Có nên đầu tư vào mã chứng khoán STB hay không?

0
Cổ phiếu

Đôi nét về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – STB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991. Với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.

Tính đến năm 2012, Sacombank có vốn điều lệ là 14.176 tỷ đồng, và được coi là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam.

Bên cạnh đó, ngân hàng gồm có 04 công ty con và có 190 điểm giao dịch tại 40 tỉnh thành trong cả nước, 9600 đại lý thuộc 240 ngân hàng tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính như: Huy động vốn, tiếp nhận vốn vay trong nước; Cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, dân cư dưới các hình thức gửi tiền có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế; Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Mã chứng khoán STB

Vào ngày 12/7/2006, Sacombank chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh với mã STB. Tổng khối lượng niêm yết là 763.190 đơn vị và giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên đạt mức 78.000 đồng/cổ phiếu và tổng giá trị giao dịch đạt trên 59 tỷ đồng.

STB cũng đã ghi nhận nhiều lệnh thỏa thuận mua bán lớn trong khoảng thời gian từ đầu tháng 3/2021 đến nay. Cụ thể, ngày 10/3 và 17/3, hơn 30,5 triệu cổ phiếu STB được sang tay với tổng trị giá 608,5 tỷ đồng. Ngày 22/3, hơn 11,6 triệu cổ phiếu STB với giá trị 232 tỷ đồng được trao tay.

Giá cổ phiếu STB hiện tại là 28,600 đồng/cổ phiếu với tổng khối lượng giao dịch là 11,084,400 (theo ghi nhận ngày 16/12/2021).

Tình hình kinh doanh của mã chứng khoán STB

Theo báo cáo của STB đã công bố KQKD Q3/2021 có thu nhập lãi thuần khiêm tốn, lãi thuần HĐ dịch vụ giảm và thu nhập khác giảm mạnh, do đó lợi nhuận thuần giảm xuống còn 825 tỷ đồng (so với cùng kỳ giảm 8%). Trong khi đó, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng cũng giảm.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận thuần đạt 3.249 tỷ đồng (so với cùng kỳ tăng 40%), đạt 80% dự báo của HSC cho cả năm 2021. 

Trong Q3/2021, STB đã bán 81,5 triệu cổ phiếu quỹ (tương đương 4,3% số lượng cổ phiếu lưu hành) và thu về hơn 2.400 tỷ đồng bổ sung vào vốn CSH.

Tín dụng tăng trưởng âm

Trong Q3/2021, tín dụng của STB tăng lên 356,4 nghìn tỷ đồng (so với quý trước giảm 1,4%, so với đầu năm tăng 4,8%). Trong đó, so với quý trước cho vay trung hạn xuống còn 49 nghìn tỷ đồng (giảm 6,4%) trong khi đó cho vay ngắn và dài hạn lần lượt giữ nguyên ở 200 nghìn tỷ đồng và 98,4 nghìn tỷ đồng.

Tính đến Q3/2021, tăng trưởng tín dụng vẫn còn cách xa khoảng 11-12% với hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao. HSC tin rằng trong Q4/2021, nhờ nền kinh tế mở cửa trở lại và hệ số CAR được củng cố nên tăng trưởng tín dụng của STB có thể tăng tốc. Hệ số CAR đã tăng 9,78% tại thời điểm cuối Q2/2021 lên 10,5% từ sau khi bán xong cổ phiếu quỹ trong Q3/2021.

Về mặt huy động, so với đầu năm tiền gửi khách hàng giảm 2,1% (so với quý trước giảm 3,5%) xuống còn 418,8 nghìn tỷ đồng trong khi giấy tờ có giá tăng lên 18 nghìn tỷ đồng (tăng 10,2% so với đầu năm). Tại thời điểm cuối Q3/2021, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn đạt 22,2%; tăng từ 19,9% tại thời điểm cuối Q2/2021 và 19% tại thời điểm cuối năm 2020, Hệ số LDR điều chỉnh tăng từ 81% tại thời điểm cuối Q2/2021 lên 82%.

Tỷ lệ NIM tăng nhờ chi phí huy động giảm 

Trong Q3/2021, tỷ lệ NIM so với quý trước tăng 19 điểm cơ bản lên 2,96% với lợi suất gộp so với quý trước tăng 20 điểm cơ bản lên 7,16% trong khi chi phí huy động so với quý trước giảm 5 điểm cơ bản xuống 3,95%.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ NIM trung bình tăng lên 2,9% (tăng 15 điểm cơ bản so với cùng kỳ) cùng với đó lợi suất gộp (so với cùng kỳ giảm 128 điểm cơ bản) và chi phí huy động (giảm 123 điểm cơ bản so với cùng kỳ) giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, kể từ tháng 7/2021 STB đã triển khai hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 với quy mô tương đương 121 tỷ đồng; quy mô các khoản cho vay ưu đãi là 80 nghìn tỷ đồng (22,5% tổng dư nợ cho vay).

Nhìn chung trong Quý 3/2021, so với cùng kỳ thu nhập lãi thuần tăng lên 3.313 tỷ đồng (tăng 9%) và tăng lên 9.470 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2021 (so với cùng kỳ tăng 11%).

Thu nhập ngoài lãi giảm mạnh

Trong Quý 3/2021, thu nhập ngoài lãi giảm mạnh xuống còn 885 tỷ đồng (so với cùng kỳ giảm 50%). Trong đó, lãi thuần HĐ dịch vụ giảm xuống còn 590 tỷ đồng (giảm 53% so với cùng kỳ), chủ yếu vì trong bối cảnh giãn cách xã hội được thực hiện nghiêm ngặt tại phía Nam thu nhập dịch vụ thanh toán và thu nhập hoa hồng bancassurance kém.

Thu nhập khác mà chủ yếu là lãi trả chậm trong hợp đồng chuyển nhượng tài sản đảm bảo tại KCN Đức Hòa III giảm từ 358 tỷ đồng trong Quý 3/2020 xuống còn 39 tỷ đồng trong Quý 3/2021, trong 6 tháng đầu năm 2021 STB đã nhận một khoản phí thanh toán lớn, do đó sụt giảm trong quý 3 là có thể lường trước.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, thu nhập ngoài lãi giảm xuống còn 3.620 tỷ đồng (giảm 3% so với cùng kỳ) và đạt 58% dự báo của HSC cho cả năm 2020, thấp hơn một chút so với kỳ vọng.

Hiệu quả hoạt động tiếp tục được nâng cao

Trong Quý 3/2021, chi phí hoạt động giảm 7,7% so với cùng kỳ. Chi phí nhân viên giảm 3% so với cùng kỳ và hoàn nhập chi phí dự phòng cho các khoản phải thu là 7 tỷ đồng (trong Quý 3/2020 là 98 tỷ đồng).

Nói chung trong 9 tháng đầu năm 2021, hệ số CIR giảm từ 63,8% trong năm 2020 xuống còn 56,8%, tuy nhiên trong số các ngân hàng HSC khuyến nghị vẫn thuộc nhóm cao nhất.

Chất lượng tài sản chưa cải thiện nhưng hệ số LLR đã tăng 

Ở phần “ngân hàng tốt”, STB có tỷ lệ nợ xấu gần như vẫn giữ nguyên ở mức 1,56% và tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng từ 0,25% tại thời điểm cuối Quý 2/2021 lên 0,51%. Hệ số LLR cũng tăng từ 103% tại thời điểm cuối Quý 2/2021 và 94% tại thời điểm cuối Quý 4/2020 lên 112%.

Trong Quý 3/2021, chi phí dự phòng Q3/2021 giảm xuống còn 950 tỷ đồng (giảm 26% so với cùng kỳ), theo đó chi phí tín dụng theo năm là 1,07% (so với 0,92% trong năm 2020). Chi phí dự phòng là 2.411 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2021 (giảm 15% so với cùng kỳ), bằng 71% dự báo của HSC cho cả năm 2020 và thấp hơn một chút so với dự tính.

Tại thời điểm cuối Quý 3/2021, các tài sản có vấn đề để lại từ trước đó giảm từ 43,5 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối Quý 2/2021 và 51,5 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối Quý 4/2020 xuống 41,3 nghìn tỷ đồng (bằng 9,72% tổng tài sản sinh lãi). Với hơn 10 nghìn tỷ đồng tài sản có vấn đề được xóa trong 9 tháng đầu năm 2021, kế hoạch tái cơ cấu của STB hiện đang diễn ra đúng như mong muốn.

HSC khuyến nghị mua vào

Duy trì khuyến nghị mua vào, giá mục tiêu và dự báo Hiện STB có P/B dự phóng năm 2022 là 1,33 lần. HSC duy trì khuyến nghị Mua vào đối với STB, giá mục tiêu là 33.500đ và dự báo.

Có nên đầu tư vào chứng khoán STB không?

Có nên đầu tư vào chứng khoán STB không?

Có nên đầu tư vào chứng khoán STB không?

Từ tháng 6 năm 2017 với sự thay đổi trong dàn lãnh đạo cấp cao (Ông Dương Công Minh chính thức trở thành Chủ tịch Sacombank) đã đánh dấu bước thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Việc này đã làm lợi nhuận của Sacombank tăng lên khoảng 3000 – 4000 tỷ đồng/năm. Từ năm 2017 đến nay tổng giá trị mà công ty nhận được đã hơn 13,400 tỷ đồng (~40% giá trị vốn hóa hiện tại của STB). 

Tình hình mã chứng khoán STB – Tăng trưởng trong năm 2021

Từ đầu năm 2021, tín dụng được đẩy mạnh và đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 12%, tuy nhiên tín dụng đã tăng trưởng lên tới 2,93% chỉ trong ba tháng. Dự kiến ​​trong nửa cuối năm 2021, sẽ điều chỉnh và gia tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là những ngân hàng có hệ số an toàn vốn cao hơn. Tuy nhiên, biên lãi ròng toàn ngành dự kiến ​​ vẫn ở mức cao do:

  • Lãi suất đầu vào ngân hàng khó tăng mạnh, thanh khoản ngân hàng vẫn dồi dào
  • Tỷ lệ CASA tăng
  • Vẫn duy trì lãi suất cho vay cao. Một số ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội địa đã đạt mức cao kỷ lục, tạo ra một vùng đệm rủi ro tốt và tiết kiệm cho các khoản hoàn nhập trong tương lai.

Triển vọng trong tương lai

Năm 2020, lãi sau thuế của Sacombank là hơn 2.680 tỷ đồng (tăng 9% so với cùng kỳ), bên cạnh đó ngân hàng đã trích chi phí dự phòng rủi ro và xử lý tài sản tồn đọng theo đề án tái cơ cấu đến 2025 lên đến hơn 5.600 tỷ đồng. Trong năm vừa rồi, doanh số thu hồi nợ xấu đạt 15.200 tỷ đồng, trong đó các khoản nợ thuộc đề án là 8.200 tỷ đồng. 

Tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức dưới 2,0% và lợi nhuận tăng trưởng năm 2021 là 4.000 tỷ đồng (+20% YoY), tương ứng 103,9% của dự báo mà HSC đã đưa ra.

Trong Quý 1/2021, mức huy động và cho vay của Sacombank tăng lần lượt là 3,5% và 5,8% và hoàn thành 25% so với kế hoạch cả năm của STB với lợi nhuận tăng trưởng đạt 1,000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, từ đầu năm đã có 2.280 tỷ đồng nợ xấu được thu hồi.

Hiện Sacombank đang có các yếu tố như lợi nhuận tăng trưởng cao có thể cải thiện hệ số ROE bền vững trong tương lai và lợi nhuận đột biến (đang sở hữu các bất động sản thế chấp). 

Theo dự báo từ các chuyên gia của HSC, lợi nhuận sau thuế của Sacombank có thể tăng 10.5%. Theo đó mà mức 2.4 tương ứng với mức vốn hóa thị trường tương đương giá mục tiêu của Sacombank là 39.500 đồng/cổ phiếu. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin về tình hình kinh doanh của mã chứng khoán STB mà chúng tôi đã tổng hợp được. Qua những phân tích trên đây có thể thấy STB là một mã chứng khoán rất có triển vọng, nếu bạn có ý định đầu tư vào mã chứng khoán này thì hãy thêm ngay vào danh mục đầu tư của mình. Chúc bạn thành công.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC