Giá trị sổ sách cổ phiếu là gì? Yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sổ sách 

0
Cổ phiếu

Giá trị sổ sách cổ phiếu là gì? 

Giá trị sổ sách cổ phiếu là gì?

Giá trị sổ sách cổ phiếu là gì?

Giá trị sổ sách của cổ phiếu, đây là một khái niệm được dùng nhiều trong kế toán. Theo đó giá trị sổ sách (Book Value) là giá trị của một tài sản theo số dư tài khoản trong bảng cân đối kế toán. 

Book value là giá trị của doanh nghiệp được đánh giá theo giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đó sau đó trừ đi các chi phí nợ. Trong trường hợp nếu như công ty phá sản, thì giá trị sổ sách chính là số tiền còn lại mà các cổ đông có thể nhận được sau khi tài sản được thanh lý và chi trả các khoản nợ. 

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, giá trị ghi sổ dựa trên nguyên giá của tài sản trừ đi khoản khấu hao. Theo truyền thống, giá trị sổ sách của doanh nghiệp là giá trị của tất cả các tài sản trừ đi  nợ phải trả.

Giá trị sổ sách của cổ phiếu viết tắt là BVPS (Book Value Per Share). Đây là phần giá trị được xác định theo giá trị sổ sách tính trên một cổ phiếu đang lưu hành. 

Cách tính giá trị sổ sách BVPS

Chỉ số BVPS được tính theo công thức sau:

BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình) / Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Trường hợp doanh nghiệp có nợ, được tính như sau:

BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình – Nợ)/Số lượng cổ phiếu phát hành

Trong đó:

  • Tài sản vô hình = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế.
  • Nợ phải trả = Nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn. 

Ý nghĩa của chỉ số giá trị sổ sách cổ phiếu BVPS 

Giá trị sổ sách của cổ phiếu đóng vai trò quan trọng trong, các nhà đầu tư thường dựa vào chỉ số P/B để so sánh giá cổ phiếu trên thị trường với giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Qua đó nhà đầu tư sẽ nắm được tình hình thị trường ở thời điểm hiện tại. 

Cụ thể chỉ số P/B là hệ số giá trị sổ sách – Price per book value để so sánh giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường và giá trị sổ sách thực tế của doanh nghiệp. Công thức tính chỉ số P/B là:

P/B = Giá thị trường của cổ phiếu/ Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu.

Trong đó nếu: 

  • P/B > 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường lớn hơn giá trị sổ sách.
  • P/B = 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường tương đồng với giá trị sổ sách.
  • P/B < 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường thấp hơn với giá trị sổ sách.

Xem thêm Công thức tính lãi cơ bản 

Trong trường hợp nếu giá trị P/B cao tức là giá trị của doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp có nhiều tài sản vô hình hoặc đang vay nợ nhiều, có vốn để xoay vòng kinh doanh. gia tăng gia sản xuất. Còn nếu giá trị P/B thấp tức là giá trị tài sản của doanh nghiệp lớn, ít vay nợ, chủ yếu dùng vốn của mình để sản xuất kinh doanh.

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sổ sách của cổ phiếu 

Giá trị sổ sách của cổ phiếu luôn có sự thay đổi, có lúc sẽ giảm hoặc giảm tùy vào hoạt động kinh doanh, quyết định của doanh nghiệp. Tất nhiên với bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn giá trị của cổ phiếu luôn là tốt nhất. Tuy nhiên có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức giá này. Cụ thể như sau:  

Lợi nhuận ròng 

Thu nhập ròng thể hiện thu nhập thực tế của công ty sau khi hạch toán tất cả các chi phí và thuế. Khi một công ty tạo ra thu nhập ròng, giá trị ghi sổ của cổ phiếu sẽ tăng lên. Nếu các công ty và hoạt động có kế hoạch tạo ra lợi nhuận ròng lớn, giá trị sổ sách của cổ phiếu sẽ tăng lên – tất nhiên, đây chính là điều mà các nhà đầu tư cổ phiếu luôn mong đợi nhất.

Lỗ ròng 

Lỗ ròng xảy ra khi chi phí vượt quá doanh thu hoặc tổng doanh thu  trong một khoảng thời gian. Nói một cách đơn giản, lỗ ròng trong kinh doanh là “thu nhập trên chi phí”. Khi công ty chuyển sang thua lỗ, nghĩa là lợi nhuận ròng âm. Nếu công ty bị lỗ ròng chưa chắc đã phá sản. Công ty có thể sử dụng vốn vay để tự hỗ trợ. Đồng thời, số tiền tương tự được chuyển sang bảng cân đối kế toán làm giảm dự phòng, điều này có nghĩa là giảm theo giá trị sổ sách.

Cổ tức 

Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của công ty, phần lợi nhuận này có thể được lấy từ lãi ròng hoặc nguồn dự trữ của công ty.

Các công ty có thể trả cổ tức bằng tiền thông qua việc chuyển khoản hoặc cổ tức bằng cổ phiếu phiếu. Tuy nhiên dù trả bằng hình thức nào thì thời điểm trả cổ tức, giá trị sổ sách của công ty sẽ giảm. 

Mua lại cổ phần 

Đôi lúc các công ty thường mua cổ phiếu của chính họ trên thị trường. Số cổ phiếu này có thể thuộc sở hữu của các cổ đông hoặc nhà đầu tư tự do. Số tiền công ty sử dụng để mua cổ phần được điều chỉnh trong báo cáo tài chính, các tài khoản này làm giảm giá trị sổ sách của công ty. 

Tỷ lệ giá trên giá trị sổ sách 

Tỷ lệ giá và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu là một trong những tỷ lệ tài chính được sử dụng nhiều nhất liên quan đến cổ phiếu. 

Để một nhà đầu tư có thể sử dụng tỷ lệ P/B kiểm tra cổ phiếu tốt, nhà đầu tư có thể xem xét về tỷ số của nó. Nếu tỷ lệ P/B vượt quá 1,5 có nghĩa là cổ phiếu đang bị định giá quá cao, theo như Benjamin Graham – một nhà kinh tế học, doanh nhân và là nhà đầu tư nổi tiếng và chuyên nghiệp người Anh-Mỹ cho rằng, nếu nhà đầu tư trả khoảng 1,5 lần giá trị sổ sách để mua cổ phiếu thì cơ hội lỗ sẽ giảm xuống đáng kể. 

Tác động của chỉ số ROE đến giá trị sổ sách P/B

Qua nhiều nghiên cứu, người ta chỉ ra rằng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số P/B là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Nếu ROE càng cao, P/B càng lớn thì các nhà đầu tư sẽ tìm cơ hội đầu tư tại những doanh nghiệp có ROE cao nhưng P/B còn thấp bởi họ sẽ cho rằng giá cổ phiếu hiện tại đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng sẽ có những doanh nghiệp có đồng thời cả hai chỉ số ROE cao và P/B cao như VNM, VIC,… được định giá quá cao, nhà đầu tư cũng sẽ sẵn sàng bỏ ra một cái giá gấp nhiều lần giá trị sổ sách để mua với kỳ vọng công ty còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Những hạn chế của giá trị sổ sách của một cổ phiếu 

Việc áp dụng chỉ số P/B cho việc đánh giá cổ phiếu không phải là điều ưu tiên nhất. Hình thức này còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Đặc biệt là với những doanh nghiệp phụ thuộc vào tài sản vô hình, việc áp dụng chỉ số P/B sẽ không phù hợp bởi sẽ tồn tại một số hạn chế đó là: 

  • Giá trị sổ sách được báo cáo định kỳ theo quý hoặc theo năm vậy nên chỉ khi công ty phát hành báo cáo tài chính thì các nhà đầu tư mới biết được giá trị sổ sách trên một cổ phiếu để định giá doanh nghiệp và có thể nắm bắt khái quát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó trong khoảng thời gian qua. 
  • Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu là mục kế toán, nó có thể điều chỉnh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải báo cáo giá trị sổ sách cao hơn do quy tắc thực hành kế toán khấu hao kể cả trong trường hợp giá trị sổ sách đó có thể giảm. 
  • Các loại máy móc thiết bị công nghệ sẽ có tuổi thọ giảm, nhanh bị lỗi thời. Tuy nhiên giá trị sổ sách đó phải cao hơn thực tế. 
  • Giá trị sổ sách không xét đến các trường hợp nếu doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị là, tài sản đảm bảo khoản vay. 

Vậy trên đây tôi đã giới thiệu và chia sẻ về giá trị sổ sách của cổ phiếu doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết trên đây nhà đầu tư có thể căn cứ đánh giá tài sản cổ phiếu sở hữu của mình. Chúc các bạn thuận lợi trong việc đầu tư cổ phiếu. Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn, nếu bạn nào có thắc mắc về đầu tư cổ phiếu hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé.

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC