Danh sách mã cổ phiếu ngành gỗ tiềm năng nên đầu tư trong năm 2022

0
Cổ phiếu

Tổng quan về ngành gỗ trong năm 2021

Tổng quan về ngành gỗ trong năm 2021

Tổng quan về ngành gỗ trong năm 2021

Ngành gỗ Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh sau thời gian chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid. Trong 9 tháng đầu năm, giá trị gỗ và lâm sản đạt 9,7 tỷ đô (tăng 45% so với cùng kỳ). Sản lượng gỗ đạt 11,14 tỷ đô (tăng 31% so với cùng kỳ).
Trong thời kỳ dịch bệnh diễn ra, nhiều người hoạt động và làm việc online tại nhà rất nhiều, chính vì vậy họ có như cầu trang trí thiết bị bàn ghế mới nhằm tạo không gian mới cho căn nhà từ đây giúp thị trường đồ gỗ tăng cao hơn ở nhiều thị trường. Trong khi đó, đồ gỗ Việt Nam rất hấp dẫn người tiêu dùng và được các doanh nghiệp tuân thủ rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ. 

Theo hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã nhận đơn hàng xuất khẩu cho đến hết năm 2021, một số đã nhận đơn của năm 2022. 

Cùng với đó theo công bố của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản 11 tháng năm 2021 đạt 14,27 tỷ USD, tăng tới 21% so với năm 2020. Đáng chú ý, ước giá trị xuất khẩu cả năm 2021 đạt 15,6 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2020 và vượt kế hoạch đặt ra (14 tỷ USD). Giá trị xuất siêu cao, ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2020.

Trong đó, riêng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2020; lâm sản ngoài gỗ 1,1 tỷ USD, tăng 29,5%. Không chỉ vậy, giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản vào một số thị trường truyền thống giữ mức tăng trưởng cao, cụ thể: Trung Quốc 23,7%; Hoa Kỳ 21,4%; EU 14,4 %; Nhật Bản 6,7%; Hàn Quốc 5,7%.

Đánh giá sơ bộ về kết quả ngành gỗ trong năm 2021, chủ yếu là về xuất khẩu, thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhìn nhận, đây là con số đáng tự hào trong bối cảnh khó khăn bủa vây, nhất là khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ. Trong đó, 70% hoạt động sản xuất của ngành nằm ở vùng tâm dịch Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ. Nhiều nhà máy phải đóng cửa, dừng hoạt động. Đáng chú ý là diễn ra vụ việc Điều tra 301 của Chính phủ Hoa Kỳ về khai thác và thương mại gỗ của Việt Nam khi đây là thị trường chiếm thị phần rất lớn (gần 60%) của ngành gỗ và lâm sản,… Mặc dù trong bối cảnh khó khăn đó, với vào cuộc của các bộ, ngành và đặc biệt là sự nỗ lực, vượt khó, sáng tạo, của các doanh nghiệp, hiệp hội đã tạo nên kết quả thành công này.

Xem thêm: Cổ phiếu ngành xây dựng cầu đường nên đầu tư

Nhóm cổ phiếu ngành gỗ có xu hướng tăng đáng để đầu tư

Cổ phiếu ngành xuất khẩu gỗ

Nguồn cung trong ngành gỗ xuất khẩu là một trong những kỳ vọng được chờ đợi của các nhà đầu tư hiện nay khi thị phần gỗ xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh trong bối cảnh thiệt hại do cháy rừng ở Amazon và Australia tại điều kiện cho ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam chiếm ưu thế hơn. Đơn hàng xuất khẩu gỗ tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021, đặc biệt gỗ ngoài trời từ Việt Nam được đẩy mạnh, đưa Việt Nam vào top 15 trở thành nước xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới. Dự trữ ngành gỗ xuất khẩu có triển vọng từ cuối năm 2020 Trong giai đoạn mạnh mẽ như hiện nay, kỳ vọng của các nhà đầu tư khi rót vốn đầu tư vào thị trường gỗ xuất khẩu là định hướng tốc độ tăng trưởng cao của ngành gỗ nói chung và sẽ mang lại giá trị lớn cho thị trường gỗ nói riêng. Đây là một mục tiêu chung của các nhà đầu tư trong việc đánh giá tiềm năng phát triển của nhóm gỗ trong ngành gỗ xuất khẩu.

Cổ phiếu khai thác, chế biến gỗ

Bên cạnh đó khi ngành gỗ xuất khẩu tăng nhanh thì việc đẩy mạnh công nghiệp khai thác và chế biến gỗ sẽ ngày càng trở nên cần thiết. Khi trên đà tăng trưởng nhanh ngành công nghiệp chế biến gỗ cũng là thị phần nhiều nhà đầu tư đang nhắm tới khi nó có sức hấp dẫn hơn trong thời điểm hiện tại so với những ngành khác. 

Khi thị trường xuất khẩu gỗ càng tăng, đi đôi với ngành khai thác và chế biến gỗ cũng sẽ tăng trưởng theo, thế nên nhóm cổ phiếu này hiện nay là nhóm nhận được nhiều sự quan tâm từ nhà đầu tư. Trong đó các quỹ đầu tư cũng đang tìm kiếm doanh nghiệp trong ngành gỗ để gia tăng vị thế đầu tư của mình. Đây là dấu hiệu khả quan cho các thị trường khai thác, chế biến và xuất khẩu gỗ của các doanh nghiệp.

Cổ phiếu ngành nội thất

Trong điều kiện hiện nay, nhờ việc kiểm soát tốt được dịch bệnh, nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tăng cao, không ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong nước nên nhóm cổ phiếu đồ gỗ đang có diễn biến tích cực hơn. Hướng phát triển đồ gỗ bị ảnh hưởng và suy yếu do dịch bệnh, Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và sẽ xuất khẩu sang các nước lớn trong thời gian tới.

Danh sách các mã cổ phiếu ngành gỗ niêm yết trên sàn chứng khoán

  • Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành – HOSE: TTF
  • Công ty CP gỗ An Cường – OTC: AnCuong
  • Công ty CP Minh Hữu Liên – mã MHL
  • CTCP Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (HOSE: SAV)
  • CTCP Sơn Hà Sài Gòn (HOSE: SHA)
  • CTCP Hàng Gia dụng Quốc tế (OTC: ICPC)
  • CTCP Đầu tư BKG Việt Nam (HOSE: BKG)
  • Công ty CP chế biến gỗ Thuận An – HOSE: GTA
  • Công ty CP chế biến gỗ Đức Thành – HOSE: GDT
  • Công ty CP Phú Tài – PTB: HOSE: PTB
  • Tổng công ty lâm nghiệp Vinafor – HNX: VIF
  • Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai – HOSE: DLG
  • CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Thăng Long (HOSE – TLD)

Những mã cổ phiếu trên sàn chứng khoán tốt nên đầu tư trong năm 2022

 GDT – Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành

GDT - Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành

GDT – Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành

Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành tiền thân là Cơ sở Chế biến Gỗ Tam Hiệp do ông Lê Ba sáng lập, công ty được thành lập từ ngày 19/05/1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 105 triệu đồng và 60 công nhân. Đến ngày 08/08/2000, Công ty TNHH Chế biến Gỗ Đức Thành đã chuyển đổi loại hình công ty và trở thành Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành. Hiện nay hoạt động chính của công ty là tập trung vào chế biến và sản xuất gỗ, gia tăng nhu cầu nhập khẩu và sản xuất 

Giá cổ phiếu của công ty hiện đang giao dịch ở mức 55.600 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá không phải là quá lớn thế nhưng vẫn tồn tại nhiều cơ hội tăng trưởng lớn. Hơn nữa hoạt động phân chia lợi nhuận của công ty cũng đều đặn, tình hình kinh doanh ổn định, vậy nên mã cổ phiếu GDT được xem là mã cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng mạnh trên thị trường chứng khoán. 

Về doanh thu trong năm 2021, công ty đạt 210 tỷ đồng tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các đơn hàng xuất khẩu với tổng trị giá lên đến hơn 14,5 triệu USD, cùng với đó kế hoạch chia cổ tức trong năm 2021 là 50%. 

Thông tin niêm yết

  • Nhóm ngành: Sản xuất Đồ gia dụng
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Mã chứng khoán: GDT
  • Vốn điều lệ: 179,803,580,000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 17,980,358 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 17,711,198 cổ phiếu

PTB – Công ty cổ phần Phú Tài 

PTB - Công ty cổ phần Phú Tài

PTB – Công ty cổ phần Phú Tài

Được thành lập ngày 10/12/1994 theo Tư lệnh Quân khu 5 quyết định thành lập Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Phú Tài gọi tắt là Công ty Phú Tài. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2005. Sang đến năm 2004, công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần. Hiện nay hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất sản phẩm bàn ghế ngoài trời và trang trí nội thất, sản phẩm chế biến từ đá granite tự nhiên phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, kinh doanh dịch vụ xe du lịch cho hàng ô tô Toyota Việt Nam, cung ứng gỗ nguyên liệu chất lượng cao.

Ngày 20/05/2011, Công ty được chấp nhận niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM với mã giao dịch PTB. Và hiện nay giá cổ phiếu đang được giao dịch với mức giá 103.600 đồng/cổ phiếu, xét về cổ phiếu thì đây là mã có giá khá cao tuy nhiên thuộc nhóm đầu tư an toàn hơn thay vì tiềm năng. 

Về hoạt động kinh doanh trong năm 2021, doanh thu trong 6 tháng đầu năm lên đến 3.062,9 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 286,9 tỷ đồng, con số này lần lượt tăng trưởng 19% và 55% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó với lĩnh vực gỗ lợi nhuận trước thuế đạt 162,1 tỷ đồng, chiếm 56,5% tổng lợi nhuận trước thuế và tăng trưởng 95% so với cùng kỳ. Như vậy cho thấy tiềm năng của mảng kinh doanh gỗ.

Thông tin niêm yết

  • Mã chứng khoán: PTB
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Vốn điều lệ: 485,994,410,000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 48,599,441 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 48,597,477 cổ phiếu

ACG – Công ty gỗ An Cường 

ACG - Công ty gỗ An Cường

ACG – Công ty gỗ An Cường

Công ty cổ phần Gỗ An Cường là đơn vị sản xuất cung cấp nguyên vật liệu trang trí nội thất và vật liệu trang trí hàng đầu tại Việt Nam tại khu vực từ năm 1994. Tiền thân là Công ty TNHH Sản xuất Hàng nội thất Phương Vân Anh, hiện nay công ty là nhà sản xuất nội thất và xuất khẩu cho nhiều thương hiệu nội thất nổi tiếng tại Nhật Bản, Đông Nam Á, Mỹ và Châu Âu. Cùng với đó công ty có quy mô hơn 3.000 nhân viên và hơn 27 showroom trên toàn quốc, cùng với hệ thống đại diện nước ngoài như Mỹ, Úc, Nhật, Canada, và các nước Đông Nam Á….

Ngày 10/06/2014, Công ty TNHH Sản xuất Hàng nội thất Phương Vân Anh chuyển đổi thành công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty cổ phần Gỗ An Cường, với vốn điều lệ là 120 tỷ đồng.

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành và cổ phiếu đang niêm yết hiện nay cân bằng, cùng với đó mặc dù niêm yết trên sàn Upcom thế nhưng ACG có sức bật mạnh mẽ, đặc biệt hơn công ty là một trong những đơn vị nắm hơn 55% thị phần nguyên vật liệu trang trí nội thất và vật liệu trang trí phân khúc trung cao cấp tại Việt Nam.

Công ty đặt mục tiêu đạt 70% thị phần trong nước ở phân khúc trung và cao cấp là doanh nghiệp số 1 Việt Nam và khu vực về vật liệu, giải pháp và nội thất làm từ gỗ công nghiệp.

Bên cạnh đó ACG cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khó tính, tập trung chủ yếu vào thị trường tại Mỹ. Tỷ trọng xuất khẩu trên doanh thu tăng từ 6% trong năm 2018, lên đến hơn 20% trong năm 2021.

Thông tin cổ phiếu 

  • Sàn niêm yết: Upcom
  • Mã chứng khoán ACG
  • Vốn điều lệ: 876,503,440,000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 87,650,344 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 87,650,344 cổ phiếu

VIF – Tổng công ty Lâm nghiệp Việt nam 

VIF - Tổng công ty Lâm nghiệp Việt nam

VIF – Tổng công ty Lâm nghiệp Việt nam

Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam – công ty cổ phần, tên giao dịch Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (VINAFOR), tiền thân là Tổng công ty Lâm sản Việt Nam được thành lập ngày 04/10/1995 của Bộ Lâm nghiệp cũ trên cơ sở sáp nhập 10 Tổng công ty và Liên hiệp các xí nghiệp thuộc Bộ Lâm nghiệp cũ, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam được tổ chức lại theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, trong đó Công ty mẹ là Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam – Công ty TNHH MTV vào ngày 25/11/2009 theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hoạt động kinh doanh chính của công ty tập trung chủ yếu vào mảng lâm nghiệp như trồng, quản lý và kinh doanh rừng, giống lâm nghiệp; sản xuất chế biến và chế biến gỗ đồ mộc mỹ nghệ, chế chế biến gỗ và kinh doanh xuất nhập khẩu.  

Trải qua hàng chục năm xây dựng và phát triển, Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế là doanh nghiệp đa sở hữu, đa lợi ích, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Tiêu chí hoạt động chính của Tổng công ty là: “Từ trồng rừng đến sản phẩm” với mục tiêu kinh tế xã hội môi trường, trong đó lấy mục tiêu kinh tế làm trọng tâm.

Hiện nay giá cổ phiếu VIF đang giao dịch ở mức 19.200 đồng/cổ phiếu, đây là mức giá khá thấp và cũng được coi là hợp lý để nhà đầu tư mua và đầu tư dài hạn. Mặc dù là công ty thuộc nhà nước thế nhưng công ty mới niêm yết nên cũng không có mức giá quá cao. Đặc biệt hơn hoạt động chia cổ tức của doanh nghiệp cũng khá đều đặn, mặc dù trong năm 2021 do ảnh hưởng từ đại dịch khiến cho kết quả kinh doanh của công ty đi xuống, thế nhưng đến cuối năm 2021, các kết quả có sự khả quan về ngành gỗ, nhu cầu về rừng cũng như việc khai thác lâm nghiệp.  

Thông tin niêm yết 

  • Mã chứng khoán: VIF
  • Sàn niêm yết: HNX
  • Nhóm ngành: Lâm nghiệp
  • Vốn điều lệ: 3,500,000,000,000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 350,000,000 cổ phiếu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 350,000,000 cổ phiếu

GTA – Công ty gỗ Thuận An

GTA - Công ty gỗ Thuận An

GTA – Công ty gỗ Thuận An

Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An tiền thân là doanh nghiệp cổ phần 100% vốn Nhà nước do 10 doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Cao su Việt Nam được thành lập ngày 24/12/2001. Đến nay công ty là một trong những đơn vị đi đầu trong sản xuất và chế biến gỗ, cùng nhiều hoạt động khác như khai thác và sơ chế gỗ, cưa xẻ gỗ thành ván; bảo quản gỗ; sản xuất gỗ dán; sản xuất đồ gỗ xây dựng; sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ. Lắp đặt đồ gỗ trong xây dựng, mua bán nội thất gỗ. 

Ngày 23 tháng 07 năm 2007, chính thức niêm yết tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP. HCM với mã GTA. Và hiện nay giá cổ phiếu đang giao dịch ở mức giá 17.350 đồng/cổ phiếu. Về hoạt động kinh doanh năm cũng khá ổn định, tuy chưa có nhiều sự tăng trưởng đáng quan tâm nhưng vẫn giữ được sự phát triển cơ bản không ảnh hưởng từ dịch Covid quá nhiều trong năm 2021.

Thông tin niêm yết 

  • Nhóm ngành: Nội thất
  • Mã chứng khoán: GTA
  • Sàn Hose: Hose
  • Vốn điều lệ: 104,000,000,000 đồng
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 10,400,000 cổ phiếu 
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 9,830,000 cổ phiếu

Có nên đầu tư vào cổ phiếu ngành gỗ hay không? 

Đối với những công ty chuyên về lĩnh vực gỗ thì đặc thù chung của ngành này là phát triển chậm, không có nhiều yếu tố có thể bứt phá, cùng với đó là phải phụ thuộc nhiều yếu tố liên quan đến nguồn nguyên liệu… các sản phẩm về gỗ hiện nay cũng khá được nhiều người quan tâm. Thế nhưng với những đặc trưng không quá nhiều sự thay đổi, mang tính truyền thông kèm theo đó là hiện nay có nhiều sự thay đổi mới về mảng nội thất, đồ gia dụng nên gỗ dường như rất kén khách hàng hiện nay. 

Tuy nhiên đối với thị trường nước ngoài, thì lại rất ưa chuộng đồ gỗ vậy nên nếu bạn lựa chọn đầu tư vào các cổ phiếu gỗ thì ưu tiên công ty xuất nhập khẩu gỗ hơn so với mã cổ phiếu của doanh nghiệp gỗ sản xuất trong nước. Chưa kể đến sức cầu đi xuống, người dân chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, nguồn thu không có nên không còn mặn mà với mua sắm các thiết bị nội thất trong gia đình hay xây dựng nhà cửa. 

Đặc biệt sự kỳ vọng của các doanh nghiệp ngành gỗ có lẽ đến từ sức mua trong nước, nhưng nếu xét về lâu dài thì còn nhiều khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh gỗ tại Việt Nam. Kết hợp với sức mua giảm, nhu cầu về các sản phẩm về gỗ cũng giảm theo từ đó có thể dẫn đến nguy cơ lạm phát, thiếu nhân lực tại nhà xưởng khiến nhiều doanh nghiệp phải điêu đứng khi chịu ảnh hưởng do dịch bệnh vào những cuối năm 2021. Đối với ngành gỗ thì các mã cổ phiếu cũng không nhiều thế nên nếu bạn muốn đầu tư vào cổ phiếu ngành này thì nên chú trọng phân tích và định giá cổ phiếu một các chính xác và hiệu quả nhất, tránh những mã cổ phiếu có mức giá quá cao hay mức giá bị pha loãng để tránh những rủi ro khi đầu tư. 

Có thể bạn quan tâm:

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC