Danh sách các mã cổ phiếu ngành Hàng Không được niêm yết trên sàn chứng khoán
HVN – Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (HOSE)
ACV – Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (Upcom)
VJC – CTCP Hàng không Vietjet (HOSE)
NAS – CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (Upcom)
NCS – CTCP Suất ăn Hàng không Nội Bài (Upcom)
NCT – CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (HOSE)
MAS – CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng (HNX)
SGN – CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (HOSE)
BAV – CTCP Hàng không Tre Việt (OTC)
SAS – CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Upcom)
Tình hình cổ phiếu ngành Hàng Không trong năm 2021

Tình hình cổ phiếu ngành Hàng Không trong năm 2021
Trong năm 2021, kể từ đợt bùng phát dịch Covid 19 đến nay, doanh thu các hãng hàng không liên tục giảm mạnh. Để bù đắp thiệt hại suy giảm đó, hãng hàng không Vietnam Airlines (mã chứng khoán HVN) đã chào bán 800 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, rẻ hơn 2,5 lần so với thị giá.
Theo dự tính, hãng sẽ dùng toàn bộ 8.000 tỉ đồng tiền huy động từ số cổ phiếu trên để trả nợ cho các khoản vay đến hạn của các tổ chức tín dụng, trả lương, thuế, hoàn vé…
Tuy nhiên đợt chào bán, hãng đã ế gần 4 triệu cổ phiếu (chào bán thành công 796 triệu cổ phiếu), nên số tiền thu về là 7.961 tỉ đồng, vẫn thiếu 39 tỷ đồng để trả đủ các khoản nợ trên.
Mặc dù vậy, với đợt phát hành cổ phiếu lần này, hãng đã bổ sung đáng kể nguồn vốn và dòng tiền, các chỉ số tài chính được cải thiện đảm bảo đáp ứng các điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE.
Nhờ huy động được tiền từ bán cổ phiếu nên Vietnam Airlines cũng thoát tình trạng âm vốn chủ. Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2021, tính đến ngày cuối quý 2/202, hãng bay lỗ lũy kế hơn 17.770 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ xấp xỉ 14.183 tỷ đồng. Trải qua khó khăn của đại dịch, lần đầu tiên hãng bay này bị âm vốn chủ sở hữu hơn 2.750 tỷ đồng.
Còn đối với hãng hàng không Vietjet Air (VJC), trong nửa đầu năm 2021, hãng bay này đã bán toàn bộ gần 17,8 triệu cổ phiếu quỹ, thu về khoảng 2.350 tỉ đồng, nhờ đó tăng vốn điều lệ, tăng số lượng cổ phiếu lưu hành, bổ sung nguồn tiền phục vụ kinh doanh.
VJC cũng được cổ đông thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ tối đa 15% vốn điều lệ. Các phương án chuẩn bị nguồn vốn đã được hãng hàng không chuẩn bị từ cuối năm 2020 và nhận được một số bản chào liên quan đến cổ phiếu và trái phiếu.
Hiện tại, các nhà đầu tư từ Hàn Quốc và Hong Kong đang quan tâm đầu tư vào Hãng hàng không giá rẻ cũng có kế hoạch phát hành 300 triệu USD trái phiếu riêng lẻ hoặc niêm yết trái phiếu ra thị trường quốc tế với thời hạn dự kiến 5 năm.
Tại đại hội cổ đông thường niên 2021, Vietjet đặt kỳ vọng không lỗ. Cụ thể, mục tiêu doanh thu vận tải hàng không và doanh thu hợp nhất cả năm 2021 đạt 28.500 và 32.000 tỷ đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 87% và 76%. Lãi ròng sau thuế hợp nhất nguyên năm đạt 1.000 tỷ đồng, gấp 14,5 lần so với năm trước.
Tính đến năm nay Vietjet Air lãi sau thuế hợp nhất 123 tỷ đồng, hoàn thành 12,3% kế hoạch năm.
Đối với hãng hàng không Bamboo Airways, từ đầu năm 2021 đã có đến 3 lần tăng vốn điều lệ. Hiện tại vốn điều lệ đã lên đến 16.000 tỉ đồng. Hoạt động của hãng rất cần đến sự hỗ trợ của các cổ đông lớn bao gồm cả Tập đoàn FLC và chủ tịch Trịnh Văn Quyết.
Theo các chuyên gia thì ngành hàng không thua lỗ là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu nguồn vốn của doanh nghiệp bị cạn kiệt thì mới là mối nguy thực sự lớn trong ngắn hạn. Chừng nào các doanh nghiệp còn nguồn vốn và trụ được, đợi ngày các hãng bay được hoạt động trở lại thì cơ hội cho ngành là rất lớn. Tuy nhiên thực tế thì dù xoay xở nhiều cách, nhưng các hãng bay cũng đối mặt với nhiều rủi ro trong bối cảnh dịch phức tạp.
Xem thêm: Cổ phiếu ngành gạo – Những mã cổ phiếu tiềm năng
Những mã cổ phiếu ngành Hàng Không tăng mạnh

Những mã cổ phiếu ngành Hàng Không tăng mạnh
Trên thị trường chứng khoán, ngày 9/9 nhiều mã cổ phiếu ngành Hàng Không đồng loạt tăng mạnh như HVN, VJC, ACV, SAS, AST, một số biên độ nhờ tin tích cực về triển vọng ngành hàng không nếu mở lại nền kinh tế.
Sau giai đoạn hoạt động kinh doanh bị trì trệ, các chỉ tiêu tài chính bị ảnh hưởng tiêu cực vì dịch bệnh, nhiều cổ phiếu ngành hàng không đang bứt tốc trở lại nhờ hàng loạt thông tin tích cực.
Trong ngay 9/9, cổ phiếu HVN của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) có mức tăng tích cực tăng hết biên độ lên 23.950 đồng, đứng thứ tư trong danh sách những mã đóng góp nhiều nhất cho VN-Index. Đây là phiên thứ tư liên tiếp cổ phiếu này đi lên và duy trì khối lượng giao dịch trên một triệu đơn vị.
Mã cổ phiếu như VJC (Vietjet Air) và VTR (Vietravel Airlines) lần lượt tăng 2,5% và 4,4%. ACV của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam cũng tăng 6,1% lên 83.500 đồng để xác lập vùng giá cao nhất từ đầu năm.
Cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp phụ trợ hàng không như AST – Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco, SAS – Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, SGN – Công ty cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn… đều có trạng thái hưng phấn. Mức tăng phổ biến của nhóm này là 1,5-4%, riêng SAS đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM nên biên độ dao động giá sáng nay vọt lên 9,1%.
Xem thêm: Danh sách mã cổ phiếu ngành hóa chất tiềm năng nên đầu tư
Có nên đầu tư ngành Hàng Không hay không?
Tiềm năng trong ngành hàng không
Ngành hàng không đang được chính phủ đẩy mạnh phục hồi. Nhờ tỷ lệ tiêm chủng tăng mạnh, mới đây Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã trình Chính phủ phương án nối lại hoạt động hàng không nội địa với 4 giai đoạn cụ thể. Hiện tại, hàng không Việt Nam đang trong giai đoạn 3 của kế hoạch mở cửa bầu trời. Đối với hàng không quốc tế, Cục Hàng không Việt Nam đã trình phương án nối lại hoạt động theo 4 giai đoạn. Để tái khởi động các chuyến bay quốc tế, Chính phủ đã đồng ý phương án thí điểm đón khách nước ngoài có hộ chiếu vaccine đến Phú Quốc, Hạ Long, Hội An, Nha Trang… khi các thành phố này đạt đủ tỷ lệ bao phủ vaccine. Theo kế hoạch, đường hàng không quốc tế Việt Nam sẽ có thể trở lại hoạt động bình thường kể từ quý 3/2022.
Theo Công ty chứng khoán VNDirect kỳ vọng với những kế hoạch cụ thể trong việc nối lại giao thông hàng không trong nước và quốc tế, cùng với những dấu hiệu tích cực gần đây trong việc kiểm soát đại dịch và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc, hàng không trong nước và quốc tế của Việt Nam có thể dần phục hồi từ quý 4/2021 và quý 1/2022.Do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt bùng phát đại dịch lần thứ 4, tổng lượng khách nội địa trong năm 2021 của Việt Nam có thể giảm 43,9% so với cùng kỳ và tổng lượng khách quốc tế có thể giảm 85,7% so với cùng kỳ năm trước.
Rủi ro trong ngành Hàng Không
Về rủi ro trong ngành, theo phía chứng khoán, VNDirect cho rằng có ba rủi ro chính mà các doanh nghiệp hàng không đang phải đối mặt, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng ngành hàng không:
1, Do đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 đã được Chính phủ từng bước kiểm soát. Tuy nhiên rủi ro tiềm ẩn về đợt bùng phát dịch khác vẫn tồn tại, có thể dẫn đến lượng khách hàng nội địa thấp hơn so với dự kiến, cùng với đó việc nối lại lưu lượng quốc tế chậm hơn dự kiến, tiềm ẩn rủi ro ngắn hạn cho ngành hàng không.
2, Hiện tại thì giá dầu Brent đã tăng 67% lên khoảng 83 USD/thùng kể từ đầu năm 2021. Giá nhiên liệu cao hơn dự kiến dẫn đến chi phí khai thác của các hãng hàng không cao hơn, điều này có thể sẽ làm tăng giá vé và giảm nhu cầu đi máy bay.
3, Bên phía Cục Hàng không Việt Nam mới đây đã trình báo về dự thảo phương án giá sàn vé máy bay nội địa từ tháng 11/2021 đến tháng 10/2022. Nếu dự án này được thông qua thì việc áp giá sàn đối với vé máy bay nội địa sẽ làm giảm lượng vé rẻ và giảm sức cạnh tranh của mô hình hãng hàng không giá rẻ, trong đó có VJC. Điều này cũng có thể cản trở kế hoạch kích cầu du lịch và hàng không của Chính phủ trong giai đoạn tới.
Các chuyên gia của VNDirect cũng đưa ra nhận định rằng trong thời gian tới khi thế giới cũng như Việt Nam khống chế thành công dịch bệnh, ngành Hàng Không Việt Nam dự báo sẽ có tiến mạnh mẽ, đặc biệt trong năm 2022-2023 khi các doanh nghiệp hàng không sẽ phục hồi mạnh và tăng trưởng trở lại. Vậy nên để hỏi có nên đầu tư vào cổ phiếu ngành Hàng Không hay không thì các chuyên gia cho rằng đây là thời điểm tốt để bắt đầu tích lũy cổ phiếu ngành hàng không cho triển vọng đầu tư trung và dài hạn, và một trong các mã cổ phiếu tiềm năng lựa chọn đầu tư có thể kể đến như ACV, SCS, VJC, AST.
Đánh giá cổ phiếu ngành hàng không theo quan điểm của chuyên gia
Theo quan điểm của ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc phân tích CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN), cho rằng đối với nhóm cổ phiếu hàng không trong ngắn hạn sẽ có sóng, tuy nhiên, sóng này sẽ rất ngắn. Bao giờ một sóng cổ phiếu cũng phải phản ánh đúng bản chất của sự hồi phục của nền tảng cơ bản. Nó cũng sẽ xoay quanh yếu tố định giá của các cổ phiếu.
Trong 2 năm qua, nhóm ngành hàng không đã phải trải qua khoảng thời gian khủng hoảng, thậm chí Vietnam Airlines (HVN) còn âm cả vào vốn chủ sở hữu. Như vậy có thể thấy, việc phục hồi đường bay trở lại có thể tạo ra một đợt sóng đầu cơ đối với nhóm cổ phiếu này. Ông Nguyễn Thế Minh cho biết: “Gọi là sóng đầu cơ do hiện tại kết quả kinh doanh của nhóm này đã đỡ xấu nhưng nó vẫn chưa phải một yếu tố thúc đẩy và tạo ra sóng tăng trưởng bền vững cho nhóm này. Cộng với đó là bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa giảm đáng kể và chúng ta còn chưa biết liệu có xuất hiện thêm biến chủng mới của COVID-19 hay không nhưng vẫn có điểm sáng”.
Về xu hướng biến động của nhóm cổ phiếu ngành hàng không, Giám đốc phân tích Yuanta Việt Nam nhận định, trong ngắn hạn có thể sẽ xuất hiện đợt sóng ngắn đầu cơ với nhóm cổ phiếu hàng không. Còn về trung hạn, ông Minh nhận định: “Với yếu tố suy giảm trong thời gian qua chúng tôi nâng mức giảm lên trung tính đối với nhóm này. Có nghĩa rủi ro giảm thêm của nhóm này đã giảm dần khi thế giới và Việt Nam có tỷ lệ tiêm vắc xin khá cao và với việc chấp nhận sống trong giai đoạn bình thường mới khi dịch bệnh vẫn còn hiện hữu trên thế giới”,
Ông cho rằng, trong giai đoạn hiện tại, nhóm cổ phiếu này sẽ đi vào chu kỳ tích lũy và tạo ra một mặt bằng chờ đến khi tình hình kinh doanh dần được phục hồi hoàn toàn so với giai đoạn trước năm 2019, lúc này nhóm cổ phiếu ngành hàng không quay trở lại đường đua trong giai đoạn tới.
Về khuyến nghị đầu tư, trong giai đoạn hiện tại với một số cổ phiếu có trạng thái rủi ro giảm thì với các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu hàng không chúng ta có thể tiếp tục duy trì trạng thái nắm giữ và nếu tham gia mua mới nó sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ nguồn vốn phân bổ hiện tại của chúng ta cũng như chiến lược đầu tư trong ngắn, trung và dài hạn. “Với nhà đầu tư trong ngắn hạn, tôi cho rằng, với một sóng đầu cơ cổ phiếu của nhóm cổ phiếu hàng không chúng tôi xin lưu ý nếu nhà đầu tư không có khẩu vị rủi ro cao không nên đua theo những đợt sóng này”, ông Minh khẳng định.
Tuy nhiên đối với những nhà đầu tư muốn rủi ro thấp nhất có thể thì trong giai đoạn này sẽ phù hợp hơn nếu đầu tư trung hạn hơn là đầu tư lướt sóng. Bởi chiến lược ngắn hạn lướt sóng cần lưu ý sóng tăng của nhóm hàng không kết thúc rất nhanh do rủi ro việc đóng cửa đường bay có thể diễn ra lần nữa. Rủi ro giảm điểm của nhóm hàng không có thể không còn nhiều nhưng lưu ý khả năng hồi phục ngay lập tức chưa thể xảy ra trong giai đoạn này. Do đó, đối với nhà đầu tư đang nắm giữ nên tiếp tục nắm giữ trong giai đoạn hiện nay, với nhà đầu tư muốn mua mới hoặc gia tăng tỷ trọng nên đợi xem thêm tình hình kinh tế quý 1 và quý 2/2022.
Xem thêm: