Cổ phiếu của ngân hàng BIDV có nên đầu tư hay không?

0
Cổ phiếu

Đôi nét về ngân hàng TMCP BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tên gọi tắt BIDV, đây là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Dựa theo quy mô ngân hàng được đứng thứ 10 trong danh sách 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất năm 2018.

Đôi nét về ngân hàng TMCP BIDV

Đôi nét về ngân hàng TMCP BIDV

Tính đến tháng 4 năm 2021, BIDV cùng các công ty con, công ty đối tác hoạt động chủ yếu trên 4 lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính. Với quy mô hiện có 25.000 người lao động, 190 chi nhánh trải khắp 63 tỉnh thành của Việt Nam và 6 nước khác. 

Các công ty con bao gồm Ngân hàng liên doanh Lào Việt (LaoVietBank), Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV (BIC), Công ty Bảo hiểm Lào Việt (LVI), Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV (BIDV-SuMi Trust Leasing, Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV (BAMC) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC)

Mã cổ phiếu ngân hàng BIDV

Ngân hàng BIDV là một trong 9 ngân hàng thuộc danh sách VN30. Vào ngày 24/1/2014, BIDV chính thức chào bán 2.811.202.644 cổ phiếu với mã BID. Giá khởi điểm để chào bán là 18.700 đồng/cổ phiếu. 

Trong năm 2021 này cổ phiếu BID đã giảm từ mức 48.7500 đồng/cổ phiếu (ngày 12.11.2021) lên 42.800 đồng/cổ phiếu (12.11.2021). So với mức giá đầu năm thì giá cổ phiếu BID đã có sự giảm sút. 

Mã cổ phiếu của ngân hàng BIDV

Mã cổ phiếu của ngân hàng BIDV

Tình hình kinh doanh của BID

BIDV là một trong 4 ngân hàng thuộc “Big 4” vậy nên có nguồn lực vững chắc. Theo ghi nhận tổng tài sản của BIDV đến quý II/2021 ghi nhận được là trên 1,642 tỷ đồng, duy trì vị thế ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất thị trường. 

Báo cáo kinh doanh năm 2020

Lũy kế cả năm 2020, thu nhập lãi thuần đạt 35,797 tỷ VND, giảm 0.5% cùng kì năm ngoái; LNST đạt 7,224 tỷ VND (giảm nhiều so với năm 2019 là 8,547 tỷ) bởi trong năm BID đẩy mạnh hoạt động trích lập dự phòng. Tỷ lệ nợ xấu 4 quý năm 2020 giảm còn 1.76%.

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến chất lượng nợ, BID đẩy mạnh trích lập dự phòng trong năm 2020 với tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 89.3%, là mức tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất trong 5 năm trở lại đây của BID. Tuy nhiên, mức bao phủ này vẫn là thấp hơn so với các ngân hàng khác như Vietcombank, Techcombank,…

Báo cáo tài chính quý 1 năm 2021 có sự phục hồi tích cực 

BID đặt kế hoạch LNTT 2021 đạt 13,000 tỷ VND, tăng 44% YoY dựa trên các yếu tố: 

  • Thu nhập lãi thuần tăng 19% YoY nhờ tăng trưởng tín dụng đạt 10% – 12% và chi phí vốn giảm nhờ cải thiện CASA
  • Thu hồi nợ ngoại bảng 8 nghìn tỷ VND.

Kết thúc quý 1/2021, ngân hàng BIDV có kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực với LNST 1Q2021 đạt 2,722 tỷ VND, tăng 88.4% so với cùng kỳ.

Số dư nợ cho vay khách hàng tiếp tục tăng ở mức (+1.6% QoQ, +11.6% YoY), hệ số NIM quý I/2021 đạt 2.65% (-14 bps YoY, +5 bps QoQ). 

Ngoài ra BID còn chủ động giảm lãi vay để hỗ trợ các doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid, các khoản nợ chính phủ và từ ngân hàng nhà nước giảm mạnh 58.5% YoY khiến lãi suất đầu vào bình quân chỉ giảm 66 bps YoY.

Tỷ lệ nợ xấu Q1 2021 đạt 1.76%. Trong kì, BID trích lập 7,172 tỷ VND qua đó tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức 107.6% (+19.2% điểm QoQ)

Kết quả kinh doanh quý III/2021

Trong báo cáo kinh doanh quý III/2021, với lợi nhuận thuần của BID có sự giảm nhẹ 2,9% so với cùng kỳ đạt 2.048 tỷ đồng, với tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng ổn định (tăng 23% so với cùng kỳ), chi phí dự phòng (tăng 30,3% so với cùng kỳ) và chi phí hoạt động (tăng 29% so với cùng kỳ). 

Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận thuần đạt 8.355 tỷ đồng (tăng 51,9% so với cùng kỳ), đạt 78,2% so với dự báo trước đó. Nói chung kết quả trong 9 tháng đầu năm có sự khả quan hơn. 

Tín dụng tăng trưởng và hệ số NIM được giữ vững 

Tín dụng tăng trưởng 

Tổng tín dụng đạt 1.343,7 tỷ đồng, tăng 9,2% so với đầu năm, hạn mức tăng trưởng tín dụng được ngân hàng nhà nước giao đã gần sử dụng hết là 9,5%. Trong đó, cho khách vay tính riêng quý III tăng 9,4% so với đầu năm đạt 1.328,7 triệu tỷ đồng trong khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp giảm 7,9% so với đầu năm còn 14,990 tỷ đồng. 

Số tiền gửi của khách hàng quý III tăng 6,8% so với đầu năm đạt 1.309,8 triệu tỷ đồng. Đáng chú ý là giấy tờ có giá vẫn tiếp tục tăng 81,8% so với đầu năm lên 114,9 nghìn tỷ đồng. Điều này làm khối lượng trái phiếu phát hành tăng vốn cấp 2 tăng trong quý III lên 45.056 tỷ đồng. 

Hệ số NIM 

Hệ số NIM trong quý III giảm 23 điểm cơ bản so với quý trước xuống còn 3,13% với lãi suất gộp giảm 28 điểm cơ bản so với quý trước còn 6,76%. Nhờ tác động của các gói hỗ trợ cho vay lãi suất dành cho khách hàng chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với BID thì có vẻ ít nghiêm trọng hơn so với các ngân hàng khác. 

Trong 9 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ NIM đạt 3,17% (tăng 71 điểm so với cùng kỳ) nhờ chi phí hoạt động và lãi suất gộp cũng giảm lần lượt là 129 điểm và 55 điểm so với cùng kỳ. 

Hiệu quả hoạt động kinh doanh liên tục cải thiện

Tổng chi phí hoạt động trong quý III tăng lên 29% so với cùng kỳ là 5.071 tỷ đồng, chủ yếu chi phí nhân viên tăng 57,5% lên 3.502 tỷ đồng. 

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, chi phí hoạt động đạt 13.216 tỷ đồng, từ đó hệ số CIR giảm từ 32,9% trong 9 tháng đầu năm 2020. 

Xem thêm:

Có nên đầu tư cổ phiếu BID

Theo công ty cổ phần chứng khoán TP. HCM (HSC) khuyến nghị đối với cổ phiếu BID sẽ tăng trưởng mạnh – HSC dự báo lợi nhuận thuần giai đoạn 2020-2023 sẽ tăng trưởng với tốc độ gộp bình quân năm là 33%, so với bình quân ngành thì vượt trội hơn hẳn, tổng thu nhập tăng trưởng ổn định được công cao. Tuy nhiên vẫn còn những mặt trở ngại chủ yếu là do vốn thấp, chính vì vậy làm hạn chế khả năng tăng trưởng của BID. 

Theo kết quả kinh doanh 2020 tuy kém khả quan với lợi nhuận thuần giảm 16,4% chủ yếu là do áp lực dự phòng cao, thế nhưng các chỉ số về chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể cụ thể: trái phiếu VAMC được xử lý hết, tỷ lệ nợ xấu mới hình thành và nợ xấu cần được xóa giảm, hệ số LLR tăng. 

Theo HSC dự báo thì lợi nhuận tăng trưởng vẫn sẽ giữ nguyên ở mức 40% và 30% cho năm 2021 và năm 2022. Lợi nhuận tăng trưởng nhờ tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng bền vững, hiệu quả hoạt động được nâng cao, và điều quan trọng là áp lực dự phòng giảm. HSC cũng đưa ra dự báo cho năm 2023 với lợi nhuận thuần tăng trưởng 29%.  

Khuyến nghị nên nắm giữ cổ phiếu

Giá cổ phiếu của BID tăng kém hơn so với cổ phiếu của các ngân hàng bởi kết quả kinh doanh 2020 có chút kém khả quan và thiếu động lực hỗ trợ. Hiện tại chỉ số P/B trượt của của cổ phiếu BID là 2,37% lần và P/B dự phòng năm 2021 là 2,15 lần cao hơn 30% định giá của CTG và 50% bình quân các ngân hàng nhà nước tư nhân. 

HSC dự đoán lợi nhuận của BID sẽ sáng sủa hơn sau khi dịch bệnh chấm dứt, chủ yếu nhờ áp lực dự phòng giảm nhưng hệ số ROE vẫn kém hơn so với các ngân hàng khác. Ngoài ra vì vốn của BID vẫn còn hơi kém nên nếu trong tương lai vấn đề này được giải quyết thì cổ phiếu của BID sẽ được định giá lại ở mặt bằng cao hơn. 

Trên đây là những thông tin về cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần BIDV, hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn thời điểm thích hợp để mua cổ phiếu. Chúc các bạn thành công!

Truy cập chuyên mục Chuyên mục Cổ phiếu của Đầu tư Tiết kiệm để khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC