Cổ phiếu ngành gạo – Những mã cổ phiếu tiềm năng

0
Cổ phiếu

Danh sách mã cổ phiếu ngành gạo được niêm yết trên sàn chứng khoán

  • LTG – Công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời – UPCOM
  • AFX – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang – UPCOM
  • PAN – Công ty cổ phần Tập đoàn PAN – HOSE
  • AGM – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang – HOSE
  • AGX – Công ty cổ phần Thực phẩm Nông sản XUất khẩu Sài Gòn – UPCOM
  • TAR – Công ty cổ phần Nông Nghiệp công nghệ cao Trung AN – HNX
  • LAF – Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An
  • NAF – Công ty cổ phần Nafoods Group – HOSE
  • NDF – Công ty cổ phần chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam ĐỊnh – UPCOM

Tình hình ngành gạo trong nước năm 2021

Trong 4 tháng đầu năm 2021, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết số liệu về xuất khẩu gạo ở Việt Nam là 1,9 triệu tấn gạo trị giá 1,01 tỷ USD, giảm 10,8% về khối lượng nhưng tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Tổng cục Hải quan, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4 năm 2021 tăng mạnh so với tháng 3 cũng như so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo trong tháng 4 trung bình đạt 542,4 USD/tấn (tăng 0,5% so với tháng 3 và tăng 8,8% so với cùng kỳ). Tính bình quân trong 4 tháng đầu năm giá gạo xuất khẩu đạt 543,4 USD/tấn, tăng 15,6% so với cùng kỳ (giá gạo bình quân trong quý I/2021 là 547 USD/tấn, tăng 18,6% so với quý I/2020).

Giá gạo tăng được nhìn nhận chủ yếu là do nhu cầu dự trữ lương thực của thế giới gia tăng trong bối cảnh đại dịch diễn ra phức tạp, còn về khối lượng xuất khẩu giảm do nguồn cung giai đoạn 2 tháng đầu năm bị hạn chế cũng như việc thiếu hụt container rỗng và giá cước vận chuyển tăng cao.

Xét về thị trường cổ phiếu ngành gạo, trong năm 2021 có dấu hiệu tích cực nhất là trong bối cảnh thị trường chung tăng điểm. Chẳng hạn cổ phiếu LTG của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời hiện có mức giá cao hơn 33,6% so với đầu năm. Trong quý I năm 2021, Tập đoàn đạt doanh thu 2.396 tỷ đồng (tăng 227%), lợi nhuận đạt 183,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 36 tỷ đồng.

Trong quý đầu năm 2021, do dịch bệnh Covid-19 đã làm gián đoạn nhiều khâu trong chuỗi cung ứng lượng thực trên toàn cầu, năng lực vận chuyển của các đơn hàng gửi đến LTG bị gián đoạn tại khâu vận chuyển, đóng container, dẫn đến không ít đơn hàng giao chậm hoặc bị huỷ.

Theo phía công ty chia sẻ, LTG có 4 mảng kinh doanh theo cây trồng gồm lúa, rau, cây ăn trái, cây công nghiệp. Trong quý II/2021, Công ty không có kế hoạch bán hàng chọ cây lúa, vì đây là thời kỳ cây sinh trưởng, mà có kế hoạch bán hàng cho cây công nghiệp. Vậy nên, doanh thu quý II sẽ không cao như quý I.

Tuy nhiên trái ngược với doanh nghiệp LTG, kết quả kinh doanh những quý đầu năm của một số doanh nghiệp khác trong ngành gạo không như kỳ vọng. 

Cụ thể, những công ty như AGM (Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang) ghi nhận doanh thu đạt 371 tỷ đồng và 2,6 tỷ đồng lợi nhuận, lần lượt giảm 21,4% và 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù vậy cổ phiếu của AGM liên tục tăng tính từ đầu năm (tăng 124%), nhờ động thái có nhà đầu tư thâu tóm doanh nghiệp khi Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim đăng ký bán ra 9,44 triệu cổ phiếu AGM, tương đương 51,8% vốn điều lệ AGM. Trong năm 2021, AGM đã đặt kế hoạch doanh thu là 2.175 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 35 tỷ đồng, lần lượt tăng 11% và 16% so với năm 2020. Xét riêng về mảng gạo AGM tăng cường thu mua đi đôi với phát triển vùng nguyên liệu thông qua hợp tác với LTG.

Tương tự, với Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TAR) có kết quả kinh doanh sụt giảm trong quý I/2021, với mức giảm 33% về doanh thu và 89,3% về lợi nhuận so với quý I/2020. Ba tháng đầu năm 2021, TAR chỉ đạt lợi nhuận 3,4 tỷ đồng. Giá cổ phiếu TAR hiện giảm 26,5% so với đầu năm và Tổng giám đốc TAR đăng ký bán ra hơn 9 triệu cổ phiếu.

Trong năm 2020, TAR đạt doanh thu 2.712 tỷ đồng, hoàn thành 78% kế hoạch và lợi nhuận 83,6 tỷ đồng, hoàn thành 80% kế hoạch, hoạt động xuất khẩu gạo sang một số thị trường suy giảm như của Trung Quốc giảm 14%, Malaysia giảm 6,1%… TAR đặt kế hoạch doanh thu 3.500 tỷ đồng, lợi nhuận 105 tỷ đồng, bằng với kế hoạch năm ngoái. Cùng với đó công ty định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU, Mỹ, Singapore, Malaysia, Philippines, đẩy mạnh từ bán lẻ xuất khẩu sang bán buôn xuất khẩu. Đồng thời công ty đầu tư công nghệ, máy móc sản xuất, mở rộng vùng nguyên liệu, tạo thêm giá trị cho ngành lương thực, mở dịch vụ du lịch nông nghiệp.

Về Louis Agro – tiền thân là Tập đoàn Louis Rice, một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu gạo Việt Nam. Và nhiều sản phẩm gạo Louis đã đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chỉ tiêu chất lượng từ các quốc gia ở Châu Âu, Mỹ, Singapore, Hồng Kong, Dubai và Châu Phi…

Trong khi đó, kết quả kinh doanh của AGM không có đột biến trong thời gian qua. Kết thúc quý I/2021, AGM ghi nhận doanh thu đạt hơn 371 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi ròng đạt 2,5 tỷ đồng, giảm 17%.

Năm 2021, AGM đặt kế hoạch 2.175 tỷ đồng doanh thu, tăng 11%, lãi sau thuế hơn 28 tỷ đồng, tương ứng tăng 14%.

Cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (NSC) mới lên sàn hồi tháng 4 cũng ghi nhận đà tăng trưởng. Trong phiên giao dịch ngày 3/6, cổ phiếu còn ghi nhận mức giá cao ở mức 82.500 đồng/cổ phiếu.

Báo cáo tài chính NSC cho biết, trong quý I/2021, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt 245 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 34 tỷ đồng, lần lượt tăng 11% và 113% so với cùng kỳ năm 2020.

Về kế hoạch kinh doanh, năm 2021, NSC dự kiến đem về 1.800 tỷ đồng doanh thu và 266 tỷ đồng lãi trước thuế, lần lượt tăng 10% và 24% so với thực hiện năm 2020.

Xem thêm: Danh sách mã cổ phiếu ngành gỗ tiềm năng nên đầu tư

Thông tin một số doanh nghiệp trong ngành gạo nên đầu tư 

LTG – Công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời – UPCOM

LTG - Công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời

LTG – Công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời

Tập đoàn Lộc Trời – tiền thân là Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS), được thành lập từ năm 1993, là nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, với chuỗi giá trị bền vững từ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm hữu cơ sinh học. Sau 28 năm phát triển Tập đoàn luôn gắn bó với người nông dân và đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam. Tập đoàn với 25 chi nhánh trải rộng khắp Việt Nam, một chi nhánh tại Campuchia.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Hóa chất nông nghiệp

Vốn điều lệ: 805,933,800,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 80,593,340 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 80,593,340 cổ phiếu

AGM – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang – HOSE

AGM - Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang

AGM – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang

 

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang trước đó có tên là Công ty Ngoại thương An Giang – ANGIMEX. được thành lập năm 1976. Đến tháng 9/1976, công ty chính thức đi vào hoạt động Năm 1979: Công ty đổi tên thành Công ty Liên hiệp Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang, trụ sở tại thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. 

Với hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ, Angimex đã, đang và sẽ cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất và dịch vụ chuyên nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Angimex không ngừng cải tiến để đáp ứng sự kỳ vọng, mong muốn ngày càng cao của khách hàng cũng như yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Lương thực

Vốn điều lệ: 182,000,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 18,200,000 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 18,200,000 cổ phiếu

TAR – Công ty cổ phần Nông Nghiệp công nghệ cao Trung An – HNX

TAR - Công ty cổ phần Nông Nghiệp công nghệ cao Trung AN

TAR – Công ty cổ phần Nông Nghiệp công nghệ cao Trung An

Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao TRUNG AN được thành lập ngày 16/08/1996 tại Ấp Thạnh Phước 1, Xã Trung An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Với hoạt động: Kinh doanh chế biến xay xát gạo. Công ty TNHH Trung An dần trở thành đơn vị kinh doanh xuất khẩu gạo.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Kinh doanh nông sản

Vốn điều lệ: 461,999,330,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 46,199,933 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 46,199,933 cổ phiếu

NSC – Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam

NSC - Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam

NSC – Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam

Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam được thành lập năm 1968, tiền thân là CTCP Giống cây trồng Trung ương là Công ty Giống cây trồng cấp I trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Năm 1993, Công ty Giống cây trồng Trung ương được đổi tên thành Công ty Giống cây trồng trung ương. Ngày 10/11/2003 chuyển đổi Công ty Giống cây trồng Trung ương 1 thành công ty cổ phần với tên là CTCP Giống cây trồng Trung ương. Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán NSC ngày 21/12/2006 trên sàn HOSE.
Nhờ sự đổi mới quản trị doanh nghiệp và chiến lược lấy KHCN làm nền tảng và động lực nâng cao năng lực cạnh tranh, huy động tối đa các nguồn lực xã hội cùng tham gia phát triển công ty, sau 15 năm CPH, Vinaseed đã trở thành Tập đoàn nông nghiệp có quy mô và thị phần lớn nhất Việt Nam:

  • Quy mô sản xuất kinh doanh đạt: 100.000 tấn hạt giống, tương đương 2 triệu ha gieo trồng.
  • Doanh thu: 1634 tỷ đồng. Trong đó, 80% là sản phẩm KHCN, tương đương 1200 tỷ đồng, chiếm 20% thị phần cả nước.
  • Vốn chủ sở hữu: 1201 tỷ đồng.
  • Tốc độ tăng trưởng bình quân: 30%/năm. 
  • Vinaseed nằm trong Top 10 doanh nghiệp có năng lực quản trị tốt nhất sàn chứng khoán VN, quản trị tài chính đứng đầu DN ngành trồng trọt, TOP 500 doanh nghiệp lớn và tăng trưởng nhanh nhất VN liên tục 6 năm liền, TOP 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất VN, và là 1 trong 200 công ty có doanh thu dưới 1 tỷ USD tốt nhất Châu Á – TBD.

Thông tin cổ phiếu

Nhóm ngành: Vật tư nông nghiệp tổng hợp

Vốn điều lệ: 175,869,880,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 17,586,988 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 17,574,516 cổ phiếu

Cổ phiếu ngành gạo chuyển biến tích cực trong năm 2021 

Công ty Chứng khoán FPT cho biết năm 2021, giá gạo thế giới sẽ duy trì ở mức cao và ngành lúa gạo Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu ở cả thị trường truyền thống và các thị trường mới, đặc biệt là cơ hội xuất khẩu gạo cao cấp, đem lại giá trị gia tăng từ các hiệp định thương mại tự do.

FPTS đánh giá, ngành gạo có cơ hội xuất khẩu ở thị trường Úc và Singapore khi cả hai quốc gia này đều đã xoá bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, năm nay, điều kiện thời tiết không thuận lợi tại nhiều nơi trên thế giới nên sản lượng lương thực giảm và nhu cầu gạo sẽ tăng mạnh. Trong đó, hoạt động xuất khẩu gạo sang EU sẽ sôi động hơn nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt, EVFTA giúp Việt Nam hưởng ưu đãi với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm và tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, đồng thời EU cam kết đưa thuế suất nhập khẩu về 0% sau 3 – 5 năm đối với sản phẩm gạo kể từ khi Hiệp định có hiệu lực (tháng 8/2020). Trước đó, năm 2019, Việt Nam chỉ xuất khẩu 50.000 tấn gạo vào EU, trong khi nhu cầu của thị trường này là 2,3 triệu tấn và phải chịu mức thuế từ 65 – 211 EUR/tấn.

Bà Trần Kim Liên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương (NSC) cho hay, kinh doanh gạo thương hiệu là một trong những định hướng chiến lược phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp của NSC. Công ty tập trung phát triển các dòng sản phẩm gạo thương hiệu phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

Năm 2021, Công ty đặt mục tiêu đạt 1.800 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng 10,1% so với năm 2020, trong đó kinh doanh gạo chiếm tỷ trọng 20 – 22%. Năm 2022, kinh doanh gạo chiếm tỷ trọng chưa đến 20% trong cơ cấu doanh thu. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2021 của NSC là 266 tỷ đồng, tăng 24,3% so với năm 2020.

Nhìn nhận ngành gạo có triển vọng tích cực trong dài hạn nên TAR đặt mục tiêu đến năm 2030, sản lượng gạo của Công ty sẽ chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu gạo sạch của cả nước, trong đó, 30% là nhóm gạo thơm và gạo có thương hiệu.

Đối với LTG, doanh nghiệp này đã chuẩn bị kế hoạch kinh doanh đến năm 2024, doanh thu phần lớn đến từ nhóm ngành lương thực.

Xem thêm: Cổ phiếu ngành giấy có nên đầu tư hay không?

Triển vọng trong việc đầu tư ngành gạo trong năm 2022

Theo số liệu năm 2021, khối lượng sản xuất gạo đạt tương đương năm 2020. với giá trị doanh thu mang về xấp xỉ 3,27 tỷ USD (tăng 4,8%). Đặc biệt trong những tháng cuối năm 2021, nước ta có nhiều đơn hàng xuất khẩu gạo được ký kết trong những ngày đầu năm 2022, nhiều lô hàng xuất khẩu gạo đã được chuyển đi thành công. 

Theo thống kê năm 2021, khối lượng gạo xuất khẩu năm 2021 đạt tương đương năm 2020, với giá trị mang về trên dưới 3,27 tỷ USD, tăng 4,8%. Đặc biệt, từ cuối năm 2021, hàng loạt đơn hàng xuất khẩu gạo lớn đã được ký kết và ngay trong những ngày đầu năm 2022, nhiều lô hàng xuất khẩu gạo đã mở màn thành công, dự báo tín hiệu thị trường lạc quan.

Đặc biệt trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh, logistics đang được đi vào hoạt động trở lại sau chuỗi ngày giãn cách bởi đại dịch thế nên trong năm 2022 tới đây sẽ là năm kỳ vọng, nhiều cơ hội đối với xuất khẩu gạo Việt Nam. 

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tháng 9/2021, cơ quan dự báo thương mại gạo toàn cầu trong năm 2022 này đạt 48 triệu tấn, tăng 0,4 triệu tấn so với dự báo trước đó. Cụ thể lĩnh vực xuất khẩu gạo Thái lan dự báo tăng mạnh nhất, tăng 0,9 triệu tấn, lên 6,5 triệu tấn trong năm 2022. Đứng thứ 3 thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan là Việt Nam, với khối lượng xuất khẩu dự kiến ít biến động, đạt khoảng 6,4 triệu tấn trong năm 2022. 

Về định hướng phát triển trong ngành, theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Quốc Toản thông tin, chiến lược phát triển ngành gạo từ bây giờ cho đến năm 2030, nước ta đặt mục tiêu giảm sản lượng, giảm số lượng gạo xuất khẩu và tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đây chính là định hướng đúng đắn về việc tái cơ cấu ngành lúa gạo, tạo tiền đề để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành lúa gạo sang chiều sâu. Đáp ứng đủ tiêu chuẩn cao về nhập khẩu và nhu cầu người tiêu dùng ở các nước phát triển. Ông cho biết: “Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giá xuất khẩu gạo tăng cao hơn từ 10-20 USD/tấn, tùy loại. Vì vậy, để nắm bắt các cơ hội từ việc thực thi hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần chuẩn bị cho những bước tiến dài và chắc chắn trong thời gian tới. Trước hết, cần thực hiện tốt định hướng về tái cơ cấu ngành lúa gạo, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, trên cơ sở tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ sạch, thân thiện môi trường; ứng dụng công nghệ chế biến, bảo quản hiện đại và các giống lúa năng suất, chất lượng cao”

Cuối cùng đối với các doanh nghiệp sản xuất gạo cần nghiên cứu, cải tiến công nghệ và tổ chức dây chuyền sản xuất khép kín theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như HACPP, HALAL hay BRC với mục đích cung ứng các sản phẩm phù hợp với thị hiếu và yêu cầu khó tính của thị trường tiêu dùng cao cấp như Châu Âu. Cùng với đó việc đạt được các chứng nhận tự nguyện phổ biến tại Châu Âu sẽ giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình xuất khẩu gạo sang thị trường này. 

Nhìn chung thì ngành xuất khẩu gạo đang sẽ có triển vọng tăng giá trong thời gian tới bởi nhu cầu xuất khẩu nông sản sang thị trường quốc tế. Cùng với đó thị trường cung đang tăng dần, kéo theo xu hướng của ngành tăng theo, từ đây sẽ là ưu điểm cho nhà đầu tư. Tuy nhiên khi lựa chọn một cổ phiếu, nhà đầu tư nên chú ý đến rủi ro tiềm ẩn của nó, cần đưa ra chiến lược thích hợp cũng như đa dạng nguồn vốn đầu tư của mình để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro xuống ở mức thấp nhất. 

Xem thêm: Có nên đầu tư cổ phiếu ngành Hàng Không hiện nay?

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC