Nhận định tình hình cổ phiếu nhóm ngành xây dựng

0
Cổ phiếu

Có nên đầu tư cổ phiếu ngành xây dựng?

Có nên đầu tư cổ phiếu nhóm ngày xây dựng hay không?

Có nên đầu tư cổ phiếu nhóm ngày xây dựng hay không?

Ngành xây dựng và vật liệu xây đang trở thành xu hướng thu hút nhiều nhà đầu tư, ngành có triển vọng cao khi nhu cầu thiết yếu về cung ứng vật liệu bất động sản tăng, đây là cơ hội giúp các nhà đầu tư có cơ hội kiếm lời. 

Ngành xây dựng luôn có tiềm năng cao bởi ngành nghề này ngày càng tăng trưởng do nhu cầu cung cấp nguyên vật liệu của ngành nghề này rất lớn. Nếu đầu tư vào cổ phiếu ngành xây dựng là một bước tiến mới giúp mọi người thu được lợi nhuận cao và ổn định lâu dài trong tương lai.

Triển vọng ngành xây dựng Việt Nam 

Trong giai đoạn 2021-2026 Bộ xây dựng đã đặt mục tiêu tăng trưởng ngành xây dựng bình quân ở mức 6-8%/năm. Triển vọng dài hạn của ngành xây dựng ở Việt Nam được hỗ trợ bởi một số yếu tố sau:

– Kinh tế Việt Nam được duy trì mức tăng trưởng cao trong các năm tới

– Cơ cấu dân số trẻ với thu nhập bình quân gia tăng nhanh chóng

– Xu hướng đô thị hóa

– Chính phủ thúc đẩy đầu tư công

– Xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI vào Việt Nam. 

Ngành xây dựng có tính chu kỳ, đặc biệt ở mảng xây dựng dân dụng 

Theo dự tính, năm 2021 ngành xây dựng có thể đạt mức tăng trưởng khoản 7-8%. Động lực chính đến từ mảng xây dựng hạ tầng và công nghiệp. Tuy nhiên mảng xây dựng dân dụng tăng trưởng chậm do thị trường bất động sản tiếp tục gặp trở ngại do đại dịch gây nên. Giá vật liệu xây dựng có sự tăng mạnh từ năm 2021 và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19 trong những năm này cũng tác động tiêu cực đến ngành xây dựng. 

Điểm sáng trong đầu tư xây dựng trong năm 2021

Thị trường chứng khoán luôn có gặp nhiều những trắc trở, đặc biệt trong bối cảnh cả nền kinh tế đang bị chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch như hiện nay, tuy nhiên nhiều mã cổ phiếu thuộc ngành xây dựng lại có sự tăng trưởng đáng kể. Doanh thu lợi nhuận của của ngành xây dựng và vật liệu xây dựng hầu hết đều được công bố với con số doanh thu lợi nhuận cao trong quý II và 6 tháng đầu năm, bất chấp những ảnh hưởng của dịch bệnh và làn sóng tăng giá nguyên vật liệu. 

Cụ thể phải kể đến như công ty xây dựng Hòa Bình, trong nửa đầu năm 2021, công ty đã ghi nhận doanh thu đạt 5.443 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí, công ty báo lãi ròng hơn 73 tỷ đồng, gấp 5,6 lần cùng kỳ năm 2020. 

Đối với công ty xây dựng Hòa Bình điểm sáng trong bảng cân đối kế toán đó là khoản doanh thu đến từ hoạt động tài chính với 65 tỷ đồng, gấp 7,5 lần cùng kỳ, chủ yếu được đóng góp từ việc chuyển nhượng các khoản đầu tư. Khoản doanh thu này đã giúp lợi nhuận quý II của công ty tăng 35 lần so với quý II/2020 đạt 66 tỷ đồng. 

Công ty cổ phần Fecon, ghi nhận kết quả 6 tháng đầu năm với doanh thu thuần đạt 1.341 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 50 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 39% so với cùng kỳ 2020. Riêng quý II/2021, lãi ròng là 35 tỷ đồng, tăng 66% so với quý II/2020.

Triển vọng phát triển ngành xây dựng 2021

Trong năm 2021, triển vọng trong ngành xây dựng được đánh giá là tích cực, với tăng trưởng thực dự phóng đạt 7,2% và dựa trên cơ sở là dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế được phục hồi. 

Trong năm này xây dựng nhà không để ở và nhà ở dự phóng phục hồi khả quan, tiếp tục là động lực cho ngành với tăng trưởng thực lần lượt là 8.7% và 7.2% ngược lại cơ sở hạ tầng tiếp tục tăng trưởng thấp ở mức 4.9%

Triển vọng phát triển ngành xây dựng trong năm 2021

Triển vọng phát triển ngành xây dựng trong năm 2021

Xem thêm: Những mã cổ phiếu tăng trưởng trong năm 2021

Lĩnh vực xây dựng nhà ở được thúc đẩy nhờ cải cách pháp lý. 

Trong ngành xây dựng, lĩnh vực xây dựng nhà ở chịu ảnh hưởng nhỏ nhất của đại dịch với tăng trưởng thực dự phóng 7.2% trong năm 2021, do tới khoảng 93% thị trường xây dựng nhà ở tại Việt Nam là nhà tự xây để ở, ít nhạy cảm với thay đổi ngắn hạn của môi trường kinh tế. 

Ngược lại, thị trường xây dựng nhà ở thương mại chủ yếu tập trung ở các đô thị, rất nhạy cảm với các thay đổi trong môi trường kinh tế – pháp lý. Tuy chỉ chiếm khoảng 7% thị trường xây dựng nhà ở, đây là thị trường chính của các nhà thầu quy mô lớn. Trong năm 2020, thị trường này tiếp tục chững lại do nhiều vướng mắc pháp lý trong quản lý đầu tư dự án, đặc biệt tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, khiến cho nguồn cung chung cư tại hay thành phố này hạn chế trong năm 2019.  

Tuy nhiên tình trạng này sẽ được cải thiện trong năm 2021 nhờ 2 bộ luật được thông qua ngày 17/06/2020 và hiệu lực từ ngày 1/1/2021. 

Lĩnh vực nhà không để ở kỳ vọng phục hồi mạnh khi dịch bệnh được kiểm soát. 

Trong năm 2021, dấu hiệu phục hồi của du lịch cũng như sản xuất công nghiệp nội địa trong nửa cuối 2020 là tín hiệu khả quan tới động lực tăng trưởng của xây dựng nhà không để ở. 

Lĩnh vực cơ sở hạ tầng có kỳ vọng nhưng chưa được nhiều  

Về lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn tiếp tục là lĩnh vực tăng trưởng thấp nhất trong ngành xây dựng, dự phóng đạt 4,9% trong năm 2021, giảm 0,6 đpt so với dự phòng trước dịch. Tăng trưởng thấp của xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu do nguồn vốn ngân sách hạn chế và khung pháp lý PPP chưa hoàn thiện. 

– Nỗ lực tăng đầu tư công bị hạn chế bởi khó khăn ngân sách: Ngân sách bội chi nhiều năm cộng thêm tỷ lệ Nợ công/GDP tăng trở lại (đạt 56,8%) gần mức trần 65% do Quốc hội quy định khiến cho nỗ lực gia tăng vốn đầu tư công của Chính phủ gặp nhiều khó khăn. Tới ngày 15/12/2020, giải ngân vốn đầu tư công đạt 356 nghìn tỷ VND (+12,4% yoy), chỉ đạt 75,7% dự toán năm. 

– Triển vọng từ hoàn thiện khung pháp lý PPP: Việt Nam là thị trường có nguồn dự án PPP lớn nhất châu Á, tuy nhiên đầu tư PPP vẫn chưa thể hấp dẫn nguồn vốn ngoại đáng kể dù trong môi trường kinh tế thuận lợi, chủ yếu do khung pháp lý chưa được hoàn thiện, thiệu Cơ chế chia sẻ rủi ro, làm tăng chi phí đầu tư cũng như rủi ro pháp lý. Tuy nhiên, bộ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP 2020) được Quốc hội thông qua ngày 18/06/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 được kỳ vọng sẽ khắc phục những khuyết điểm này. Bên cạnh quy định các lĩnh vực được đầu tư theo PPP, tư cách hợp lệ của nhà đầu tư, phương thức lựa chọn nhà đầu tư… Luật PPP 2020 còn quy định cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu – vốn là phần gây nhiều lo ngại nhất cho các nhà đầu tư quốc tế. 

Rủi ro về bất ổn giá nguyên liệu đầu vào

Giá thép có dấu hiệu tăng mạnh vào cuối năm 2020, một phần do:

– Bộ công thương tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép và thép dài nhập khẩu tới năm 2023

– Chi phí nhiều nguyên vật liệu sản xuất thép tăng mạnh 

– Xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng đột biến

Các mã cổ phiếu xây dựng tiềm năm đáng để đầu tư 

Cổ phiếu tổng công ty xây dựng Hà Nội (HAN)

Cổ phiếu tổng công ty xây dựng Hà Nội

Cổ phiếu tổng công ty xây dựng Hà Nội

Tổng công ty Xây dựng Hà Nội HANCORP là một trong những doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực thi công xây lắp và nhà đầu tư về hạ tầng và khu đô thị mới. 

Ngày 30/10/2015, công ty được trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán lần đầu với số lượng chứng khoán đăng ký là 141.480.000 cổ phiếu. Ngày 20/10/2016, chính thức phát hành cổ phiếu giao dịch trên sàn Upcom với giá tham chiếu 12.500 đồng/cổ phiếu. Hiện tại cổ phiếu HAN có giá là 17.300 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch là 223.500. 

GIá cổ phiếu của công ty xây dựng Hà Nội HAN

GIá cổ phiếu của công ty xây dựng Hà Nội HAN

Theo thống kê ghi nhận từ đầu năm đến nay HAN đã tăng từ mức 11.700 đồng/cổ phiếu (ngày 12.1.2021) lên 17.300 đồng/cổ phiếu (12.11.2021). So với mức giá đầu năm thì giá cổ phiếu HAN hiện cũng có ghi nhận tăng rất nhiều. 

Kết quả hoạt động kinh doanh 

Tình hình kinh doanh của công ty xây dựng Hà Nội từ năm 2017 đến năm 2020

Tình hình kinh doanh của công ty xây dựng Hà Nội từ năm 2017 đến năm 2020

Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC)

Cổ phiếu công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình

Cổ phiếu công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình

Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là nhà thầu tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam, sản phẩm chủ lực của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là các công trình lớn trong lĩnh vực thi công xây dựng dân dụng, tiếp đến là công trình công nghiệp và hạ tầng.

Tiền thân của tập đoàn là văn phòng xây dựng Hòa Bình thuộc Công ty Xây dựng dân dụng và công nghiệp thành lập từ năm 1987. Ngày 01/12/2000 trên cơ sở kế thừa toàn bộ lực lượng của văn phòng Xây dựng Hòa Bình, công ty cổ phần Xây dựng & Kinh doanh địa ốc Hòa Bình được thành lập. 

Công ty là một trong những nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam, đã có những đóng góp to lớn cho thị trường xây dựng nước nhà về số lượng công trình thi công, chất lượng ngành xây dựng với trình độ kỹ thuật chuyên môn cao. Đặc biệt Hòa Bình cũng là nhà thầu đầu tiên tại Việt Nam có bước tiến ra thị trường nước ngoài như Malaysia, Myanmar. Và mục tiêu sắp tới sẽ là thị trường như Trung Đông, Úc, Canada. 

Ngày 27/12/2006, công ty chính thức niêm yết cổ phiếu với mã giao dịch là HBC trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Hiện tại giá cổ phiếu của Hòa Bình có sự giảm nhẹ 0.6% với mức giá 23.650 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch là 8.600.800. 

Kết quả hoạt động kinh doanh 

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình

Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD)

Cổ phiếu công ty xây dựng Coteccons

Cổ phiếu công ty xây dựng Coteccons

Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons với mã cổ phiếu là CTD được niêm yết trên sàn HOSE, Coteccons là công ty xây dựng được thành lập ngày 24/08/2004 từ quá trình cổ phần hóa một công ty thành viên thuộc Tổng công ty Fico. Từ số vốn điều lệ ban đầu chỉ 15,2 tỷ đồng, sau hơn 5 năm, khi Coteccons niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (đầu năm 2010), vốn điều lệ đã tăng lên tới 307,5 tỷ đồng, tức gấp 20 lần. Hiện tại, sau nhiều đợt tăng vốn, vốn điều lệ của Coteccons đã đạt 783.5 tỷ đồng

Giá cổ phiếu của CTD đang có xu hướng giảm 0.8% ở mức 73.700 đồng/cổ phiếu vối khối lượng giao dịch là 306.000. 

Kết quả hoạt động kinh doanh 

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng Coteccons

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng Coteccons

Trong những năm dịch bệnh Covid-19 kéo dài khiến tài chính của các ngành đều chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi nền kinh tế suy giảm. Và tất nhiên cổ phiếu của nhóm ngành xây dựng cũng không ngoại lệ, mặc dù còn nhiều yếu tố gây cản trở sự tăng trưởng của ngành xây dựng, thế nhưng nhóm cổ phiếu này vẫn đạt được sự kỳ vọng cao trong đầu tư khi dịch bệnh kết thúc. Trên đây là những thông tin về tình hình cổ phiếu của nhóm ngành xây dựng trong năm vừa qua, hy vọng bài viết có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích để thuận lợi cho việc đầu tư của mình. Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn, nếu có bất kỳ câu hỏi nào hãy để lại thông tin phía dưới cho chúng tôi biết nhé.

Xem thêm:

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC