- 1 Tầm quan trọng của phát triển ngành xây dựng hạ tầng
- 2 Tình hình ngành xây dựng hạ tầng Việt Nam hiện nay
- 3 Một số mã cổ phiếu ngành xây dựng hạ tầng tiềm năng
- 3.1 CEE – Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII
- 3.2 CID – Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Cơ sở Hạ tầng
- 3.3 CII – Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật T.P Hồ Chí Minh
- 3.4 HHV – CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả
- 3.5 IDV – Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc
- 3.6 HTI – Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng IDICO
Tầm quan trọng của phát triển ngành xây dựng hạ tầng

Vì sao phải phát triển ngành xây dựng hạ tầng để phát triển kinh tế?
Ngành cơ sở hạ tầng đóng một vài trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển.
Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại nếu một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển sẽ là trở lực lớn đối với sự phát triển của cả nước. Ở nhiều nước đang phát triển, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đã gây cản trở trong việc luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ vốn đầu tư, gây ra tình trạng ứ đọng kết cấu hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.
Thực tế trên thế giới hiện nay, những quốc gia phát triển cũng là những nước có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại. Trong khi đó, những quốc gia đang phát triển có hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển, chính bởi vậy việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam và một số thành viên GMS.
Ở Việt Nam trong những năm qua, Chính phủ đã dành một mức đầu tư cao cho việc phát triển cơ sở hạ tầng. Khoảng 9 – 10% GDP hàng năm đã được đầu tư vào ngành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh…
Trong những năm gần đây tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời gian qua tương đối ổn định và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nợ công có xu hướng giảm, cơ sở hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông đã được quan tâm đầu tư, tới nay đã đáp ứng một phần trong nhu cầu phát triển hiện tại về kinh tế – xã hội.
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số có quy mô nhỏ bé, chưa đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối rõ ràng, khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông và an toàn giao thông còn hạn chế. So với các nước tiên tiến trong khu vực thì hạ tầng giao thông ở Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Hiện nay nước ta mới có 765 km đường bộ cao tốc đã hoàn thành và đi vào khai thác (tính đến 2016).
Hệ thống đường sắt chủ yếu khổ 1m được xây dựng kể từ thời Pháp thuộc, tới nay đã hơn 100 năm rất lạc hậu và có thị phần vận tải rất thấp (không quá 2%). Về hàng không, toàn quốc có 21 sân bay đang được khai thác, trong đó có 8 sân bay quốc tế, tuy nhiên phần lớn các sân bay có quy mô còn hạn chế, chưa sân bay nào đạt tiêu chuẩn đầu mối khu vực.
Nhìn về tương lai, để tiếp tục phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Cùng với đó xác định đây là một trong ba khâu đột phá chiến lược gồm:
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính
- Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ
- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Tình hình ngành xây dựng hạ tầng Việt Nam hiện nay

Tình hình ngành xây dựng hạ tầng Việt Nam hiện nay
Về tình hình thị trường xây dựng hạ tầng Việt Nam, vào năm 2020 thị trường xây dựng đạt giá trị 57,52 tỷ USD và thị trường này dự kiến đạt 94,93 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng hơn 8% trong giai đoạn dự báo (2021-2026).
Ngành xây dựng Việt Nam là ngành hoạt động tốt nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Mặc dù mất động lực do COVID-19, nhưng nó vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020.
Theo Tổng cục Thống kê (GSO) Việt Nam, giá trị gia tăng xây dựng ghi nhận mức tăng trưởng 5,7% (theo năm) trong Quý 3. Năm 2020. Kết quả là, tốc độ tăng trưởng lũy kế trong ba quý ở mức 5%.
Trước khi Covid-19 bùng phát, ngành công nghiệp này đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 9,6% trong 5 năm qua (2015 – 2019). Tuy nhiên, các hoạt động xây dựng đã bị gián đoạn do các biện pháp nghiêm ngặt của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus, với mức tăng trưởng lần đầu tiên giảm xuống dưới 5% (trong quý 1 năm 2020) kể từ quý 1 năm 2013.
Dự báo trong tương lai tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục do chính phủ nỗ lực cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng chung của đất nước với các khoản đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng du lịch và các dự án nhà ở trên cả nước. Nỗ lực này nhằm thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu đối với nhà ở giá rẻ trong nước được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng trưởng của thị trường trong giai đoạn dự báo.
Xem thêm: Top những mã cổ phiếu ngành hàng hải tiềm năng
Một số mã cổ phiếu ngành xây dựng hạ tầng tiềm năng
CEE – Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII
Công ty cổ phần xây dựng Hạ tầng CII với lĩnh vực xây dựng hạ tầng, xây dựng dân dụng cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Ngày 05/04/2017, Công ty chính thức trở thành Công ty đại chúng. Ngày 12/04/2017, Công ty được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Chứng khoán, với tổng số lượng cổ phiếu đăng ký là 41.500.000 cổ phiếu.
Thông tin cổ phiếu
Nhóm ngành: Xây dựng
Vốn điều lệ: 415,000,000,000 đồng
Sàn giao dịch: HOSE
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 41,500,000 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 39,500,000 cổ phiếu
CID – Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Cơ sở Hạ tầng
Công ty CP Xây dựng và Phát triển Cơ sở Hạ tầng được thành lập ngày 28/05/1999 theo Quyết định của UBND thành phố Hải Phòng về việc chuyển Xí nghiệp Xây dựng tổng hợp thành Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
Ngành nghề kinh doanh chính: xây dựng các công trình Công nghiệp, dân dụng, công cộng, cơ sở hạ tầng; tư vấn đầu tư xây dựng; kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và chế xuất; kinh doanh bất động sản…
Ngày 25/03/2003, Công ty phát hành cổ phiếu thưởng từ lợi nhuận giữ lại và phát hành thêm cổ phần tăng vốn điều lệ lên 5.410.000.000 đồng, đăng ký thêm các ngành nghề: Xây dựng và cải tạo lưới điện cao, hạ thế đến điện áp 35KV, kinh doanh bất động sản và khu công nghiệp, sản xuất kết cấu thép, tư vấn đầu tư xây dựng và giám sát công trình, và tổng số lao động của Công ty hiện nay là 210 người.
Thông tin cổ phiếu
Nhóm ngành: Xây dựng
Vốn điều lệ: 10,820,000,000 đồng
Sàn giao dịch: Upcom
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 1,082,000 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 971,100 cổ phiếu
CII – Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật T.P Hồ Chí Minh
Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (CII) được thành lập vào cuối năm 2001 với 3 cổ đông sáng lập là Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị TPHCM (HFIU), nay là Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. HCM (HFIC), Công ty Sản xuất Kinh doanh Thương và Dịch vụ XNK Thanh Niên Xung Phong TPHCM (VYC) và Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ TP. HCM (INVESCO).
Doanh nghiệp hoạt động với 4 mảng đó là cầu đường, bất động sản, nước, xây dựng và dịch vụ. Doanh nghiệp chuyên triển khai các dự án cầu đường PT và BOT để đổi lấy thu phí hoặc đất quy hoạch.
Thông tin cổ phiếu
Nhóm ngành: Phát triển Hạ tầng giao thông
Sàn giao dịch: HOSE
Vốn điều lệ: 2,833,047,710,000 đồng
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 283,304,771 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 239,070,094 cổ phiếu.
Xem thêm: Triển vọng tăng trưởng của cổ phiếu ngành thủy sản
HHV – CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả
Công ty cổ phần Quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân tiền thân là Xưởng Thống Nhất trực thuộc Ban Xây Dựng 67. Ngày 02/01/2014, Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP. Ngày 24/11/2015, cổ phiếu của công ty được chấp thuận đăng ký giao dịch lần đầu trên UPCOM với mã HHV. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là quản lý, khai thác, bảo trì hầm đường bộ Hải Vân; quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng các tuyến quốc lộ được giao. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định: chuyên chở mô tô, xe máy, xe đạp cùng người điều khiển phương tiện đó và người đi bộ qua hầm đường bộ Hải Vân bằng phương tiện chuyên dùng.
Thông tin cổ phiếu
Nhóm ngành: Xây dựng
Sàn giao dịch: HOSE
Vốn điều lệ: 2,673,840,900,000 đồng
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 267,384,090 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 267,384,090 cổ phiếu
IDV – Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc
Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc được thành lập ngày 16/06/2003. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là: Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, nhà ở; Kinh doanh bất động sản; Kinh doanh các dịch vụ du lịch; Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi; Sản xuất và mua bán cây xanh…
Thông tin cổ phiếu
Nhóm ngành: Khu công nghiệp
Vốn điều lệ: 210,234,500,000 đồng
Sàn giao dịch: HNX
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 21,023,450 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 21,023,450 cổ phiếu
HTI – Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng IDICO
Tổng công ty IDICO – CTCP được thành lập năm 2000 với xuất phát là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển khu công nghiệp, thủy điện, giao thông, nhà ở và đô thị, thi công xây lắp. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, đến nay IDICO đã trở thành một tập đoàn vững mạnh hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với mã chứng khoán IDC. Vốn điều lệ công ty với quy mô 3.000 tỷ đồng, vốn hóa thị trường đạt trên 1 tỷ đô la vào tháng 11/2021, tổng tài sản tăng 20 lần với con số trên 14.000 tỷ đồng, doanh thu hàng năm 5.000 tỷ đồng và lợi nhuận gần 600 tỷ đồng. IDICO hiện có 22 công ty con và công ty liên kết có mặt trên cả nước với hơn 5.000 nhân viên với quản lý cao, kinh nghiệm chuyên môn và kinh nghiệm.
Thông tin cổ phiếu
Nhóm ngành: Phát triển Hạ tầng giao thông
Sàn giao dịch: HOSE
Vốn điều lệ: 249,492,000,000 đồng
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 24,949,200 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 24,949,200 cổ phiếu
Vậy trên đây là những thông tin về việc phát triển cơ sở hạ tầng nước ta, cùng với đó là thông tin một số mã cổ phiếu trong ngành mà nhà đầu tư có thể tham khảo nếu muốn đầu tư vào ngành xây dựng hạ tầng. Hy vọng với chia sẻ trên bạn đọc có thể biết thêm thông tin về ngành này. Chúc các bạn đầu tư thành công.
Xem thêm: