, nguyên liệu hơn so với trước đây, điều này giúp giảm giá thành sản phẩm, dẫn đến lợi nhuận tăng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, DGC ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.988 tỷ đồng (tăng 28,8%) so với nửa đầu năm 2020, lãi ròng ghi nhận 625 tỷ đồng (tăng 33,3%). 

 CTCP Hóa chất cơ bản Miền Nam (HOSE: CSV) trong năm cũng ghi nhận doanh thu tăng gần 18% trong quý II, ghi nhận đạt 401,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 9,4% lên 58,2 tỷ đồng. Tính chung trong 6 tháng đầu năm, CSV đạt hơn 697 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ròng giảm nhẹ 4%, còn gần 95 tỷ đồng. 

CTCP Hóa chất Việt Trì (HNX: HVT) lũy kế doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 344,1 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,1%. Dù vậy, nhờ khoản lợi nhuận khác gần 4,5 tỷ đồng, lãi ròng HVT tăng hơn 85% lên đến 24,8 tỷ đồng. Sau nửa đầu năm 2021, HVT đã hoàn thành lần lượt gần 43% kế hoạch doanh thu và 45% chỉ tiêu lợi nhuận.

CTCP Bột giặt NET (HNX: NET) và CTCP Bột giặt LIX (HOSE: LIX) là 2 trường hợp có kết quả kinh doanh suy giảm trong quý II/2021 và 6 tháng đầu năm.

Theo đó, tính riêng quý II/2021, doanh thu thuần NET đạt 358 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ, LNST gần 35 tỷ đồng, giảm 16,5%. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, NET đạt 740 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ so với cùng kỳ, LNST đạt 67,5 tỷ đồng, giảm gần 9% so với nửa đầu năm 2020.

Cũng tương tự LIX ghi nhận doanh thu thuần trong quý II/2021 đạt gần 657 tỷ đồng giảm 5% so với cùng kỳ, lãi sau thuế 40 tỷ đồng (giảm 16,7%) và đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất trong 9 quý gần nhất của LIX. 

Cùng với đó Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM) cho biết mảng hóa chất khởi sắc trong nửa đầu năm 2021, doanh thu tăng trưởng khoảng 70% và lợi nhuận tăng gần gấp 4 lần so cùng kỳ. Trong quý II/2021, doanh thu thuần đạt 2.931 tỷ đồng (tăng 34% so với cùng kỳ). Trừ các chi phí và thuế, lãi ròng của công ty ghi nhận đạt 684 tỷ đồng. tăng 2,3 lần. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, DPM đạt 4.877 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 26% so cùng kỳ. Lãi sau thuế 855 tỷ đồng, tăng trưởng 110% (gấp 2,1 lần). So với kế hoạch đề ra cho cả năm, DPM đã hoàn thành 59% mục tiêu doanh thu và vượt 139% chỉ tiêu lợi nhuận năm chỉ sau 6 tháng.

Xem thêm: Danh sách những mã cổ phiếu ngành tiêu dùng nên đầu tư

Danh sách các mã cổ phiếu ngành hóa chất được niêm yết trên sàn HOSE

AAA – CTCP Nhựa và môi trường xanh An Phát

BFC – CTCP phân bón Bình Điền

BRC – CTCP cao su Bến Thành

CSV – CTCP Hóa chất cơ bản miền Nam

DAG – CTCP Tập đoàn nhựa Đông Á

DCM – CTCP phân bón Dầu khí Cà Mau

DGC – CTCP Tập đoàn hóa chất Đức Giang

DPM – Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí – CTCP

DPR – CTCP cao su Đồng Phú

MCP – CTCP in và bao bì Mỹ Châu

TPC – CTCP nhựa Tân Đại Hưng

Danh sách các mã cổ phiếu ngành hóa chất được niêm yết trên sàn HNX

NFC – CTCP Phân lân Ninh Bình

DPC – CTCP nhựa Đà Nẵng

PCE – CTCP Phân bón và hóa chất dầu khí miền Trung

PBP – CTCP bao bì dầu khí Việt Nam

BBS – CTCP VICEM bao bì Bút Sơn

PMP – CTCP bao bì đạm Phú Mỹ

TPP – CTCP nhựa tân Phú

Danh sách các mã cổ phiếu ngành hóa chất được niêm yết trên sàn Upcom 

DHB – CTCP phân đạm và hóa chất Hà Bắc

HSI – CTCP vật tư tổng hợp và phân bón Hóa Sinh

BRR – CTCP cao su Bà Rịa

CDR – CTCP xây dựng cao su Đồng Nai

HKP – CTCP bao bì Hà Tiên

RTB – CTCP Cao su Tân Biên

HNP – CTCP Hanel xốp nhựa

VRG – CTCP phát triển đô thị và khu công nghiệp cao su VN

NSG – CTCP nhựa Sài Gòn

SPP – CTCP bao bì nhựa Sài Gòn

Những mã cổ phiếu ngành hóa chất tốt nên đầu tư 

DPM – Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP 

Mã cổ phiếu DPM - Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí

Mã cổ phiếu DPM – Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, tên giao dịch quốc tế là PetroVietnam Fertilizer and Chemicals Corporation (viết tắt PVFCCo). Là một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Được thành lập ngày 19/01/2004, tuy nhiên đến ngày 31/8/2007 Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi trở thành Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí và vận hành theo mô hình công ty cổ phần.

Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất kinh doanh phân bón, các sản phẩm hóa chất phục vụ ngành Dầu khí, nông nghiệp. Các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất phân bón, hóa chất khác có liên quan để phục vụ ngành nông nghiệp. Cùng với đó doanh nghiệp cũng sản xuất và kinh doanh ngành điện 

Thông tin cổ phiếu 

  • Mã cổ phiếu: DPM
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Vốn hóa thị trường: 12,131.36 tỷ đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 386.508.640 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 388.954.320 cổ phiếu

DCM – Công ty cổ phần phân bón Dầu khí Cà Mau 

Mã cổ phiếu DCM - Công ty cổ phần phân bón Dầu khí Cà Mau

Mã cổ phiếu DCM – Công ty cổ phần phân bón Dầu khí Cà Mau

Công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau hay có tên gọi tắt là PVCFC được thành lập ngày 9/3/2011. Tiền thân là Công ty Ban QLDA Cụm Khí Điện Đạm Cà Mau, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Công ty chuyên kinh doanh về lĩnh vực xuất nhập khẩu phân bón, hóa chất dầu khí, chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp với sứ mệnh phục vụ hàng triệu nông hộ bằng những dòng phân bón dinh dưỡng cao phù hợp với nhiều loại cây trồng. 

Nhờ ứng dụng thành tựu công nghệ mới trên nền tảng công nghiệp hóa dầu phần nào đã giúp công ty đạt hiệu quả kinh doanh đồng thời góp phần thay đổi diện mạo nền kinh tế nông nghiệp nước nhà theo hướng phát triển xanh bền vững. 

Thông tin cổ phiếu 

  • Mã cổ phiếu: DCM
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Vốn hóa thị trường: 11,990.91 tỷ đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 529.400.000 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 529.400.000 cổ phiếu 

BFC – Công ty cổ phần phân bón Bình Điền 

Mã cổ phiếu BFC - Công ty cổ phần phân bón Bình Điền

Mã cổ phiếu BFC – Công ty cổ phần phân bón Bình Điền

Công ty cổ phần phân bón Bình Điền được thành lập từ năm 1973, tiền thân với tên gọi là Thành Tài Phân bón Công ty (Thataco). Sau năm 1975 Thataco được chuyển giao cho nhà nước và đến năm 1976 được đổi tên thành Xí nghiệp Phân bón Bình Điền II công ty trực thuộc Công ty Phân bón Miền Nam. 

Đến ngày 6/5/2003, Xí nghiệp Phân bón Bình Điền II đã được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển thành Công ty Phân bón Bình Điền trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam, và đến năm 2011, Công ty được cổ phần hóa và có tên gọi là Công ty cổ phần phân bón Bình Điền. 

Thông tin cổ phiếu 

  • Mã cổ phiếu: BFC
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Vốn hóa thị trường: 2,098.07 tỷ đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 47.639.993
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 47.639.99

DGC – Công ty cổ phần tập đoàn Hóa chất Đức Giang 

Mã cổ phiếu DGC - Công ty cổ phần tập đoàn Hóa chất Đức Giang

Mã cổ phiếu DGC – Công ty cổ phần tập đoàn Hóa chất Đức Giang

Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang được thành lập từ năm 1963, tiền thân là Công ty Hóa chất Đức Giang là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục hóa chất Việt Nam. Từ tháng 3 năm 2004 Công ty thực hiện chuyển đổi mô hình và chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Bột giặt và hóa chất Đức Giang. 

Sau hơn 50 năm hình thành và phát triển, Công ty đã trở nên vững mạnh, nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của mình trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, góp phần xây dựng ngành công nghiệp nước nhà. 

Thông tin cổ phiếu

  • Mã cổ phiếu: DGC
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Vốn hóa thị trường: 16,851.35 tỷ đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 148.766.943 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 148.766.943 cổ phiếu

Xem thêm: Top những mã cổ phiếu ngành hàng hải tiềm năng

Có nên đầu tư cổ phiếu ngành hóa chất không 

Tiềm năng đầu tư cổ phiếu trong ngành hóa chất 

Đối với Việt Nam, ngành công nghiệp hóa chất được coi là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng cho phân bón, sơn, mực in, chất tẩy rửa,… trong khi đó, nền kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng với mục tiêu đẩy mạnh các ngành công nghiệp trong nước. Hiện tại trong nước mặc dù nhu cầu hóa chất tại Việt Nam rất cao nhưng chúng ta vẫn đang tập trung vào mảng hóa chất cơ bản như phản ứng chưng cất… Sản lượng của các quá trình này thường được tạo bởi các nguyên tố hóa học khác nhau hoặc bởi các chất hóa học được xác định rõ tính chất hóa học riêng biệt để xuất khẩu, do hóa chất sử dụng cho ngành công nghiệp không đáp ứng được nhu cầu nội địa và cạnh tranh về giá bởi các đối thủ trong và ngoài nước, đặc biệt Trung Quốc. 

Đồng thời, hệ thống máy móc kỹ thuật của ngành hóa chất hầu hết ở mức trung bình so với một số nước trong khu vực, năng suất toàn ngành chưa cao, giá trị gia tăng thấp. Kết thúc 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu hóa chất cơ bản của Việt Nam đạt 1,493 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính hóa chất của Việt Nam, chiếm 26,2% trong tổng kim ngạch.

Trong ngắn hạn, hóa chất cơ bản của Việt Nam vẫn sẽ có nhiều thuận lợi do nguyên liệu đầu vào của ngành hóa chất cơ bản có xu hướng giảm, ví dụ như do nhu cầu yếu, giá muối dự kiến ​​tiếp tục giảm, giá lưu huỳnh cũng đang giảm dần trong dài hạn do nguồn cung từ các nhà máy lọc và hóa dầu tăng.

Theo phía đánh giá của công ty chứng khoán Yuanta cho biết theo xu hướng ngắn hạn thì nhóm cổ phiếu ngành hóa chất vẫn đang duy trì ở mức tăng. Đánh giá tích cực, dòng tiền tập trung mạnh của các nhà đầu tư vào nhóm cổ phiếu này. 

Đặc biệt hơn đầu vào của cổ phiếu ngành hóa chất là điều thu hút nhà đầu tư. Vậy nên cổ phiếu trong ngành này có tiềm năng lớn và tốc độ tăng trưởng ở mức ổn định hơn so với các ngành khác. 

Những khó khăn trong việc đầu tư 

Bên cạnh những thuận lợi thì ngành hóa chất cũng đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể là nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất khan hiếm nên còn phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, từ đây dẫn đến khó có thể kiểm soát chi phí đầu vào khi giá nguyên vật liệu nhiều biến động.  

Số lượng hóa chất cơ bản niêm yết trên thị trường không phải quá nhiều, tuy nhiên để lựa chọn được mã cổ phiếu mang lại lợi nhuận tốt thì bạn nên cân nhắc trước khi đầu tư, và hơn bao giờ hết hãy nên đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. 

Xem thêm: Có nên đầu tư cổ phiếu ngành Hàng Không hiện nay?

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC