Đôi nét về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CTG

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập vào ngày 26/03/1988 dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam với tên gọi ban đầu là Incombank.
Đến ngày 14/11/1990, chính thức được đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngày 15/04/2008 đổi tên thành Vietinbank, thay thế tên cũ IncomBank.
Đến nay Ngân hàng có 01 Hội sở chính, 01 Trung tâm Tài trợ thương mại tại Hà Nội, 151 chi nhánh (trong đó có 2 chi nhánh ở nước ngoài), 03 đơn vị sự nghiệp, 03 văn phòng đại diện (trong đó có 01 văn phòng đại diện tại nước ngoài), gần 1.000 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước; 07 công ty con; 01 ngân hàng con và 02 công ty liên kết.
Ngành nghề kinh doanh:
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước
- Cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh
- Kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch
- Kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và cho thuê tài chính
- Những dịch vụ tài chính – ngân hàng khác
Lịch sử giá cao nhất và thấp nhất của cổ phiếu CTG
Kể từ khi được giao dịch trên sàn HoSE vào năm 2009, giá cổ phiếu CTG đã trải qua nhiều biến động nhưng nhìn chung là trong xu hướng tăng, đặc biệt là từ năm 2015. Tuy vậy, sau mỗi sóng tăng, giá cổ phiếu CTG thường điều chỉnh khá mạnh sau đó, điều này được thể hiện rất rõ trong giai đoạn 2017 – 2018 và 2020 – 2021.
Giá cổ phiếu CTG thấp nhất là 6.560 đồng/cổ phiếu vào ngày 26/08/2010 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu CTG cao nhất là 42.174 đồng/cổ phiếu vào ngày 28/06/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá hiện tại của mã chứng khoán CTG
Vào ngày 1/4/2009, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VietinBank cổ phần hóa và chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với mã CTG. Tổng khối lượng niêm yết là 112.285.426 đơn vị.
Giá cổ phiếu CTG hiện tại là 32,300 đồng/cổ phiếu với tổng khối lượng giao dịch là 2,756,900 (theo ghi nhận ngày 15/12/2021).
Tình hình kinh doanh của chứng khoán CTG
Kết quả kinh doanh Quý 3/2021 của CTG
Ngân hàng Vietinbank (cổ phiếu CTG) đã công bố báo cáo tài chính Quý 3/2021, tín dụng đạt 1.092 nghìn tỷ (+11,9% yoy), tuy nhiên Vietinbank đã đẩy mạnh trích lập dự phòng và tổng thu nhập hoạt động và LNTS chỉ tăng lần lượt là 6,5% yoy và 5,3% yoy do NIM giảm nhẹ.
Trong những năm gần đây, Vietinbank là một trong những ngân hàng có sự cải thiện mạnh mẽ nhất. Giai đoạn từ 2018-2020, LNST sau thuế bình quân của CTG CTG tăng trưởng là 61%, ROE tăng lên 16,8% từ mức 8%.
Trong năm 2021, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giảm do Vietinbank đẩy mạnh hoạt động trích lập dự phòng đã, tuy nhiên điều này tạo ra bộ đệm và nhiều khả năng sẽ làm cho CTG tăng trưởng mạnh trong năm 2022. Ước tính trong năm tới mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là 51,5%. Cùng với đó CTG có mức định giá tương đối hấp dẫn do đó theo HSC đánh giá outperform đối với CTG với mức giá mục tiêu là 37.100 VND/CP (tiềm năng tăng giá là 17,8% so với mức giá đóng cửa ngày 29/10/2021 là 31.500 VND/CP).
Đánh giá triển vọng mã chứng khoán CTG
Trong năm 2021, gia tăng mức vốn điều lệ lên 48.057 tỷ từ 37.234 tỷ đồng và dự kiến tiếp tục tăng từ phương án chia cổ tức từ lợi nhuận còn lại sau khi trích ra từ các quỹ năm 2020 trong thời gian tới, đề xuất tăng trưởng tín dụng của Vietinbank cao hơn so với mức trần tăng trưởng được phê duyệt đầu năm là 7,5% và đang trong quá trình xét duyệt.
Cùng với tiềm năng tăng trưởng tín dụng trong tương lai, Vietinbank tận dụng các lợi thế về khách hàng doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI, bên cạnh đó cũng chú trọng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu danh mục khách hàng.
Ngoài ra, mô hình chuyển dịch kênh ngân hàng điện tử được Vietinbank đặc biệt chú trọng, với mục tiêu số hóa giao dịch ngân hàng để gia tăng tệp khách hàng mới sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Vietinbank thì đây chính là một chiến lược hết sức quan trọng.
Trong những năm tới, dự kiến quy mô nguồn thu từ tín dụng Vietinbank sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với hiện tại.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về tình hình kinh doanh của mã chứng khoán CTG, cùng với đó là những đánh giá triển vọng của chứng khoán Vietinbank. Hy vọng qua bài viết bạn đọc quan tâm đã nắm rõ được thông tin và hiểu rõ hơn về tình hình của mã chứng khoán này.
Xem thêm: Mã cổ phiếu LPB có nên đầu tư không?