Cổ phiếu ngành giấy có nên đầu tư hay không?  

0
Cổ phiếu

Danh sách mã cổ phiếu ngành giấy tiềm năng trên sàn chứng khoán

GVT – CTCP giấy Việt Trì

HHP – CTCP giấy Hoàng Hà Hải Phòng

SVI – CTCP bao bì Biên Hòa

INN – CTCP bao bì và in Nông nghiệp

BPC – CTCP Vicem bao bì Bỉm Sơn

VBC – CTCP nhựa – bao bì Vinh

HPB – CTCP bao bì PP

HBD – CTCP bao bì PP Bình Dương

DHC – CTCP Đông Hải Bến Tre

SDG – CTCP Sadico Cần Thơ

BBS – CTCP VICEM bao bì Bút Sơn

DAP – CTCP Đông Á

VID – CTCP đầu tư phát triển Thương mại Viễn Đông

HAP – CTCP Tập đoàn HAPACO

Có thể bạn quan tâm: Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam 

Tình hình cổ phiếu ngành giấy

Tình hình cổ phiếu ngành giấy hiện nay

Tình hình cổ phiếu ngành giấy hiện nay

Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam thống kê, năm 2021 tổng sản lượng giấy các loại đạt 5,45 triệu tấn, tăng trưởng 8,0%, tương ứng với lượng tăng 0,47 triệu tấn so với năm 2020 (đạt sản lượng 4,98 triệu tấn).

Cụ thể giấy bao bì (testliner và medium) được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu giấy thu hồi, đạt sản lượng 4,728 triệu tấn, tăng 11%, tương ứng 0,482 triệu tấn so với năm 2020. Sản lượng tăng này chủ yếu là của một số dây chuyền lớn, được đưa vào hoạt động từ 2019-2020 và đã ổn định 100% công suất thiết kế như Công ty Giấy Thuận An (280.000 tấn/năm), Công ty Giấy Cheng Loong (300.000 tấn/năm), Công ty Đông Hải Bến Tre (180.000 tấn/năm), Công ty Giấy Rạng Đông và Công ty Giấy Chánh Dương. Cùng với đó là một số Công ty lớn đã đưa vào sản xuất cuối 2020 và đầu 2021 như Công ty Cổ phần Giấy Marubeni, Công ty Cổ phần Giấy Khôi Nguyên, Công ty Cổ phần Giấy Toàn Cầu, Công ty Cổ phần Giấy Phát Đạt, Công ty Cổ phần Giấy Tân Huy Kiệt, Công ty Cổ phần Miza, Công ty Cổ phần Giấy Hưng Hà, Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì, Công ty Mỹ Hương (Việt Cường)…

Xét theo năng lực sản xuất, năm 2021 sản lượng giấy bao bì công nghiệp có thể đạt trên 5 triệu tấn. Tuy nhiên sản lượng thực tế lại chưa đạt được so với số liệu thống kê bởi một phần các yếu tố sau: Do xuất khẩu không gặp thuận lợi từ yếu tố vận chuyển đường biển; Do nguồn cung giấy phế liệu vừa thiếu, vừa tăng giá: Rất nhiều các nhà máy giấy bao bì tại Bắc Ninh có công suất <50.000 tấn/năm bị đình chỉ sản xuất từ 03 đến 09 tháng do vấn đề xử lý môi trường.

Đối với giấy in và giấy viết, năm 2021 sản lượng đạt 256,5 nghìn tấn (giảm 3% so với 295,0 nghìn tấn của năm 2020), sản lượng sụt giảm chủ yếu từ các doanh nghiệp lớn như Công ty CP Giấy An Hoà, Tổng Công ty Giấy Việt Nam cắt giảm sản xuất và một số doanh nghiệp nhỏ như Công ty Giấy Hải Dương, Công ty Xuất nhập khẩu Bắc Giang, Công ty Giấy Việt Thắng, Công ty Giấy Hoàng Hưng Thịnh, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ bởi sức ép cạnh tranh giá giấy rẻ nhập khẩu từ nước ngoài như Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc. Ngoài ra các đơn vị gặp sức ép về giá nguyên liệu tăng cao, không có nguyên liệu để sản xuất.

Đối với giấy tissue, sản lượng năm 2021 đạt 274,6 nghìn tấn, giảm 4% so với sản lượng 284,7 nghìn tấn năm 2020, chủ yếu do tình hình giãn cách xã hội và phải thực hiện thích ứng với hoạt động trong điều kiện mới phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh cộng với ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào liên tục biến động trong năm 2021.

Đối với giấy vàng mã, năm 2021 sản lượng đạt 148,8 nghìn tấn, giảm 5% và tương ứng 8,5 nghìn tấn so với năm 2020 (sản lượng đạt 157,3 nghìn tấn). Sản xuất giảm do ảnh hưởng của vấn đề logistics và dịch Covid-19 nên các đơn hàng truyền thống từ Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc đã giảm mạnh.

Năm 2021, Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre (mã DHC) cho biết, 5 tháng đầu năm nay, Công ty đạt doanh thu 1.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 264 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 57% và 67% so với cùng kỳ năm 2020. Tính trên mức vốn điều lệ 560 tỷ đồng, ước tính, thu nhập trên mỗi cổ phần DHC trong 5 tháng đầu năm đạt 4.700 đồng.

Kết quả này khá bất ngờ, bởi dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 4 và đến nay đã lan nhiều tỉnh, thành phố, khiến nhiều doanh nghiệp đình đốn sản xuất.

Theo DHC, ngành sản xuất bao bì giấy trong nước đang đứng trước những cơ hội kinh doanh lớn, trước hết là nhờ các ngành hàng sử dụng nhiều bao bì giấy như nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế biến… phục vụ thị trường xuất khẩu tăng trưởng tích cực. 

Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng bao bì giấy thay thế cho bao bì nhựa nhằm hạn chế rác thải nhựa ra môi trường cũng ngày càng mạnh mẽ hơn.

DHC là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh giấy kraft công nghiệp và bao bì carton, nằm trên địa bàn tập trung nhiều nhà máy chế biến nông, thủy sản. Công ty kỳ vọng, giá bán trung bình và biên lợi nhuận gộp sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021 khi nhu cầu giấy bao bì đi lên.

Trong năm 2022, DHC có dự định trình Chính phủ đánh giá tác động môi trường vào năm 2022 để xin giấy phép đầu tư. Nhà máy sẽ cung cấp các loại giấy cao cấp hơn và nâng công suất thêm ít nhất 120% so với hiện tại.

Cùng với đó với việc xây dựng nhà máy giấy, trong IV/2021, DHC chạy thử nghiệm nhà máy bao bì mới và đến quý I/2022 sẽ đưa vào vận hành chính thức, nâng công suất thêm 130%

Về Công ty cổ phần Bao bì Biên Hoà (mã SVI) thì cũng đã tận dụng cơ hội tích cực từ thị trường. Công ty đã thuê đất tại Khu công nghiệp Lộc An – Bình Sơn (Đồng Nai) để chuẩn bị xây dựng thêm một nhà máy sản xuất bao bì carton công suất 70.000 tấn/năm.

Xem thêm: Cổ phiếu ngành xây dựng cầu đường nên đầu tư

Thông tin những doanh nghiệp có mã cổ phiếu ngành giấy tiềm năng 

DAP – CTCP Đông Á 

Công ty Cổ phần Đông Á tiền thân là Nhà máy Bao bì Đông Á được thành lập từ năm 1995, Công ty Cổ phần Đông Á – thành viên của Tổng Công ty Khánh Việt (KHATOCO). Chuyên sản xuất và cung cấp các loại bao bì carton, hộp giấy, tem nhãn và các ấn phẩm với năng lực sản xuất trên 35.000 tấn sản phẩm/năm. 

Ngày 17/06/2003, Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất giấy, bao bì các loại; in bao bì, tem nhãn và ấn phẩm các loại; kinh doanh xuất nhập khẩu giấy và nguyên liệu giấy, bao bì…

Thông tin niêm yết

Mã cổ phiếu: DAP

Nhóm ngành: văn phòng phẩm

Sàn niêm yết: Upcom

Vốn điều lệ: 16.800.000.000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 1.680.000 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 1.680.000 cổ phiếu

GVT – CTCP giấy Việt Trì 

Công ty cổ phần Giấy Việt Trì tiền thân là Nhà máy Giấy Việt Trì được khởi công xây dựng tháng 12 năm 1958, ngày 19/5/1961 chính thức đi vào hoạt động, công suất ban đầu 18.000 tấn/năm, sản phẩm chính là giấy in viết. Sản phẩm của Công ty đã tạo được thương hiệu trên thị trường, được bạn hàng chấp thuận và đánh giá cao. Từ khi hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao, việc làm của người lao động ổn định, thu nhập khá, trả cổ tức hàng năm đều đạt 14%/CP.

Tháng 10 năm 1998 Nhà máy Giấy Việt Trì đổi tên thành Công ty Giấy Việt Trì. Trong giai đoạn này, Công ty Giấy Việt Trì được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghiệp 25.000 tấn/năm, năm 2002 dây chuyền giấy bao gói công nghiệp đi vào sản xuất đã góp phần đáng kể vào việc nâng công suất toàn Công ty. Tháng 10 năm 2008 Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, vốn nhà nước tại Công ty chiến 29%.

Sản phẩm chính của công ty là Giấy Duplex coated, giấy Krafliner, giấy in viết, giấy bao gói xi măng, giấy sóng…

Thông tin niêm yết

Mã cổ phiếu: GVT

Nhóm ngành: Giấy

Sàn niêm yết: Upcom

Vốn điều lệ: 116.051.000.000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 11.605.100 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành:11.605.100 cổ phiếu

DHC – CTCP Đông Hải Bến Tre 

Công ty Cổ Phần Đông Hải Bến Tre tiền thân là doanh nghiệp nhà nước thành lập năm 1994. Tháng 4/2003 Công ty chuyển đổi sang Công ty Cổ Phần Đông Hải Bến Tre. Đến ngày 23/07/2009, Công ty chính thức niêm yết và giao dịch cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) với mã chứng khoán DHC

Thông tin niêm yết

Mã cổ phiếu: DHC

Nhóm ngành: bao bì

Sàn niêm yết: HOSE

Vốn điều lệ: 559.957.830.000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 56.685.874 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 69.994.423 cổ phiếu

HHP – CTCP giấy Hoàng Hà Hải Phòng 

Công ty cổ phần Giấy Hoàng Hà Hải Phòng được thành lập bởi 5 cổ đông vào ngày 5/11/2012, với số vốn ban đầu là 18 tỷ đồng để thực hiện dự án Tái cấu trúc nhà máy sản xuất giấy Đức Dương.

Công ty chuyên cung cấp những sản phẩm giấy Kraft sóng mang thương hiệu Hoàng Hà đảm bảo chất lượng phù hợp và giá cả hợp lý, cách thức phục vụ chuyên nghiệp nhất nhằm thỏa mãn và làm hài lòng cho các khách hàng, luôn đồng hành và phát triển cùng với khách hàng. 

Từ khi xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Hà Hải Phòng đã và đang khẳng định được vị thế, tạo dựng được thương hiệu, chiếm được lòng tin của khách hàng trong lĩnh vực sản xuất giấy bao bì carton. Hiện tại, Công ty đang triển khai đầu tư Dự án di dời, mở rộng Nhà máy giấy Hoàng Hà công suất 100.000 tấn/năm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường bền vững, đa dạng hóa sản phẩm, cung cấp thêm dòng giấy Testliner, medium…, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Bao bì

Sàn giao dịch: HOSE 

Mã giao dịch: HHP 

Vốn điều lệ: 312,398,240,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 28,000,000 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 30,069,824 cổ phiếu

Có nên đầu tư cổ phiếu ngành giấy không

Tiềm năng của cổ phiếu ngành giấy

Cổ phiếu ngành giấy trên thị trường chứng khoán ghi nhận nhiều đợt tăng giá mạnh, tạo sự thu hút cho các nhà đầu tư với tính thanh khoản cao. Sự tăng trưởng mạnh mẽ như vậy một phần là nhờ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về sản phẩm thân thiện môi trường.

Theo phía chứng khoán SSI cho rằng, mức độ tiêu thụ bao bì ở Việt Nam dự kiến tăng 12% ở giai đoạn 2021 – 2025 nhờ tốc độ đô thị hóa đang từng ngày phát triển. Theo báo cáo từ Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam cho thấy sản xuất giấy các loại trong 5 tháng đầu năm tăng trưởng đạt 7.8% khoảng 1.85 triệu tấn.

Cùng với đó, mặc dù tình hình dịch bệnh nước ta hiện nay vẫn diễn biến phức tạp thế như nhu cầu ngành giấy đang thực sự là thiết yếu cho người dân. Bởi giấy là một sản phẩm thiết yếu của con người và đóng vai trò trọng yếu trong sự phát triển kinh tế Việt Nam, không những vậy những năm gần đây hoạt động xuất khẩu tại Việt Nam tăng trưởng cao đã làm thúc đẩy ngành giấy phát triển.

Rủi ro đầu tư cổ phiếu ngành giấy

Đi đôi với những lợi ích mà ngành giấy có được, đôi khi vẫn tồn tại một số rủi ro khi đầu tư cổ phiếu trong ngành này bởi ngành giấy phải đối mặt với nhiều thách thức cũng như quy mô sản xuất. Điều đáng nói hơn là do dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, các thiết bị lao động,… Đặc biệt hoạt động xuất khẩu không được thuận lợi giữa các nước.

Nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro thiếu nguyên liệu sản xuất và giá cao do nguồn cung ứng giấy chủ yếu ở nước ngoài mà ảnh hưởng của dịch bệnh thì khả năng nhập khẩu khó khăn, trong khi đó nguồn thu gom trong nước chất lượng lại không cao, không đáp ứng được công suất của các doanh nghiệp cao. 

Vậy trên đây là những thông tin tổng quan về ngành giấy trong năm 2021 cũng như một số mã cổ phiếu tiềm năng được niêm yết trên sàn chứng khoán. Nếu nhà đầu tư muốn tìm hiểu và đầu tư vào ngành giấy, vậy những mã cổ phiếu trên có thể là lựa chọn thích hợp dành cho bạn. 

Có thể bạn quan tâm:

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC