Thông tin những mã cổ phiếu ngành dệt may tiềm năng 

0
Cổ phiếu

Tình hình cổ phiếu ngành dệt may 

Tình hình cổ phiếu ngành dệt may hiện nay ra sao?

Tình hình cổ phiếu ngành dệt may hiện nay ra sao?

Trong năm 2021, tại thị trường nước ta, tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 39 tỷ USD (tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019), dù có sự gián đoạn kéo dài do chính sách giãn cách xã hội trong quý III/2021. Trong khi đó, mức tăng trưởng bình quân trong 5 năm trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra vẫn được duy trì ở mức 10%.

11 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sợi của Việt Nam đạt 5,1 tỷ USD (tăng 38% so với 11 tháng năm 2020), trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc, chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu sợi và tăng 44%. 

Công ty chứng khoán SSI cho biết, các công ty sản xuất sợi đạt kết quả nổi bật, đặc biệt là các công ty sản xuất sợi bông (sợi polyester thường ít biến động về giá hơn). Có thể thấy, hầu hết các công ty sản xuất sợi đều có mức tăng trưởng mạnh, điển hình là STK (lợi nhuận tăng 171% so với cùng kỳ) và ADS (lãi ròng tăng 3.483% so với cùng kỳ) trong 9 tháng năm 2021.

Các công ty dệt may niêm yết trên sàn chứng khoán lại có kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 trái chiều với các công ty có trụ sở ngoài miền Bắc như TNG và MSH không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp giãn cách xã hội trong quý III/2021. Và các công ty trong khu vực này công bố mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 31% và 105% so với cùng kỳ. Ngược lại VGG và TCM, có mức giảm đáng kể lần lượt là 44% và 41% so với cùng kỳ. Trong 5 năm qua, các mã cổ phiếu ngành dệt may giao dịch với hệ số P/E trung bình là 8x.

Tuy nhiên trong năm 2021, toàn bộ ngành đã được định giá lên 14x, được hỗ trợ bởi sự thay đổi của ngành sợi và triển vọng trung hạn tích cực của ngành may mặc khi một số công ty đã và đang mở rộng công suất. 

Nhìn chung, cổ phiếu ngành dệt may năm 2021 tăng bình quân 111% so với đầu năm, cao hơn 77% so với chỉ số VN-Index. Và những mã cổ phiếu hiệu quả nhất bao gồm VGT (+173%), MSH (+120%), STK (+186%), TNG (+139%), NDT (+456%) và ADS (+385%). Các công ty đều được định giá lại và có hiệu suất tốt hơn chỉ số VN-Index trong năm do kết quả lợi nhuận từ cả ngành dệt may và sợi chuyển biến mạnh mẽ, vươn khỏi mức thấp trong năm 2020.  

Triển vọng cổ phiếu ngành dệt may 

Về triển vọng trong ngành dệt may, SSI Research đánh giá doanh thu tổng thể thời trang toàn cầu dự kiến sẽ được phục hồi hoàn toàn vào năm 2022, với động lực tăng trưởng có thể từ Mỹ và Trung Quốc. 

Tuy nhiên thị tường vẫn sẽ có chút khó khăn do nhiều yếu tố gây cản trở như bối cảnh tắc nghẽn logistics, việc sản xuất bị gián đoạn, chi phí vận chuyển cao và tình trạng thiếu nguyên liệu. Những yếu tố này tiếp tục là tăng chi phí đầu vào và mất cân đối giữa cung và cầu. Bởi vậy, người tiêu dùng có thể chịu mức giá cao hơn và các công ty sản xuất có mức biên lợi nhuận thu hẹp.

Ở Việt Nam, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự tính kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 43 tỷ USD (tăng 10% so với 2021), theo giả định dịch bệnh bắt đầu giảm dần trong quý I/2022, và đạt 41 tỷ USD (tăng 5%) với kịch bản dịch bệnh sẽ bắt đầu giảm dần trong quý II/2022.

Công ty SSI đánh giá, ngành sợi trong năm 2022 sẽ dần tìm được điểm cân bằng sau khi tăng trưởng nhanh ở năm 2021, theo đó giá bông sợi sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2022 nhưng khả năng cao sẽ được đề xuất giảm dần vào nửa cuối năm 2022 này. 

Trong 6 tháng đầu năm 2022 này, giá sợi bông và sản lượng sản xuất sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, và biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất bông có thể sẽ được điều chỉnh vào nửa tháng cuối năm. Do đó, SSI Research ước tính hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc sẽ có biên lợi nhuận gộp giảm so với năm 2021 do chi phí vải đầu vào cao trong 6 tháng đầu năm 2022.

Cùng với đó Bộ Công Thương đã áp thuế nhập khẩu 5 năm đối với sợi polyester (loại POY, DTY và FDY) có hiệu lực từ ngày 16/10/2021 với các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc (17,5%), Ấn Độ (54,9%), Indonesia (21,9%) và Malaysia (21,5%).

Xem thêm: Danh sách những mã cổ phiếu ngành công nghệ tiềm năng nên đầu tư

Thông tin những mã cổ phiếu ngành dệt may tiềm năng

VGT – Tập đoàn Dệt may Việt Nam 

Tập đoàn Dệt May Việt Nam tên gọi tắt là Vinatex được thành lập ngày 29/04/1995, là một Tập đoàn kinh tế Nhà nước của Việt Nam, tổ hợp công ty bao gồm công ty mẹ Tập đoàn Dệt – May Việt Nam, các đơn vị nghiên cứu đào tạo, gần 120 công ty con, công ty liên kết là các công ty cổ phần, kinh doanh đa lĩnh vực từ sản xuất – kinh doanh hàng dệt may đến hoạt động thương mại dịch vụ; có hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ, hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư vào lĩnh vực hỗ trợ ngành sản xuất chính dệt may…

Ngày 13/01/2017 Tập đoàn Dệt may Việt Nam chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán UPCOM. Là tổng công ty đứng đầu ngành dệt may ở Việt Nam vậy nên mã cổ phiếu hiện tại cũng đứng ở vị trí đầu tiên top 10 mã cổ phiếu ngành dệt may tốt nhất, phát triển nhanh nhất trên các sàn giao dịch chứng khoán.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Dệt may

Vốn điều lệ: 5,000,000,000,000 đồng

Sàn giao dịch: Upcom 

Mã giao dịch: VGT 

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 500,000,000 cổ phiếu 

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 500,000,000 cổ phiếu 

TCM – CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công 

Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công được thành lập năm 1967, tiền thân là Hãng Tái Thành Kỹ nghệ Dệt. Tháng 08/1976 được chuyển thành Xí nghiệp quốc doanh với tên gọi Nhà máy Dệt Tái Thành, sau đó lần lượt được đổi tên thành Nhà máy Dệt Thành Công, Công ty Dệt Thành Công. Năm 2000 đổi tên thành Công Ty Dệt May Thành Công. Tháng 07/2006, chuyển đổi hình thức hoạt động thành Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công. Đến ngày 15/10/2007 Công ty bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh với mã giao dịch TCM. 

Thông tin cổ phiếu

Nhóm ngành: Dệt may

Vốn điều lệ: 806,559,920,000 đồng

Mã cổ phiếu: TCM 

Sàn giao dịch: HOSE 

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 75,147,671 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 71,260,358 cổ phiếu

KMR – Công ty cổ phần Mirae 

Công ty Cổ phần Mirae tiền thân là Công ty TNHH Mirae Fiber VN, được thành lập ngày 15/11/2001. Ngày 23/06/2008 Công ty niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp. HCM (HOSE). 

Hoạt động kinh doanh chính là sản xuất chăn ga gối đệm và cung cấp sợi bông cho các công ty sản xuất bông đệm, tấm bông. Hiện nay công ty đang có mã cổ phiếu đứng ở vị trí thứ ba trong top 10 mã cổ phiếu ngành dệt may tốt nhất, phát triển nhanh nhất trên các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Dệt may

Vốn điều lệ: 568,814,430,000 đồng

Mã giao dịch: KMR 

Sàn giao dịch: HOSE 

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 56,881,443 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 56,877,807 cổ phiếu

MSH – CTCP May Sông Hồng 

Công ty CP May Sông Hồng được thành lập ngày 1/7/1988, ban đầu được thành lập với tên gọi Xí nghiệp May 1/7, là doanh nghiệp quốc doanh thuộc sở hữu của Nhà nước với quy mô 100 người.

Công ty là một trong những đơn vị sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm lớn hàng đầu Việt Nam. Với hơn 20 xưởng sản xuất được xây dựng và quản lý tập trung trong phạm vi tỉnh Nam Định, có lợi thế về vị trí địa lý gần sân bay, cảng biển, nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng với chi phí cạnh tranh, bộ máy quản lý là người Việt Nam, kết hợp thêm việc tuyển dụng các chuyên viên quốc tế đầu ngành, công ty đã và đang trở thành đối tác tin cậy của rất nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng trên toàn thế giới.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Dệt may

Sàn giao dịch: HOSE 

Mã giao dịch: MSH 

Vốn điều lệ: 500,094,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 50,009,400 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 50,009,400 cổ phiếu 

VGG – Tổng CTCP May Việt Tiến 

Tổng CTCP May Việt Tiến tiền tân là một xí nghiệp may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty” tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài  một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân.

Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến. Đến ngày 13/11/1979 xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Mặc dù vậy nhờ sự hỗ trợ từ các đơn vị doanh nghiệp cùng ngành, Việt Tiến đã dần đưa đơn vị đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường.

Đến ngày 10-3-2016 trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển thương hiệu, Tổng CTCP May Việt Tiến đã chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và nhanh chóng trở thành công ty có mã cổ phiếu tốt nhất đứng ở vị trí thứ năm top 10 mã cổ phiếu ngành dệt may tốt nhất, phát triển nhanh nhất trên các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Thông tin cổ phiếu

Nhóm ngành: Dệt may

Sàn giao dịch: Upcom 

Mã giao dịch: VGG

Vốn điều lệ: 441,000,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 44,100,000 cổ phiếu 

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 42,000,000 cổ phiếu 

M10 – Tổng công ty May 10 – CTCP 

Tổng công ty May 10 tiền thân là các công xưởng sản xuất quân trang đặt tại chiến khu Việt Bắc. Các xưởng may ra đời từ năm 1946 để phục vụ bộ đội kháng chiến chống Pháp. Hiện nay May 10 là thương hiệu công sở dẫn đầu và là đối tác cung cấp trang phục cho các tập đoàn, các Tổng công ty… 

Công ty là một doanh nghiệp đa ngành, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may thời trang, kinh doanh thời trang bán lẻ, dịch vụ khách sạn, nhà hàng. Hiện nay hệ sinh thái công ty có 18 đơn vị thành viên tại 7 tỉnh thành trong cả nước, hơn 12.000 lao động với trên 60 cửa hàng và gần 200 đại lý trên toàn quốc. 

Ngày 10-01-2018, công ty chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và hiện nay Tổng công ty May 10 – CTCP đang có mã cổ phiếu đứng ở vị trí thứ tám top 10 mã cổ phiếu ngành dệt may tốt nhất, phát triển nhanh nhất trên các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Thông tin cổ phiếu 

Nhóm ngành: Dệt may

Sàn giao dịch: Upcom 

Mã giao dịch: M10 

Vốn điều lệ: 302,400,000,000 đồng

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 30,240,000 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 30,239,756 cổ phiếu

Trên đây là một số thông tin về cổ phiếu của một số doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam, cùng với đó là tình hình kinh doanh cũng như triển vọng phát triển trong ngành trong năm 2022 này. Bài viết trên mang tính tham khảo, nhà đầu tư có thể tìm kiếm những mã cổ phiếu tốt và tiềm năng trên thị trường để đầu tư mua bán cổ phiếu uy tín, chất lượng và có thể mang lại lợi nhuận cao cho mình. Chúc các bạn đầu tư thành công. 

Xem thêm:

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC